WHO dự báo thời điểm kết thúc giai đoạn tệ nhất của COVID-19

Khánh Minh |

Giai đoạn tồi tệ nhất của đại dịch COVID-19 có thể kết thúc vào năm 2022, theo Tổng  Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Chìa khoá chấm dứt đại dịch

Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, giai đoạn cấp tính của đại dịch COVID-19 có thể kết thúc vào năm 2022, sau hai năm kể từ khi bắt đầu bùng phát. Tuy nhiên, việc thoát khỏi cuộc khủng hoảng sẽ phụ thuộc một phần vào việc liệu thế giới có thể tuân thủ “Nghị quyết của Năm mới” toàn cầu là tiêm chủng cho 70% dân số của mọi quốc gia vào đầu tháng 7 hay không.

Tờ SCMP dẫn lời Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói với các phóng viên: “Chấm dứt bất bình đẳng về sức khỏe vẫn là chìa khóa để chấm dứt đại dịch. Đây là thời điểm để vượt lên trên chủ nghĩa dân tộc ngắn hạn và bảo vệ dân số cùng nền kinh tế chống lại các biến thể trong tương lai bằng cách chấm dứt tình trạng bất bình đẳng vaccine toàn cầu".

Lời kêu gọi hành động được đưa ra hai năm sau khi thế giới lần đầu tiên biết đến, vào những ngày cuối cùng của tháng 12 năm 2019, về một căn bệnh bí ẩn lây lan tại thành phố cảng nội địa miền Trung Trung Quốc là Vũ Hán.

Nhân viên y tế xét nghiệm axit nucleic tại Đại học Bách khoa Tây Bắc ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, ngày 21.12.2021. Ảnh: VCG
Nhân viên y tế xét nghiệm axit nucleic tại Đại học Bách khoa Tây Bắc ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, ngày 21.12.2021. Ảnh: VCG

Trong phần bình luận của mình, ông Tedros gợi nhắc về thời điểm đó, khi mọi người trên khắp thế giới tụ tập trong đêm giao thừa và “một mối đe dọa toàn cầu mới xuất hiện”.

“Mặc dù chúng tôi có ít thông tin, nhưng chúng tôi có đủ kinh nghiệm và chuyên môn để biết rằng việc này có vẻ nghiêm trọng” - ông Tedros nói.

Kể từ đó, hơn 284 triệu người trên toàn cầu đã được xác nhận mắc COVID-19 và hơn 5 triệu ca tử vong đã được ghi nhận, theo số liệu của Đại học Johns Hopkins, nhưng con số thực có thể cao hơn nhiều.

Giờ đây, số ca mắc lại tăng vọt - và thậm chí đạt mức cao kỷ lục hàng ngày - ở nhiều nơi trên thế giới, do biến thể Omicron mới có nhiều đột biến cao và biến thể Delta trước đó.

Không giống như trong năm đầu tiên của đại dịch, khi các cộng đồng đã có miễn dịch nhờ vaccine COVID-19 hoặc đã bị nhiễm virus và hồi phục, nhưng WHO vẫn cảnh báo về số ca nhập viện tăng đột biến.

Ông Tedros nói, việc phát triển nhanh chóng các loại vaccine an toàn và hiệu quả kể từ khi bắt đầu đại dịch là một bước tiến khoa học, nhưng việc khắc phục những thất bại trong phân phối vaccine toàn cầu và chính trị đại dịch sẽ rất quan trọng trong năm tới.

“Chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và tích trữ các công cụ y tế - bao gồm khẩu trang, phương pháp điều trị, chẩn đoán và vaccine - của một số ít quốc gia đã làm suy yếu sự công bằng và tạo điều kiện lý tưởng cho sự xuất hiện của các biến thể mới. Thông tin sai lệch, dẫn đến sự do dự về vaccine, giờ đây đang gây hậu quả là số ca tử vong đáng kể do không được tiêm chủng” - người đứng đầu WHO cho biết.

Bất chấp những nỗ lực của WHO và các đối tác nhằm tạo ra một hệ thống phân phối vaccine công bằng trên toàn cầu, các quốc gia giàu có độc quyền về liều lượng trong phần lớn thời gian trong năm, với hơn 90 quốc gia không thể tiêm vaccine dù chỉ 40% dân số của họ vào năm 2021.

