11 nhiệm vụ nhằm thể chế hóa chỉ đạo của Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hoá

Ái Vân |

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11.2021 diễn ra tối 2.12, Thứ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao Du lịch (VHTTDL) Đoàn Văn Việt đã nêu 11 nhiệm vụ cụ thể nhằm thể chế hóa các nhiệm vụ, giải pháp được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề ra tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc.

Theo Thứ trưởng Đoàn Văn Việt, để cụ thể hóa kết luận của Tổng Bí thư, căn cứ trên Nghị quyết Đại hội Đảng khóa XIII về văn hóa, Bộ VHTTDL sẽ tuyên truyền nâng cao nhận thức về văn hóa.

Trong đó khẳng định đóng góp của văn hóa đối với kinh tế xã hội, hội nhập quốc tế… để văn hóa thực sự đứng ngang hàng với kinh tế, chính trị. 

Thứ hai, Bộ sẽ tham mưu để hoàn thiện thể chế, chính sách cũng như khuôn khổ pháp lý hợp lý, các bộ luật quan trọng như Luật về Di sản văn hóa, Nghệ thuật biểu diễn khai thác, khuyến khích sáng tạo đội ngũ văn nghệ sĩ, các tổ chức

Thứ ba là xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện trong đó xây dựng môi trường văn hóa. Ở đây có nội dung quan trọng đó là Bộ sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan để xây dựng Hệ giá trị văn hóa của con người Việt Nam trong giai đoạn mới.

Nhiệm vụ thứ tư là tập trung xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh để tạo động lực phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế. Trong nội dung này, Bộ sẽ tập trung tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ văn hóa, qua đó để xây dựng bộ tiêu chí về chỉ số văn hóa quốc gia hướng tới sự phát triển bền vững.

Nội dung thứ năm là nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động văn hóa. Đây là nhu cầu lớn của người dân, do vậy, cần tập trung xây dựng sức mạnh mềm, thương hiệu để phát huy vai trò văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thứ sáu là bảo vệ phát huy các giá trị di sản văn hóa của dân tộc. Theo đó, Bộ sẽ xây dựng chương trình, các dữ liệu lớn về văn hóa nghệ thuật, di sản văn hóa các dân tộc của chúng ta. Cùng đó là nâng cấp, khai thác có hiệu quả văn hóa, di sản văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc của Việt Nam phù hợp yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Thứ bảy là hoàn thiện cơ chế thị trường trong lĩnh vực văn hóa. Trong đó, ưu tiên phát triển một số ngành trong công nghiệp văn hóa. Đây là nội dung quan trọng, cần tập trung xây dựng chiến lược về phát triển công nghiệp văn hóa. Trong đó, nêu được lợi thế, nội dung phù hợp của công nghiệp văn hóa Việt Nam so với thế giới.

Thứ tám là chủ động hội nhập, tăng cường hợp tác giao lưu quốc tế về văn hóa. Cần xây dựng đề án, quảng bá các tác phẩm nghệ thuật của chúng ta, Chiến lược phát triển Văn hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng như xúc tiến một số trung tâm văn hóa tại các quốc gia như Hàn Quốc, Pháp, Nga…

Thứ chín là tạo bước đột phá trong phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Theo đó, cần tập trung vào thế mạnh như Trường đào tạo văn nghệ sĩ…

Thứ mười là quan tâm phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa.

Và cuối cùng là tập trung phát huy hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực văn hóa.

Ái Vân
TIN LIÊN QUAN

"Giai điệu kết nối" chào mừng thành công Hội nghị Văn hoá toàn quốc

Hải Minh |

Vào 22h00 ngày 28.11 trên kênh VTV1, sẽ phát sóng chương trình "Giai điệu kết nối" số đặc biệt chào mừng thành công của Hội nghị Văn hoá toàn quốc 2021.

Văn hoá là hồn cốt dân tộc, văn hoá còn thì dân tộc còn

. |

Ngày 24.11, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Văn hoá toàn quốc triển khai Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự và có bài phát biểu quan trọng. Báo Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư.

Hội nghị Văn hoá toàn quốc năm 2021: Tiếp mạch nguồn “văn hoá soi đường cho quốc dân đi”

VƯƠNG TRẦN - MAI HƯƠNG |

Hôm nay (24.11), tại Hà Nội, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Sau 75 năm, kế thừa những tinh hoa đã đúc rút được từ hai Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 1946, 1948, Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021 được kỳ vọng sẽ nối tiếp mạch nguồn “văn hóa soi đường cho quốc dân đi”.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

"Giai điệu kết nối" chào mừng thành công Hội nghị Văn hoá toàn quốc

Hải Minh |

Vào 22h00 ngày 28.11 trên kênh VTV1, sẽ phát sóng chương trình "Giai điệu kết nối" số đặc biệt chào mừng thành công của Hội nghị Văn hoá toàn quốc 2021.

Văn hoá là hồn cốt dân tộc, văn hoá còn thì dân tộc còn

. |

Ngày 24.11, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Văn hoá toàn quốc triển khai Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự và có bài phát biểu quan trọng. Báo Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư.

Hội nghị Văn hoá toàn quốc năm 2021: Tiếp mạch nguồn “văn hoá soi đường cho quốc dân đi”

VƯƠNG TRẦN - MAI HƯƠNG |

Hôm nay (24.11), tại Hà Nội, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Sau 75 năm, kế thừa những tinh hoa đã đúc rút được từ hai Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 1946, 1948, Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021 được kỳ vọng sẽ nối tiếp mạch nguồn “văn hóa soi đường cho quốc dân đi”.