Liên minh của Tổng thống Pháp Macron thất thế trong bầu cử Quốc hội

Song Minh |

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và các đồng minh mất thế đa số tuyệt đối trong Quốc hội sau cuộc bầu cử vòng 2 ngày 19.6.

Đây là một kết quả tồi tệ đối với tổng thống mới tái đắc cử do ông cũng mất quyền kiểm soát các chương trình cải cách.

Những kết quả ban đầu của cuộc thăm dò do Ifop, OpinionWay, Elabe và Ipsos thực hiện cho thấy liên minh “Cùng nhau!” của Tổng thống Macron giành được nhiều ghế nhất, tới 230 ghế, tiếp theo là liên minh cánh tả NUPES của ông Jean-Luc Melenchon, dự kiến được 188 ghế.

Tuy nhiên, liên minh của ông Macron thiếu đa số tuyệt đối mà họ cần để kiểm soát Quốc hội. Theo quy định, các đảng phái chính trị cần phải giành được ít nhất 289 ghế trong 577 ghế tại Quốc hội để chiếm đa số tuyệt đối.

Các bộ trưởng và những người ủng hộ thân cận thừa nhận điều này và nói rằng họ sẽ phải liên hệ với những người khác ngoài liên minh để điều hành nước Pháp.

Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire gọi kết quả này là một "cú sốc dân chủ" và cho biết sẽ liên hệ với tất cả những người thân Châu Âu để giúp điều hành đất nước.

Lãnh đạo liên minh cánh tả NUPES, ông Jean-Luc Melenchon nói với những người ủng hộ rằng rõ ràng Tổng thống Macron đã mất thế đa số. Các đảng cánh tả, mặc dù không chiến thắng như ông Melenchon hy vọng, cũng đã tăng gấp ba số điểm so với cuộc bầu cử lập pháp gần đây nhất vào năm 2017. Trong khi đó, Đảng Tập hợp Quốc gia của bà Marine Le Pen dự kiến tăng gấp 10 số ghế trong Quốc hội, lên đến gần 100 ghế.

Cựu lãnh đạo Quốc hội Richard Ferrand và Bộ trưởng Y tế Brigitte Bourguignon đã mất ghế - trong hai thất bại lớn đối với ông Macron.

Do không có đảng nào giành thế đa số tuyệt đối, một quốc hội treo sẽ mở ra một thời kỳ bất ổn chính trị, đòi hỏi mức độ chia sẻ quyền lực giữa các đảng phái theo cách chưa từng có ở Pháp trong những thập kỷ gần đây. Các kết quả khác có thể xảy ra bao gồm tê liệt chính trị và thậm chí có thể tổ chức lại các cuộc bầu cử.

Rachida Dati, từ đảng Cộng hoà Pháp theo chủ nghĩa bảo thủ, gọi kết quả này là "một thất bại cay đắng" đối với ông Macron và nói rằng ông nên bổ nhiệm một thủ tướng mới.

Không có kịch bản cố định nào ở Pháp về việc mọi thứ sẽ diễn ra như thế nào khi ông Macron và liên minh “Cùng nhau!” tìm kiếm con đường phía trước để tránh bị tê liệt.

“Có những người ôn hòa, cánh tả, cánh hữu. Có những người theo chủ nghĩa xã hội ôn hòa và có những người cực hữu, có lẽ, về luật pháp, sẽ đứng về phía chúng tôi” - phát ngôn viên chính phủ Olivia Gregoire nói.

Vào tháng 4, ông Macron, 44 tuổi, trở thành tổng thống Pháp đầu tiên trong hai thập kỷ giành được nhiệm kỳ thứ hai. Nhưng ông phải điều hành một đất nước đang bị chia rẽ, nơi sự ủng hộ dành cho các đảng dân túy cánh hữu và cánh tả đã tăng lên.

Khả năng theo đuổi cải cách hơn nữa nền kinh tế lớn thứ hai khu vực đồng euro của ông Macron sẽ phụ thuộc vào kết quả tập hợp những người ôn hòa bên ngoài liên minh cánh hữu và bỏ lại phía sau chương trình lập pháp của mình.

