10 năm, hơn 3.000 bức thư thời chiến tranh

Quỳnh Chi |

Anh Bùi Vĩnh Ngọc (Vạn Phúc - Hà Đông - Hà Nội), cán bộ Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD3 là người đang sưu tầm và sở hữu hàng nghìn hiện vật chiến tranh. Trong bộ sưu tập cá nhân khá đồ sộ, anh dành tình cảm và sự trân quý đặc biệt cho nhóm kỷ vật rất đặc biệt: Hàng nghìn bức thư của đôi tình nhân, sau là đôi vợ chồng, gửi cho nhau trong quãng thời gian 10 năm: 1965 - 1975.

Cơ duyên vàng

Anh Ngọc đến với thú sưu tập sách từ năm 2003, ở tuổi 26. Khởi đầu là sách, sau này anh bị cuốn theo nhiều "món" khác như xe cổ, nhật ký, hồi ký, bản thảo tác phẩm báo chí trong chiến tranh...

Dù sở hữu hàng nghìn hiện vật, nhưng với anh Ngọc, cơ duyên sở hữu hàng nghìn bức thư của đôi vợ chồng người Hà Nội trong những năm chiến tranh là "cơ duyên vàng". "Tôi không thể hình dung nổi trong 10 năm đất nước còn chiến tranh, điều kiện gian khó, thiếu thốn đủ đường, đôi tình nhân, sau này thành đôi vợ chồng, có thể gửi cho nhau thư từ qua lại nhiều như thế. Mỗi lá thư chất chứa bao nhiêu yêu thương, nhung nhớ, lo lắng, trăn trở... Nhưng trên hết là tình yêu vô bờ bến họ dành cho nhau, tình yêu vượt lên tất cả thiếu thốn, cách xa... thời gian khó. Vài lá thư từng đọc, tôi không dám đọc hết vì quá xúc động, rưng rưng nước mắt..." - anh Ngọc chia sẻ.

Một phần trong kho kỷ vật hàng nghìn bức thư.
Một phần trong kho kỷ vật hàng nghìn bức thư.
Một phần trong kho kỷ vật hàng nghìn bức thư.
Một phần trong kho kỷ vật hàng nghìn bức thư.

Lớn lên trong gia đình có nhiều người yêu sách, nên từ bé anh Ngọc đã có hứng thú với sách vở. Việc sưu tầm hàng nghìn cuốn sách cũ lấy đi của anh nhiều thời gian, tiền bạc, tâm sức. Quá trình sưu tầm đó, anh được gặp gỡ, giao lưu, kết thân với nhiều anh em bạn bè "trong giới". Khoảng chục năm trước, tình cờ anh được biết có bộ thư tay "khủng" của đôi vợ chồng người Hà Nội. Anh quyết tâm mua bằng được. Tuy nhiên, việc "tự nhiên xông vào" để hỏi mua hàng nghìn bức thư là điều không thể. "Tôi biết một kỷ vật vô giá như vậy, vấn đề không nằm ở tiền" - anh Ngọc cho hay.

Sau nhiều kỳ công với sự hỗ trợ của bạn bè, mất vài tháng thuyết phục, năm 2010, kho kỷ vật hơn 3.000 bức thư đến tay anh Ngọc. Thời điểm đó, anh mua được với giá hơn 20 triệu đồng. Sau khi sở hữu, anh cẩn thận bọc gói từng bức thư, lưu giữ theo nhóm: Cụm thời gian, cụm tem, cụm mẫu phong bì... Điều đáng ngạc nhiên hơn cả, theo anh Ngọc, ngoài hàng nghìn bức thư tay, kho kỷ vật này còn có hàng trăm bưu thiếp, bưu ảnh, sổ tiết kiệm, thiếp mời đám cưới, vé xem phim ở Rạp Công nhân, giấy nghỉ phép... của chính chủ nhân của chúng. Sau hơn nửa thế kỷ, đến nay, những kỷ vật dù đã ố màu thời gian vẫn vẹn nguyên hình hài, câu chữ.

Những ân tình không bút mực nào đong đếm...

Nếu có cơ duyên được đọc thư của hai "nhân vật chính": Ông Hải - bà My, hậu thế sẽ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Điều đầu tiên là nét chữ viết tay của đôi vợ chồng khá giống nhau. Ngoài ra, không một lá thư nào không được bắt đầu bằng những dòng chữ yêu thương: "Em My xa nhớ nhiều của anh/Em My yêu thương của anh", "Anh Hải yêu quý nhất của em/Anh Hải của em, người yêu quý của trái tim em"... Mỗi dòng thư chất chứa yêu thương của đôi tình nhân, đôi chồng vợ.

Anh Bùi Vĩnh Ngọc trao đổi với tác giả.
Anh Bùi Vĩnh Ngọc trao đổi với tác giả.

Ngoài tình cảm lứa đôi, những câu chữ mộc mạc kể về cuộc sống trong giai đoạn khó khăn, xa cách đôi khi khiến người đọc như nghẹn cả trái tim. Vì cùng là quân nhân, cùng đi qua nhiều vùng đất, đôi vợ chồng Hải - My càng thấu hiểu sự cách xa, cái giá của hạnh phúc, đoàn viên và luôn dành cho nhau sự yêu thương tuyệt đối, tin tưởng tuyệt đối. Họ càng trân quý và trông chờ ngày đất nước đoàn viên để hạnh phúc được viên mãn, vẹn tròn.

