KỶ NIỆM 40 NĂM CUỘC CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC (17.2.1979 - 17.2.2019)

40 năm thờ chồng liệt sĩ, một mình chống ung thư

Thùy Linh |

40 năm đã trôi qua, nhưng ký ức về người chồng anh hùng vẫn chưa phai mờ trong tâm trí bà Trần Thị Hưng (xã Hồng Vân, huyện Ân Thi, Hưng Yên)- vợ liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Đỗ Sỹ Họa.

7 năm lấy nhau, chỉ ở bên nhau vài tháng

Đại tá Nguyễn Thanh Sơn- Phó trưởng Phòng Chính sách- Cục Chính trị (Bộ đội Biên phòng) kể lại: Liệt sĩ Đỗ Sỹ Hoạ là Thượng uý, đồn phó Quân sự, Đồn 209 Công an Nhân dân Vũ trang Quảng Ninh (nay là đồn Pò Hèn, địa bàn xã Hải Sơn, TP. Móng Cái, BĐBP tỉnh Quảng Ninh).

Liệt sĩ Họa hi sinh đúng ngày 17.2.1979 trong trận chiến đấu ác liệt tại đồn biên phòng Pò Hèn. Đến ngày 20.12.1979, liệt sĩ được truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND, là một trong 90 anh hùng của lực lượng Biên phòng qua các thời kỳ. Hiện nay, mộ phần của liệt sĩ Họa đang yên vị tại nghĩa trang liệt sĩ xã Hồng Vân, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.

Chúng tôi tìm đến với những người thân của gia đình liệt sĩ Đỗ Sỹ Họa- người anh hùng đồn Pò Hèn năm xưa. Bà Trần Thị Hưng- vợ của liệt sĩ Họa năm nay đã gần 70 tuổi. 40 năm qua, bà Hưng ở vậy thờ chồng. Quãng thời gian quá ngắn ngủi được sống cùng với chồng và quãng thời gian 40 năm đằng đẵng từ ngày ông hi sinh đã lấy đi nhiều ký ức về người chồng của mình nhưng những cuộc nói chuyện ngắn ngủi mỗi lần ông về thăm quê vẫn hiện lên mồn một. 

"7 năm lấy nhau, thời gian chúng tôi ở bên nhau chỉ tính bằng mấy tháng. Ông ấy đi triền miên, rồi hi sinh, để lại tôi một thân một mình. Bây giờ, những kỷ niệm đẹp chỉ còn lại trong ký ức"- bà Hưng rưng rưng hồi tưởng lại những kỉ niệm về người chồng đã hi sinh.

Trước lúc khi hi sinh khoảng 2 tháng, liệt sĩ Họa có về thăm nhà. Bà Hưng nhớ lại: "Ông ấy dặn tôi, bao giờ lo hết việc nước rồi mới về lo việc nhà. Tôi nói đùa: việc nhà phải lo trước. Thế là ông ấy bảo: Ra ngoài nói nhiều người nghe mà về nhà nói vợ không nghe? Tôi cười bảo: Nói phải thì người ta nghe chứ nói trái thì ai nghe? Ông ấy bảo: Anh mà đã dặn thì không có trái".

Ở nhà được mấy ngày, ông lại dặn bà: "Đợt này biên giới khó khăn lắm, anh đi đợt này không biết sống chết như thế nào". Thế rồi, ông ra đi. Và đó là chuyến về thăm nhà, thăm quê cuối cùng của liệt sĩ Họa.

Ngày ông hi sinh, bà Hưng còn nhớ: "Bỗng một hôm, loa đài của xã thông báo rằng đồng chí Đỗ Sỹ Họa, ở xóm này, thôn này... hi sinh rồi. Thế là tôi bàng hoàng, ôi trời ơi, đúng ông nhà tôi rồi. Chỉ biết ngồi mà khóc".

Tổng Biên tập Báo Lao Động thăm hỏi, động viên thân nhân liệt sĩ- AHLLVTND Đỗ Sỹ Hòa. Ảnh: Thùy Linh
Lãnh đạo Báo Lao Động thăm hỏi, động viên thân nhân liệt sĩ- AHLLVTND Đỗ Sỹ Hoạ. Ảnh: Thùy Linh

Chiến đấu với căn bệnh ung thư

Hiện nay, cuộc sống của bà Hưng trôi qua trong bệnh tật, neo đơn. Căn bệnh ung thư vú đã hành hạ bà Hưng hơn chục năm nay. Hiện giờ, ung thư đã di căn xương, phổi. Hàng tháng, bà Hưng vẫn thường xuyên phải khăn gói lên Hà Nội điều trị tại Bệnh viện K Trung ương.

Sau khi chồng hi sinh, bà Hưng có xin một cô con gái, hiện đang làm hợp đồng tại một bệnh viện tư tại Hà Nội với mức lương 4 triệu/tháng. Cô con gái làm xa, bà Hưng một mình chống chọi với bệnh tật trong căn nhà nhỏ tại xã Hồng Vân. Bà Hưng cũng không thể lao động kiếm sống mà chỉ trông chờ vào đồng lương trợ cấp vợ liệt sĩ ít ỏi để sống qua ngày.

