2 kịch bản phát triển kinh tế mới sau đại dịch COVID-19 tại Việt Nam là gì?

Vương Trần |

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ dự kiến 2 kịch bản về tăng trưởng kinh tế sau đại dịch COVID-19.

Sáng 15.5, tiếp tục phiên họp 45, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến báo cáo đánh giá tình hình triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, bước vào năm 2020, dịch COVID-19 bùng phát, ảnh hưởng toàn cầu, tác động đến mọi khía cạnh của đời sống kinh tế, xã hội và hành vi, thói quen sinh hoạt của người dân trên toàn thế giới.

Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta có độ mở lớn, kết quả phát triển kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm 2020 cho thấy nền kinh tế cũng bị ảnh hưởng hết sức nặng nề.

Quý I năm 2020, tăng trưởng GDP đạt thấp, trong đó tất cả các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đều bị tác động và giảm. Nhiều lao động bị cắt giảm, mất việc làm, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thấp kỷ lục trong 10 năm qua. Tỷ lệ thiếu việc làm tăng cao nhất trong 5 năm trở lại đây, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng.

Về quan hệ đối ngoại của Việt Nam được tăng cường nhờ các nỗ lực hợp tác quốc tế để đối phó với dịch COVID-19 và đã được đánh giá cao; quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia dự báo có một số điểm sáng.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng cho rằng, đại dịch COVID-19 dẫn đến xu hướng gia tăng cạnh tranh giữa Việt Nam - Trung Quốc do xu hướng các nước dịch chuyển hoạt động từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Về kịch bản tăng trưởng kinh tế sau đại dịch COVID-19, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ dự kiến 2 kịch bản về tăng trưởng kinh tế.

Với kịch bản 1, thời gian Việt Nam đã cơ bản khống chế và kiểm soát dịch từ nửa cuối tháng 4.2020 và các quốc gia là đối tác thương mại, đầu tư quan trọng với Việt Nam trong Quý III/2020.

Theo đó dự kiến GDP tăng khoảng 4,4-5,2% so với năm 2019 (thấp hơn 1,6-2,4 điểm phần trăm so với mục tiêu đề ra).

Kịch bản 2 đặt ra thời gian Việt Nam đã cơ bản khống chế và kiểm soát dịch từ nửa cuối tháng 4.2020 và các quốc gia là đối tác thương mại, đầu tư quan trọng với Việt Nam trong Quý IV/2020.

Theo đó dự kiến GDP tăng khoảng 3,6-4,4% so với năm 2019 (thấp hơn 2,4-3,2 điểm phần trăm so với mục tiêu đề ra).

“Cuộc khủng hoảng dịch tễ COVID-19 hiện nay không xuất phát từ khó khăn, yếu kém trong hệ thống tài chính, tiền tệ khu vực và thế giới mà từ yếu tố khách quan, nhưng tác động và phạm vi ảnh hưởng nặng nề, mạnh mẽ hơn nhiều so với các cuộc khủng hoảng trước đây” – ông Nguyễn Chí Dũng nói.

Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh. Ảnh Quochoi.vn
Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh. Ảnh Quochoi.vn

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, Thường trực Ủy ban Kinh tế đánh giá cao những nỗ lực và hiệu quả từ các giải pháp mà Chính phủ đã và đang thực hiện.

Uỷ ban này cũng đề nghị trên cơ sở dự báo thời gian khống chế được dịch bệnh và mở cửa lại nền kinh tế của nước ta và trên thế giới, Chính phủ cần chủ động xây dựng các kịch bản phát triển kinh tế - xã hội trong ngắn hạn, dài hạn; đánh giá lại các chỉ tiêu, các cân đối lớn của nền kinh tế cho cả năm 2020 và cho cả giai đoạn 2016-2020.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Nóng nhất hôm nay: WHO nói về vai trò chợ Vũ Hán trong đại dịch COVID-19

DUNG HÀ |

WHO nói về chợ Vũ Hán trong đại dịch COVID-19; Bang đầu tiên của Mỹ quyết định cho phép cử tri bỏ phiếu qua thư; Địa điểm duy nhất trên thế giới miễn nhiễm với COVID-19... là những tin tức quốc tế đáng chú ý ngày 9.5.