Đảng Cộng hòa cũng có thể có tới 100 ghế, có khả năng khiến họ trở thành liên minh tốt nhất với ông Macron, vì nền tảng của đảng này tương thích với tổng thống hơn bất kỳ nhóm nào khác.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Ông Macron nhậm chức tổng thống Pháp nhiệm kỳ 2: Nhiều thách thức đón chờ

Hải Anh |

Lễ nhậm chức tổng thống Pháp nhiệm kỳ 2 của ông Emmanuel Macron diễn ra ngày 7.5 tại Điện Elysee.

Bầu cử tổng thống Pháp: Chọn ông Macron hay bà Le Pen?

Song Minh |

Ngày 24.4, cử tri Pháp đi bỏ phiếu bầu cử tổng thống Pháp vòng hai để quyết định liệu Tổng thống theo tư tưởng trung dung Emmanuel Macron có tiếp tục nắm quyền hay sẽ bị lãnh đạo cực hữu Marine Le Pen thay thế.

Nga lên tiếng sau bình luận của 3 nước EU về bầu cử tổng thống Pháp

Song Minh |

Đức, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tán thành ứng cử viên trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp, khiến Nga tự hỏi điều gì hiện được coi là "can thiệp bầu cử".

Bình Dương: Còn ít DN tuyển dụng, lao động khó tìm việc như ý muốn

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Một số doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đã tuyển dụng lao động trở lại. Tuy nhiên, số lượng tuyển dụng ít, không nhiều như các năm trước nên  người lao động tìm công việc và mức thu nhập như ý muốn khó hơn.

Nghỉ việc vì áp lực, lương thấp, người lao động lao đao vì thất nghiệp

BẢO THOA - ĐỨC TRUNG |

Nghỉ việc vì áp lực, lương thấp nhưng nhiều người lao động lại rơi vào tình trạng lao đao khi không thể tìm cho mình một công việc có mức thu nhập ổn định, phù hợp với trình độ chuyên môn của bản thân.

Giá sầu riêng tăng nóng: Mừng và lo

LỤC TÙNG |

Giá sầu riêng và nhiều mặt hàng trái cây trong nước đang tăng mạnh, nhưng nhiều chuyên gia cảnh báo, đó chỉ là chiếc bong bóng mong manh, dễ vỡ.

Chứng khoán: Dòng tiền nội vẫn tiếp tục đứng ngoài cuộc chơi

Gia Miêu |

Diễn biến giao dịch thanh khoản thấp được các chuyên gia chứng khoán dự báo có thể vẫn tiếp tục trong tuần này khi chỉ số VN-Index vẫn đang trong pha điều chỉnh quanh vùng hỗ trợ ngắn 1.055 – 1.060 điểm.

Dự án xây dựng Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm đội vốn gấp đôi

Hiếu Anh |

Được thông qua năm 2017 với tổng mức đầu tư hơn 50 tỉ đồng nhưng dự án xây dựng trụ sở Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm (Hà Nội) chưa được xây dựng. Đến tháng 11.2022, UBND thành phố Hà Nội có tờ trình điều chỉnh dự án với số vốn cao gấp hai lần.

Ông Macron nhậm chức tổng thống Pháp nhiệm kỳ 2: Nhiều thách thức đón chờ

Hải Anh |

Lễ nhậm chức tổng thống Pháp nhiệm kỳ 2 của ông Emmanuel Macron diễn ra ngày 7.5 tại Điện Elysee.

Bầu cử tổng thống Pháp: Chọn ông Macron hay bà Le Pen?

Song Minh |

Ngày 24.4, cử tri Pháp đi bỏ phiếu bầu cử tổng thống Pháp vòng hai để quyết định liệu Tổng thống theo tư tưởng trung dung Emmanuel Macron có tiếp tục nắm quyền hay sẽ bị lãnh đạo cực hữu Marine Le Pen thay thế.

Nga lên tiếng sau bình luận của 3 nước EU về bầu cử tổng thống Pháp

Song Minh |

Đức, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tán thành ứng cử viên trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp, khiến Nga tự hỏi điều gì hiện được coi là "can thiệp bầu cử".