3 nhóm định hướng lớn phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng

PHẠM ĐÔNG |

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã dự kiến phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng với 3 nhóm định hướng lớn, trong đó có việc phát triển kết cấu hạ tầng vùng, tuyến đường Vành đai 4, Vành đai 5 vùng Thủ đô, tuyến đường sắt tốc độ cao.

Phát triển hành lang kinh tế ven biển

Sáng 20.7, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Hội đồng Điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), chủ trì hội nghị lần thứ nhất của Hội đồng.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng - cho rằng, mặc dù đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của cả nước, nhưng phát triển vùng ĐBSH đã và đang đối mặt với nhiều thách thức và còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém.

Để đạt được các mục tiêu chung cho vùng theo định hướng quy hoạch, từng bước hình thành một thể chế liên kết vùng mạnh, hiệu quả, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị các thành viên Hội đồng và đại biểu tập trung thảo luận vào một số nội dung chủ yếu.

Theo đó, thảo luận và cho ý kiến về một số định hướng quy hoạch phát triển vùng ĐBSH đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã dự kiến phát triển vùng ĐBSH với 3 nhóm định hướng lớn.

Thứ nhất, tổ chức không gian phát triển vùng gắn với 4 hành lang kinh tế, 4 vùng động lực, đô thị và cực tăng trưởng, 2 tiểu vùng kinh tế.

Thứ hai, phát triển 8 ngành, lĩnh vực chủ yếu với trọng tâm là phát triển công nghiệp hiện đại, có lợi thế cạnh tranh của vùng; các ngành dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao về du lịch, công nghệ thông tin, tài chính - ngân hàng, logistics, giáo dục đào tạo, y tế… gắn với phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Thứ ba, phát triển kết cấu hạ tầng vùng, với trọng tâm là phát triển hạ tầng trọng yếu về giao thông kết nối liên vùng, như các tuyến đường bộ cao tốc liên vùng và nội vùng, tuyến đường Vành đai 4, Vành đai 5 vùng Thủ đô, tuyến đường sắt tốc độ cao, hạ tầng cảng biển, cảng hàng không…

Tập trung phát triển hành lang kinh tế ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình gắn với các tuyến cao tốc, đường ven biển để hình thành các khu công nghiệp - đô thị hiện đại.

Tập trung giải quyết căn bản các vấn đề môi trường, nhất là rác thải, khí thải, ô nhiễm tại các dòng sông, tình trạng ngập úng ở Hà Nội, Hải Phòng và các đô thị lớn.

Quy hoạch và có cơ chế, chính sách để di chuyển, xây dựng mới các bệnh viện, trường đại học tại các địa phương lân cận để giảm tải áp lực đối với hạ tầng xã hội, ùn tắc giao thông tại Hà Nội.

Đại diện các địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng tham dự hội nghị. Ảnh: VGP
Đại diện các địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng tham dự hội nghị. Ảnh: VGP

Nghiên cứu đề xuất các cơ chế đặc thù cho vùng

Tập trung phát triển vùng ĐBSH trở thành trung tâm khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số hàng đầu của cả nước. Kết nối hiệu quả với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia đã được hình thành, gắn với xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo vùng ĐBSH, các khu trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, trí tuệ nhân tạo tại Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam.

Hà Nội sẽ tiếp nhận Khu công nghệ cao Hòa Lạc nên cần nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, chính sách để đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của Khu công nghệ cao gắn với các viện nghiên cứu, trường đại học của thành phố để trở thành trung tâm khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo của vùng.

Nghiên cứu, xây dựng khu công nghệ cao tại Hà Nam theo lộ trình phù hợp, tập trung vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, tự động hóa, công nghệ sinh học.

Tiếp đó, nghiên cứu đề xuất các cơ chế đặc thù cho vùng ĐBSH. Hiện nay, Bộ Tư pháp đang phối hợp với Hà Nội xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) trong đó có 80 chính sách mới, đột phá cho thành phố nhằm phát triển Hà Nội trở thành trung tâm đầu não, chính trị, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ và y tế của vùng.