5 giải pháp đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua đại dịch COVID-19

Vũ Long |

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đề xuất 5 giải pháp đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua đại dịch COVID-19, vực dậy hệ thống sản xuất, kinh doanh.

Nghiên cứu mới công bố thời điểm kết thúc đại dịch COVID-19

Thanh Hà |

Đại dịch COVID-19 có khả năng sẽ kéo dài khoảng chừng 2 năm và sẽ không thể kiểm soát cho tới khi 2/3 dân số thế giới miễn dịch, một nhóm chuyên gia công bố trong báo cáo.

Bộ Tài chính nói gì về gói lãi suất 2% chậm giải ngân

Trà My |

Việc giải ngân gói 40.000 tỉ đồng hỗ trợ lãi suất 2% đến nay kết quả chưa được như kì vọng. Bộ Tài chính nói gì về đề xuất điều chuyển nguồn gói vay hỗ trợ lãi suất này sang chương trình cho vay giải ngân qua Ngân hàng Chính sách xã hội?

Giờ thứ 9: Giả điên - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Dường như mối tình đầu luôn là mối tình đẹp nhất, để lại nhiều dư vị ngọt ngào nhất của tuổi trẻ. Nhưng mối tình đầu cũng luôn buồn nhất và nhiều chia ly nhất. Chắc hẳn, đó sẽ là mối tình không bao giờ quên được vì nó chính là những rung động đầu tiên đối với mỗi người. Và sẽ chẳng có ai tin rằng, có những người chia tay mối tình đầu sau vài chục năm xa cách, lại có thể quay trở về chung sống với nhau thật hạnh phúc.

Tài chính thông minh: Đầu tư gì với 30 triệu đồng tiết kiệm mỗi tháng?

Nhóm PV |

Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) lần này, Ths Ngô Thành Huấn - Giám đốc Khối tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ giải đáp thắc mắc của độc giả về câu hỏi tiết kiệm từ 10 - 30 triệu đồng/tháng thì nên đầu tư vào đâu.

Người trẻ mang mùa xuân đến với người vô gia cư

THUỲ DƯƠNG - THIỆN NHÂN |

Đêm muộn cuối năm, trong cái lạnh tê tái của mùa đông khi đa số mọi người đang trở về quê ăn tết, sum vầy với gia đình thì các đoàn thiện nguyện cũng bắt đầu hành trình mang tết đến cho những cụ ông cụ bà vô gia cư.

Cảnh màn trời chiếu đất của tiểu thương vượt hàng trăm km lên TPHCM bán hoa

Chân Phúc |

Mang cây kiểng, hoa các loại từ mọi miền đất nước vào TPHCM để bán trong dịp Tết, khi màn đêm xuống, khách không còn, những tiểu thương phải nghỉ tạm trên những chiếc võng, lều dựng tạm, mong chờ sớm ngày bán hết hoa Tết để về quê sum họp cùng gia đình.

Nóng nhất hôm nay: WHO nói về vai trò chợ Vũ Hán trong đại dịch COVID-19

DUNG HÀ |

WHO nói về chợ Vũ Hán trong đại dịch COVID-19; Bang đầu tiên của Mỹ quyết định cho phép cử tri bỏ phiếu qua thư; Địa điểm duy nhất trên thế giới miễn nhiễm với COVID-19... là những tin tức quốc tế đáng chú ý ngày 9.5.

5 giải pháp đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua đại dịch COVID-19

Vũ Long |

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đề xuất 5 giải pháp đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua đại dịch COVID-19, vực dậy hệ thống sản xuất, kinh doanh.

Nghiên cứu mới công bố thời điểm kết thúc đại dịch COVID-19

Thanh Hà |

Đại dịch COVID-19 có khả năng sẽ kéo dài khoảng chừng 2 năm và sẽ không thể kiểm soát cho tới khi 2/3 dân số thế giới miễn dịch, một nhóm chuyên gia công bố trong báo cáo.