185 ngày để về đích

Tổng giám đốc WHO nhấn mạnh, trong năm tới, chương trình nghị sự phải bao gồm việc chia sẻ vaccine “nhanh hơn và công bằng hơn”, hỗ trợ các quốc gia sản xuất và triển khai vaccine cho mọi người, bao gồm cả thông qua các nhóm tiêm chủng lưu động, như những nhóm phòng chống bệnh bại liệt.

“Chia sẻ công nghệ và bí quyết, cũng như từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ xung quanh các công cụ COVID-19 lẽ ra cần sớm thực hiện ngay từ giai đoạn đầu của đại dịch. Nhưng không bao giờ là quá muộn để cùng nhau làm điều đúng đắn” - ông Tedros nói.

Một nhân viên y tế làm việc tại phòng thí nghiệm xét nghiệm axit nucleic ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, ngày 26.12.2021. Ảnh: VCG
Một nhân viên y tế làm việc tại phòng thí nghiệm xét nghiệm axit nucleic ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, ngày 26.12.2021. Ảnh: VCG

"Điều này đặc biệt khẩn cấp do việc triển khai các mũi tiêm tăng cường trên khắp thế giới, một lần nữa có thể hạn chế nguồn cung cấp cho các nước nghèo hơn" - ông Tedros bổ sung.

Người đứng đầu WHO cũng kêu gọi tiến bộ trong việc tìm hiểu nguồn gốc của đại dịch. Ông cho biết điều "cực kỳ quan trọng" là cơ quan mới phụ trách công việc này - Nhóm cố vấn khoa học về nguồn gốc của mầm bệnh mới (Sago) - có thể đạt được tiến bộ "nhanh chóng" về khuôn khổ nghiên cứu nguồn gốc của mầm bệnh, bao gồm coronavirus gây ra COVID-19.

Các nhà lãnh đạo cũng nên hành động “có tham vọng” và nhanh chóng khi họ xây dựng một hiệp định quốc tế, chẳng hạn như hiệp ước, về ngăn chặn, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch - điều mà các quốc gia đã nhất trí tiến hành vào tháng trước.

Ông nói: “Đây là thời điểm để các nhà lãnh đạo gạt bỏ chủ nghĩa dân túy và tư lợi, những thứ đang làm chệch hướng ứng phó COVID-19 và đe dọa làm suy yếu phản ứng đối với căn bệnh X không thể tránh khỏi tiếp theo” - ông Tedros cho hay.

Đối với việc ngăn chặn đại dịch này, đòi hỏi cả các biện pháp y tế công cộng để hạn chế sự lây lan của virus và tiêm chủng - ông Tedros nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đáp ứng thời hạn của mình.

Tổng giám đốc WHO nói: “Chúng ta còn 185 ngày nữa là về đích, đạt được bao phủ vaccine cho 70% dân số thế giới vào đầu tháng 7 năm 2022. Đồng hồ bắt đầu điểm từ bây giờ".

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Phát hiện mới về tác động lâu dài nguy hiểm của COVID-19

Song Minh |

Các nhà khoa học tìm thấy mối liên hệ trực tiếp giữa COVID-19 và suy thận.

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: COVID-19 không phải đại dịch cuối cùng

Khánh Minh |

Nhân Ngày quốc tế phòng chống dịch bệnh 27.12, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres nhấn mạnh rằng, COVID-19 sẽ không phải là đại dịch cuối cùng mà nhân loại phải đối mặt.

WHO: Đại dịch COVID-19 có thể chấm dứt trong năm 2022

Bảo Châu |

Chuyên gia WHO dự báo đại dịch COVID-19 có thể chấm dứt vào năm 2022 nhờ vào vaccine.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Phát hiện mới về tác động lâu dài nguy hiểm của COVID-19

Song Minh |

Các nhà khoa học tìm thấy mối liên hệ trực tiếp giữa COVID-19 và suy thận.

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: COVID-19 không phải đại dịch cuối cùng

Khánh Minh |

Nhân Ngày quốc tế phòng chống dịch bệnh 27.12, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres nhấn mạnh rằng, COVID-19 sẽ không phải là đại dịch cuối cùng mà nhân loại phải đối mặt.

WHO: Đại dịch COVID-19 có thể chấm dứt trong năm 2022

Bảo Châu |

Chuyên gia WHO dự báo đại dịch COVID-19 có thể chấm dứt vào năm 2022 nhờ vào vaccine.