Đối với vùng, đề nghị nghiên cứu một số cơ chế, chính sách tập trung vào một số lĩnh vực.

Có thể kể đến như: Phát triển hạ tầng giao thông hiện đại (đường cao tốc, đường sắt đô thị), logistics, dịch vụ hậu cần cảng biển, khu thương mại tự do gắn với hệ thống cảng biển; quản lý xây dựng và phát triển hạ tầng đô thị thông minh và bảo vệ môi trường; đẩy mạnh phát triển khoa học - công nghệ và chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồng

PHẠM ĐÔNG |

Sáng 20.7, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Hội đồng Điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng, chủ trì hội nghị lần thứ nhất của Hội đồng.

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông làm Phó Chủ tịch Hội đồng Điều phối 2 vùng

PHẠM ĐÔNG |

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông được phân công bổ sung làm Phó Chủ tịch Hội đồng Điều phối vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng Sông Hồng.

Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 11.7.2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các Quyết định 824/QĐ-TTg, 825/QĐ-TTg, 826/QĐ-TTg, 827/QĐ-TTg thành lập Hội đồng điều phối vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, vùng Đông Nam Bộ, vùng đồng bằng Sông Hồng và vùng Tây Nguyên.

Tiết lộ lý do 3 phụ nữ bị nhốt, xích chân trong căn nhà ở Bảo Lộc

Hữu Long |

Lâm Đồng - Chính quyền TP Bảo Lộc đã lập đoàn công tác đến kiểm tra tin báo về việc 3 người phụ nữ bị nhốt, xích chân trong một căn nhà.

Mò mẫm trên những con đường "không ánh sáng" tại Thủ đô

Linh Trang - Hải Danh |

Theo ghi nhận, dọc theo các con đường, tuyến phố như Hoàng Đôn Hòa, Hà Trì, Nông Quốc Chấn,... (Hà Đông, Hà Nội) nhiều người dân đang phải sống trong cảnh tối tăm, khốn khổ khi không có đèn đường chiếu sáng công cộng hoặc có nhưng chỉ để “làm cảnh”.

New York Times khen ngợi bước tiến của tuyển nữ Việt Nam

NGUYỄN ĐĂNG |

Trong bài viết dài được đăng tải trên New York Times, cây bút Jere Longman khen ngợi bước tiến mạnh mẽ của tuyển nữ Việt Nam, nhưng ông cũng nhấn mạnh thách thức vẫn còn đó.

Cuộc sống làng chài chân thủy điện Hòa Bình sau chuỗi ngày lao đao nước cạn

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Cuộc sống ở làng chài dưới chân thủy điện Hòa Bình đã trở lại bình thường sau những ngày sông Đà cạn nước.

Hi vọng tuyển nữ Việt Nam có bàn thắng lịch sử ở World Cup 2023

NHÓM PV |

Ngày 22.7, đội tuyển nữ Việt Nam sẽ chính thức bước vào tranh tài tại World Cup 2023. Đó là vinh dự, sự tự hào và cũng đầy những trải nghiệm mới mẻ. Chương trình Góc nhìn thể thao số 120 sẽ cùng cựu tuyển thủ Văn Thị Thanh có những chia sẻ thêm về cột mốc lịch sử này.

Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồng

PHẠM ĐÔNG |

Sáng 20.7, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Hội đồng Điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng, chủ trì hội nghị lần thứ nhất của Hội đồng.

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông làm Phó Chủ tịch Hội đồng Điều phối 2 vùng

PHẠM ĐÔNG |

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông được phân công bổ sung làm Phó Chủ tịch Hội đồng Điều phối vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng Sông Hồng.

Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 11.7.2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các Quyết định 824/QĐ-TTg, 825/QĐ-TTg, 826/QĐ-TTg, 827/QĐ-TTg thành lập Hội đồng điều phối vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, vùng Đông Nam Bộ, vùng đồng bằng Sông Hồng và vùng Tây Nguyên.