Mỹ phản đối kế hoạch củng cố Tổ chức Y tế Thế giới WHO

Song Minh |

Mỹ, nhà tài trợ hàng đầu của Tổ chức Y tế Thế giới, đang từ chối các đề xuất để WHO độc lập hơn.

Đề xuất tăng đóng góp ngân sách

Theo một tài liệu của WHO được công bố trực tuyến hồi đầu tháng 1, nhóm công tác của WHO về tài chính bền vững đưa ra đề xuất tăng mức đóng góp thường niên của mỗi quốc gia thành viên.

Kế hoạch này là một phần của quá trình cải cách rộng lớn hơn nhằm tăng cường quyền lực của WHO trong việc can thiệp sớm vào một cuộc khủng hoảng.

Tài liệu cho biết, theo đề xuất đã được công bố, khoản đóng góp bắt buộc của các quốc gia thành viên sẽ tăng dần từ năm 2024 để đạt 50% ngân sách lõi trị giá 2 tỉ USD của WHO vào năm 2028, so với mức dưới 20% hiện nay.

Ngân sách lõi của WHO là để chống đại dịch và củng cố hệ thống chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới. Nó cũng tăng thêm 1 tỉ USD mỗi năm để giải quyết những thách thức toàn cầu cụ thể như các bệnh nhiệt đới và cúm.

Tuy nhiên, chính phủ Mỹ đang phản đối cải cách vì lo ngại về khả năng của WHO trong việc đối đầu với các mối đe dọa trong tương lai - các quan chức Mỹ nói với Reuters. Thay vào đó, Mỹ đang thúc đẩy việc thành lập một quỹ riêng, do các nhà tài trợ trực tiếp kiểm soát, để tài trợ cho việc phòng ngừa và kiểm soát các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe.

Bốn quan chức Châu Âu tham gia vào cuộc đàm phán xác nhận sự phản đối của Mỹ. Việc Mỹ từ chối các đề xuất để WHO độc lập hơn làm dấy lên nghi ngờ về sự hỗ trợ lâu dài của chính quyền Tổng thống Joe Biden đối với cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc. Chính phủ Mỹ không có bình luận ngay lập tức.

Những người ủng hộ nói rằng sự phụ thuộc vào nguồn tài trợ tự nguyện hiện nay từ các quốc gia thành viên và từ các tổ chức từ thiện như Quỹ Bill và Melinda Gates buộc WHO phải tập trung vào các ưu tiên do các nhà tài trợ đặt ra và khiến tổ chức này ít có khả năng chỉ trích các thành viên khi mọi việc diễn ra không như ý muốn.

Một hội đồng độc lập về đại dịch được chỉ định để cố vấn về cải cách của WHO đã kêu gọi tăng nhiều hơn các khoản phí bắt buộc, lên 75% ngân sách lõi, coi hệ thống hiện tại là "một rủi ro lớn đối với tính toàn vẹn và độc lập" của WHO.

Bản thân WHO đã trả lời một câu hỏi bằng cách nói rằng “chỉ có các quỹ linh hoạt và có thể dự đoán được mới có thể cho phép WHO thực hiện đầy đủ các ưu tiên của các quốc gia thành viên”.

Khó đạt đồng thuận

Các nhà tài trợ hàng đầu trong Liên minh Châu Âu, bao gồm cả Đức, ủng hộ kế hoạch, cùng với hầu hết các quốc gia Châu Phi, Nam Á, Nam Mỹ và Arab.

Đề xuất sẽ được thảo luận tại cuộc họp ban điều hành của WHO trong tuần này nhưng sự chia rẽ có nghĩa là dự kiến sẽ không đạt được thỏa thuận nào.

WHO xác nhận rằng hiện không có sự đồng thuận giữa các quốc gia thành viên, và cho biết các cuộc đàm phán có thể sẽ tiếp tục cho đến cuộc họp thường niên vào tháng 5 của Đại hội đồng Y tế Thế giới - cơ quan ra quyết định hàng đầu của WHO.

Các nhà tài trợ Châu Âu đặc biệt ủng hộ việc trao quyền thay vì làm suy yếu các tổ chức đa phương, bao gồm cả WHO.

Theo một quan chức Châu Âu, kế hoạch của Mỹ “gây ra sự hoài nghi ở nhiều quốc gia” và việc tạo ra một cấu trúc mới do các nhà tài trợ kiểm soát chứ không phải bởi WHO, sẽ làm suy yếu khả năng của cơ quan này trong việc chống lại các đại dịch trong tương lai.

Mỹ đã chỉ trích WHO trong một thời gian. Cựu Tổng thống Donald Trump rút Mỹ ra khỏi WHO sau khi cáo buộc tổ chức này bảo vệ sự chậm trễ ban đầu của Trung Quốc trong việc chia sẻ thông tin khi COVID-19 xuất hiện ở Vũ Hán vào năm 2019.