Cô con gái cũng đang bị bệnh, hiện đang nằm điều trị tại Bệnh viện Nội tiết TƯ. Đến đợt điều trị ung thư, bà Hưng lên Hà Nội cùng con gái, hai mẹ con bấu víu vào nhau, cùng nhau chống chọi bệnh tật.

Niềm an ủi lớn nhất của bà Hưng suốt những năm tháng qua, đó là những lần đơn vị cũ của chồng đón bà về thăm lại chiến trường xưa, nơi liệt sĩ Họa đã ngã xuống. Bức ảnh hiếm hoi còn sót lại chụp liệt sĩ Họa sau khi cưới, lại chính là tấm ảnh thờ. Mỗi lần thắp hương, nhìn bức ảnh, bà Hưng lại không cầm được nước mắt.

Sáng 15.2, tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, lãnh đạo Báo Lao Động cùng đại diện Phòng Chính sách - Cục Chính trị (Bộ đội Biên phòng) đã tới thăm hỏi và tri ân gia đình liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979. Lãnh đạo Báo Lao Động đã thăm hỏi, động viên và tặng một phần quà cùng 50 triệu đồng tiền mặt để hỗ trợ, giúp đỡ bà Hưng vượt qua khó khăn, chiến đấu với căn bệnh ung thư. Bệnh viện Nội tiết TƯ cũng trao tặng 1 phần quà trị giá 1 triệu đồng cho bà Hưng và con gái.

Lãnh đạo Báo Lao Động, đại diện phòng Chính sách- Cục Chính trị biên phòng, đại diện bệnh viện Nội tiết TƯ trao quà cho gia đình liệt sĩ Họa. Ảnh: Thùy Linh
Lãnh đạo Báo Lao Động, đại diện phòng Chính sách- Cục Chính trị Biên phòng, đại diện Bệnh viện Nội tiết TƯ trao quà cho gia đình liệt sĩ Họa. Ảnh: Thùy Linh
Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Đi tìm những liệt sĩ ngã xuống tại Vị Xuyên

LÃNG QUÂN |

Đội tìm kiếm hài cốt liệt sĩ trong chiến tranh Biên giới trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã cất bốc nhiều xương cốt ở các hang núi. Hang này hai bộ, hang này 5 bộ, chỗ kia 10 hài cốt hòa lẫn với nhau nên phải quy tập thành một mộ tập thể ở Nghĩa trang Quốc gia Vị Xuyên. Riêng ở mặt trận Hà Tuyên này, ước tính, vẫn có hàng nghìn bộ hài cốt với nhiều thuốc nổ, đạn pháo, bom mìn ở chung trên các dãy núi bi tráng của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại năm 1979 - 1989.

Bàn giao Cổng TTĐT liệt sĩ, mộ liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ

N.N |

Sau nửa năm chính thức đi vào hoạt động, sáng ngày 24.1, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) đã bàn giao Cổng thông tin điện tử liệt sĩ, mộ liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ cho Bộ LĐTBXH.

Vị Xuyên - nước mắt và những khoảng lặng vô hình

Giang Thùy Linh |

Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc hơn 30 năm trước, hàng ngàn chiến sĩ đã “da ngựa bọc xương” nơi chiến trường hoang lạnh, chưa có tượng đài, không nhà tưởng niệm, thậm chí nhiều người không được “hưởng” lấy một nén hương của người thân, đồng đội, bởi hài cốt các anh vẫn nằm đâu đó trên rừng hoang núi thẳm... Đến nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên (Hà Giang) những ngày tháng 7, nhìn đâu cũng thấy nước mắt và những khoảng lặng…

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Đi tìm những liệt sĩ ngã xuống tại Vị Xuyên

LÃNG QUÂN |

Đội tìm kiếm hài cốt liệt sĩ trong chiến tranh Biên giới trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã cất bốc nhiều xương cốt ở các hang núi. Hang này hai bộ, hang này 5 bộ, chỗ kia 10 hài cốt hòa lẫn với nhau nên phải quy tập thành một mộ tập thể ở Nghĩa trang Quốc gia Vị Xuyên. Riêng ở mặt trận Hà Tuyên này, ước tính, vẫn có hàng nghìn bộ hài cốt với nhiều thuốc nổ, đạn pháo, bom mìn ở chung trên các dãy núi bi tráng của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại năm 1979 - 1989.

Bàn giao Cổng TTĐT liệt sĩ, mộ liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ

N.N |

Sau nửa năm chính thức đi vào hoạt động, sáng ngày 24.1, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) đã bàn giao Cổng thông tin điện tử liệt sĩ, mộ liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ cho Bộ LĐTBXH.

Vị Xuyên - nước mắt và những khoảng lặng vô hình

Giang Thùy Linh |

Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc hơn 30 năm trước, hàng ngàn chiến sĩ đã “da ngựa bọc xương” nơi chiến trường hoang lạnh, chưa có tượng đài, không nhà tưởng niệm, thậm chí nhiều người không được “hưởng” lấy một nén hương của người thân, đồng đội, bởi hài cốt các anh vẫn nằm đâu đó trên rừng hoang núi thẳm... Đến nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên (Hà Giang) những ngày tháng 7, nhìn đâu cũng thấy nước mắt và những khoảng lặng…