Nga trao quyền cho ông Putin triển khai quân đội ở nước ngoài

Khánh Minh |

Quốc hội Nga đã trao cho Tổng thống Vladimir Putin quyền để triển khai quân đội ở nước ngoài sau khi thảo luận về tình hình ở Donbass, miền Đông Ukraina.

Việc ủy ​​quyền cho Tổng thống Putin sử dụng các lực lượng Nga ở nước ngoài “phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực của luật pháp quốc tế” - RT trích nghị quyết của Thượng viện công bố với báo giới.

Theo RT, tài liệu không áp đặt bất kỳ giới hạn cụ thể nào đối với việc sử dụng quân đội, chỉ nói rằng số lượng quân, cũng như “các lĩnh vực hoạt động, mục tiêu và thời gian lưu trú bên ngoài nước Nga” do tổng thống quyết định “phù hợp với với Hiến pháp”.

Quyết định được đưa ra sau khi Nga công nhận hai nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) và Lugansk (LPR) ly khai ở miền Đông Ukraina.

Cuối ngày 22.2, ông Putin phát biểu với báo giới rằng Nga sẵn sàng hỗ trợ quân sự cho các nước cộng hòa Donbass, nếu được yêu cầu.

“Hôm qua, chúng tôi đã ký các thỏa thuận với DPR và LPR. Chúng bao gồm các điều khoản mà theo đó chúng tôi sẽ hỗ trợ quân sự... Nếu cần thiết, chúng tôi sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình” - ông Putin phát biểu tại Điện Kremlin sau khi hội đàm với người đồng cấp Azerbaijan, Ilham Aliyev.

Trước cuộc bỏ phiếu, đại diện của các ủy ban cho biết ủng hộ việc ủy ​​quyền, đồng thời đề xuất rằng quân đội có thể được gửi đến Donbass với tư cách là lực lượng gìn giữ hòa bình. Bà Valentina Matvienko, Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga (Thượng viện), cho biết lực lượng gìn giữ hoà bình sẽ “tạo điều kiện bình thường cho cuộc sống của người dân và đảm bảo an ninh” ở đó.

Ngay sau khi tuyên bố công nhận DPR và LPR hôm 21.2, ông Putin đã ký các hiệp ước hợp tác và hữu nghị song phương với mỗi nước cộng hòa.

Các hiệp ước đã được cả hai viện của Quốc hội Nga, cũng như các cơ quan lập pháp ở DPR và LPR phê chuẩn hôm 22.2.

Ông Putin giải thích quyết định của mình trong một bài phát biểu trên truyền hình vào cuối ngày, quy trách nhiệm cho Ukraina và nói rằng Kiev đang tìm cách kết thúc cuộc xung đột kéo dài nhiều năm bằng vũ lực thay vì thông qua đàm phán.

Mặc dù các hiệp ước hợp tác và hữu nghị cho phép Nga triển khai quân đội và khí tài quân sự lâu dài đến các địa điểm trên khắp Donbass, nhưng hiện tại, Mátxcơva không có kế hoạch cụ thể để thiết lập các căn cứ tại Donetsk và Lugansk.

Phát biểu với báo giới hôm 22.2, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrey Rudenko giải thích những động thái mà lực lượng vũ trang Nga đang xem xét thực hiện trong khu vực.

“Cho đến nay, chưa có bất kỳ cuộc nói chuyện nào về việc thiết lập các căn cứ. Nhưng nếu cần, chúng tôi sẽ làm mọi thứ cần phải làm. Thỏa thuận quy định điều đó” - ông Rudenko nói.

Theo các điều khoản của thỏa thuận hợp tác và hữu nghị, Nga có thể thiết lập các căn cứ quân sự trên lãnh thổ của Donetsk và Lugansk. Tuy nhiên, Ukraina và nhiều quốc gia phương Tây cáo buộc Mátxcơva đã đưa quân đến khu vực này vào năm 2014 và duy trì sự hiện diện quân sự tại đây kể từ đó. Nhà ngoại giao hàng đầu của EU, Josep Borrell, tuyên bố rằng việc triển khai quân đội Nga đã bắt đầu qua biên giới ngay sau khi quyết định công nhận Donetsk và Lugansk.