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đã sớm tham gia WHO trở lại sau khi nhậm chức, nhưng giới chức Mỹ nói rằng WHO cần cải cách đáng kể, đồng thời nêu lên lo ngại về quản trị, cấu trúc và khả năng đối đầu với các mối đe dọa đang gia tăng của tổ chức này.

Một trong những quan chức Châu Âu cho hay, các nước lớn khác, bao gồm Nhật Bản và Brazil, cũng do dự về đề xuất được công bố. Brazil đồng ý rằng cần phải xem xét tài trợ của WHO, nhưng phản đối đề xuất tăng đóng góp do nước này đã thâm hụt vì đại dịch và đang đối mặt với tình trạng khủng hoảng tài chính. Theo một quan chức Brazil, WHO cần tìm những cách khác để gây quỹ, chẳng hạn như thu phí dịch vụ, cắt giảm chi phí hoặc chuyển hoạt động sang các quốc gia rẻ hơn. “Tăng đóng góp nên là phương sách cuối cùng" - quan chức này nói.

Hai trong số các quan chức châu Âu cho hay, Bắc Kinh vẫn chưa thể hiện rõ lập trường của mình, trong khi một quan chức thứ ba xếp Trung Quốc vào danh sách những nước chỉ trích đề xuất của WHO.

Chính phủ Nhật Bản và Trung Quốc không có bình luận ngay lập tức.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất mới của WHO về vaccine tăng cường cho trẻ dưới 12 tuổi

Anh Vũ |

WHO đã đưa ra đề xuất giảm liều lượng vaccine tăng cường để tiêm phòng cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi.

Thông báo mới của WHO về việc tiêm mũi vaccine COVID-19 tăng cường

Anh Vũ |

WHO cho biết không có bằng chứng cho thấy trẻ em và thanh thiếu niên khoẻ mạnh cần mũi tiêm vaccine COVID-19 tăng cường.

Chuyên gia WHO chỉ trích tiêm nhắc lại mũi vaccine tăng cường

Khánh Minh |

Cơ quan tư vấn vaccine của WHO bày tỏ lo ngại về việc sử dụng vaccine COVID-19 hiện tại làm vaccine tăng cường.

Cảnh báo về động đất dữ dội tiếp theo ở Thổ Nhĩ Kỳ

Ngọc Vân |

Chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo, một trận động đất quy mô lớn có thể sớm xảy ra gần cảng Canakkale ở nước này.

Những con số sau hơn 1 tháng lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi

Nhóm PV |

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được đưa ra lấy ý kiến nhân dân  từ 3.1 đến 15.3. Đến nay sau hơn 1 tháng đã có nhiều ý kiến đóng góp cho các nội dung của dự thảo luật.

Tiền tiểu học: Người bỏ tiền triệu cho con theo học, người nghĩ không cần

NHÓM PV |

Nhiều ý kiến cho rằng, nên cho trẻ học tiền tiểu học để chuẩn bị tâm lí cho trẻ trước khi học chính thức. Nhưng cũng nhiều phụ huynh cho rằng ở trường mầm non các cô đã dạy khá kỹ nên cũng không nhất thiết phải cho con đi học tiền tiểu học.

Dự báo thời tiết 10.2: Hà Nội vẫn tiếp tục tình trạng mưa nồm ẩm, trời lạnh

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 10.2, miền Bắc tiếp tục mưa nhỏ tập trung vào đêm và sáng, ngày có khoảng thời gian khô ráo gián đoạn. Sương mù vẫn bao phủ từ sáng đến đêm, trời lạnh với nhiệt độ phổ biến dao động 19 - 25 độ C.

Đầu năm, trải nghiệm trekking cực hấp dẫn ở ngọn núi cao nhất miền Tây

PHONG LINH |

Để khởi đầu năm mới năng lượng, PV Báo Lao Động đã tháp tùng đoàn khách tham quan hơn 40 người trải nghiệm trekking cung đường hơn 7km ở núi Cấm, tỉnh An Giang, ngọn núi cao nhất miền Tây.

Đề xuất mới của WHO về vaccine tăng cường cho trẻ dưới 12 tuổi

Anh Vũ |

WHO đã đưa ra đề xuất giảm liều lượng vaccine tăng cường để tiêm phòng cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi.

Thông báo mới của WHO về việc tiêm mũi vaccine COVID-19 tăng cường

Anh Vũ |

WHO cho biết không có bằng chứng cho thấy trẻ em và thanh thiếu niên khoẻ mạnh cần mũi tiêm vaccine COVID-19 tăng cường.

Chuyên gia WHO chỉ trích tiêm nhắc lại mũi vaccine tăng cường

Khánh Minh |

Cơ quan tư vấn vaccine của WHO bày tỏ lo ngại về việc sử dụng vaccine COVID-19 hiện tại làm vaccine tăng cường.