Cặp đôi Hải - My bắt đầu gửi thư cho nhau từ năm 1965, đến 1975 thì kết thúc. Trong 10 năm đó, hơn 3.000 bức thư đều đặn đến tay người được nhận. Trong quá trình đó, mỗi giai đoạn lại có hòm thư khác nhau, có lẽ cả ông Hải, bà My đều di chuyển theo sự phân công của đơn vị, của tổ chức, nên những cánh thư yêu cũng lang thang khắp miền... Theo những thông tin chúng tôi đọc thoáng qua, khoảng năm 1970, hai người cưới nhau. Năm 1971, họ sinh 1 người con gái. Từ năm 1975 không thấy thư từ, có lẽ, họ đã được đoàn viên hạnh phúc.

Nâng niu trên tay bức thư có con tem hiếm - "binh sĩ lá mạ", anh Ngọc cho hay, giá thị trường của con tem có thể lên tới 20 triệu đồng. Những con tem càng phát hành ít thì càng đắt. "Thị trường sưu tầm sau này rất ít, độc bản hoặc không còn tìm thấy... Có con tem cực hiếm do bom, mìn cháy... nên với người chơi tem, có những con tem là vô giá. Tem không có thư thì không có giá trị lịch sử. Nhiều người chơi tem không để ý đến thư. Tôi thích chơi kỷ vật chiến tranh nên càng quý những con tem đi kèm thư, chúng thực sự quý. Tôi không có ý định bán lại dù rất nhiều người chơi tem có số má đã liên hệ hỏi mua" - anh Ngọc chia sẻ.

Tuy nhiên, với anh Ngọc, con tem chỉ là một phần giá trị, điều anh sung sướng hơn cả là toàn bộ hơn 3.000 bức thư của đôi vợ chồng Hải - My đều vẹn nguyên qua năm tháng. "Đây là những bức thư được gìn giữ, trân trọng đặc biệt, nếu chỉ xem qua người ta dễ có cảm giác như thư chưa bóc vì quá vuông vắn, đẹp đẽ. Tôi từng gặp nhiều con tem quý bị rách do xé ẩu, thậm chí rách cả thư bên trong, nêm khi ngắm nhìn những lá thư này, thực sự rất xúc động và trân trọng. Nhiều bức thư tôi đọc nửa chừng rồi bỏ lại, vì quá xúc động với những lời lẽ yêu thương, an ủi..." - anh Ngọc kể.

Một phần trong kho kỷ vật hàng nghìn bức thư.
Một phần trong kho kỷ vật hàng nghìn bức thư.
Một phần trong kho kỷ vật hàng nghìn bức thư.

Có một điều khiến ai cũng ngạc nhiên, là trong thời kỳ thiếu thốn đủ đường, việc tìm kiếm để có được nhiều con tem như vậy cũng là rất kỳ công. Thậm chí giấy bút, bao thư cũng không dễ dàng có được. Đặc biệt, có khoảng thời gian ông Hải, bà My cùng công tác trong đơn vị quân đội, tem thư còn được cấp phát theo tiêu chuẩn, nên để "phục vụ" nhu cầu thư từ qua lại, có thể họ đã phải xin hoặc vay mượn anh em bạn bè, hoặc bằng một cách nào đó mà chúng ta khó có thể hình dung...

Đặc biệt nhất, trân quý nhất là khi xâu chuỗi những bức thư, câu chuyện của đôi tình nhân đã kết thúc có hậu, họ yêu nhau trong cách xa và gian khó, lấy nhau, sinh con... Những trang thư hiện lên như những trang đời, sinh động, ấm áp, đẹp tươi...

Quỳnh Chi
TIN LIÊN QUAN

Chủ tịch Hồ Chí Minh sống cuộc đời thanh bạch qua những kỷ vật bình dị nhất

Tùng Giang - Phạm Đông |

Sinh thời, Bác Hồ đã sống cả cuộc đời thanh bạch từ việc ăn, ở đến vật dụng phục vụ công việc hàng ngày. Những kỷ vật của Bác được trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội) đã toát lên hình ảnh một vị cha già dân tộc bình dị, gần gũi và đầy tính hy sinh.

Những kỷ vật giản dị, gần gũi làm nên sự vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Phạm Đông - Tùng Giang |

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một biểu tượng và là tấm gương cho các thế hệ về nhân cách. Những kỷ vật của Bác toát lên hình ảnh một vị cha già dân tộc sống cuộc đời bình dị, gần gũi, đầy tính hy sinh. Sau mỗi kỷ vật là một câu chuyện xúc động về cuộc đời, đạo đức cao đẹp, nhân cách lớn lao mà bình dị của Bác.

Những kỷ vật vô giá về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Phạm Đông - Vương Trần |

Suốt từ năm 1956 đến nay, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã không ngừng tìm kiếm, sưu tầm để lưu giữ những hiện vật đặc biệt gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Chủ tịch Hồ Chí Minh sống cuộc đời thanh bạch qua những kỷ vật bình dị nhất

Tùng Giang - Phạm Đông |

Sinh thời, Bác Hồ đã sống cả cuộc đời thanh bạch từ việc ăn, ở đến vật dụng phục vụ công việc hàng ngày. Những kỷ vật của Bác được trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội) đã toát lên hình ảnh một vị cha già dân tộc bình dị, gần gũi và đầy tính hy sinh.

Những kỷ vật giản dị, gần gũi làm nên sự vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Phạm Đông - Tùng Giang |

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một biểu tượng và là tấm gương cho các thế hệ về nhân cách. Những kỷ vật của Bác toát lên hình ảnh một vị cha già dân tộc sống cuộc đời bình dị, gần gũi, đầy tính hy sinh. Sau mỗi kỷ vật là một câu chuyện xúc động về cuộc đời, đạo đức cao đẹp, nhân cách lớn lao mà bình dị của Bác.

Những kỷ vật vô giá về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Phạm Đông - Vương Trần |

Suốt từ năm 1956 đến nay, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã không ngừng tìm kiếm, sưu tầm để lưu giữ những hiện vật đặc biệt gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.