Theo RT, các nhà lãnh đạo của vùng Donetsk và Lugansk, Denis Pushilin và Leonid Pasechnik, đã chính thức kêu gọi ông Putin tuyên bố họ là các quốc gia có chủ quyền trong bối cảnh xuất hiện các báo cáo về pháo kích dữ dội giữa hai khu vực ly khai và các lực lượng vũ trang Ukraina. Tuần trước, hai trưởng khu vực thông báo đã bắt đầu sơ tán dân thường sang Nga, với lý do chiến sự gia tăng mạnh và ra lệnh tổng động viên.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Cảnh báo thị trường năng lượng sụp đổ nếu Nga bị trừng phạt

Ngọc Vân |

Thị trường khí đốt và năng lượng thế giới có thể sụp đổ nếu phương Tây trừng phạt ngành năng lượng Nga, theo cảnh báo của Fitch.

Mỹ công bố đợt trừng phạt Nga đầu tiên

Ngọc Vân |

Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố đợt trừng phạt đầu tiên đối với Nga và giới tinh hoa nước này hôm 22.2.

Donetsk và Lugansk phê chuẩn hiệp ước với Nga

Ngọc Vân |

Các nước cộng hòa ly khai Donetsk và Lugansk đã phê chuẩn hiệp ước hữu nghị và tương trợ với Nga, chính thức mở cửa để nhận hỗ trợ quân sự và tài chính.

Thiếu cơ sở dữ liệu, khó đánh thuế bất động sản

ANH HUY |

Theo các chuyên gia, đánh thuế tài sản đối với bất động sản (BĐS) là cần thiết và phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, cần nghiên cứu kỹ và có lộ trình trước khi ban hành, nhất là khi thông tin các giao dịch BĐS vẫn còn mập mờ, thiếu minh bạch.

Cầu thủ Việt Nam xuất ngoại: Không có lộ trình khó thành công

ĐÌNH THẢO (THỰC HIỆN) |

Chuyên gia bóng đá Đoàn Minh Xương khi chứng kiến phong độ đi xuống của tiền vệ Quang Hải, đã chỉ ra khó khăn cho cầu thủ Việt Nam khi xuất ngoại.

Chứng khoán: Kỳ vọng lực cầu giá thấp gia tăng mạnh

Gia Miêu |

Các công ty chứng khoán đều đưa ra dự báo khả năng thị trường sẽ có những phiên rung lắc rất mạnh trong thời gian tới do lực cầu chưa đủ mạnh dù thị trường đã không còn giảm điểm.

Giờ thứ 9: Kẻ thứ 3 - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9: Mỗi cuộc ly hôn đều gây ra sự tổn thương cho cả hai phía, người chồng và người vợ. Nguyên nhân thì có nhiều. Nhưng kết quả, dù sao cũng chỉ có một đó là sự tan vỡ. Hệ quả nghiêm trọng nhất, có lẽ không nằm ở phía người lớn mà nằm ở phía đứa con chung của hai người.

Không loại trừ khả năng có thêm tình tiết mới trong vụ Việt Á, Cục Lãnh sự

PHẠM ĐÔNG - HÀ LIÊN |

Trung tướng Tô Ân Xô cho biết, Bộ Công an phấn đấu sẽ kết thúc điều tra 2 vụ án lớn như Việt Á và vụ án tại Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao trong quý I năm 2023 nhưng không loại trừ có thêm tình tiết mới.

Cảnh báo thị trường năng lượng sụp đổ nếu Nga bị trừng phạt

Ngọc Vân |

Thị trường khí đốt và năng lượng thế giới có thể sụp đổ nếu phương Tây trừng phạt ngành năng lượng Nga, theo cảnh báo của Fitch.

Mỹ công bố đợt trừng phạt Nga đầu tiên

Ngọc Vân |

Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố đợt trừng phạt đầu tiên đối với Nga và giới tinh hoa nước này hôm 22.2.

Donetsk và Lugansk phê chuẩn hiệp ước với Nga

Ngọc Vân |

Các nước cộng hòa ly khai Donetsk và Lugansk đã phê chuẩn hiệp ước hữu nghị và tương trợ với Nga, chính thức mở cửa để nhận hỗ trợ quân sự và tài chính.