IMF cảnh báo bóng ma lạm phát đình trệ ở Châu Á

Thanh Hà |

Ngày 26.4, Giám đốc khu vực Châu Á và Thái Bình Dương của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra lời cảnh báo khu vực Châu Á có thể phải đối mặt với viễn cảnh "lạm phát đình trệ" - tức tình trạng giá cả leo thang trong khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại.

Bà Anne-Marie Gulde-Wolf, quyền Giám đốc khu vực Châu Á và Thái Bình Dương của IMF, cho biết trong khi các hoạt động thương mại và tài chính của Châu Á với Nga và Ukraina hạn chế thì các nền kinh tế trong khu vực sẽ chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này qua giá cả hàng hóa tăng cao hơn và tăng trưởng chậm lại của các đối tác thương mại Châu Âu.

Thêm vào đó, lạm phát ở Châu Á cũng bắt đầu tăng lên vào thời điểm kinh tế Trung Quốc suy thoái đang gây thêm sức ép với tăng trưởng khu vực.

“Do đó, khu vực đối mặt với viễn cảnh lạm phát đình trệ, với tăng trưởng thấp hơn dự kiến ​​trước đây và lạm phát cao hơn" - bà Gulde-Wolf phát biểu trong cuộc họp báo trực tuyến ở Washington.

Quan chức IMF lưu ý, gió ngược với tăng trưởng đến vào thời điểm không gian chính sách cho việc ứng phó bị hạn chế. Các nhà hoạch định chính sách Châu Á sẽ phải đối mặt với sự đánh đổi khó khăn khi ứng phó với tốc độ tăng trưởng chậm lại và lạm phát tăng.

“Sẽ cần siết chặt tiền tệ ở hầu hết các quốc gia, với tốc độ siết chặt phụ thuộc vào diễn biến lạm phát trong nước và sức ép bên ngoài" - bà nói.

Theo chuyên gia Gulde-Wolf, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất ổn định cũng là thách thức với các nhà hoạch định chính sách Châu Á vì khoản nợ khổng lồ bằng USD của khu vực.

Trong dự báo mới nhất công bố trong tháng 4, IMF dự đoán kinh tế Châu Á tăng trưởng 4,9% trong năm nay, giảm 0,5% so với dự báo trước đó vào tháng Giêng. Lạm phát ở Châu Á hiện dự kiến đạt 3,4% trong năm 2022, cao hơn 1% so với dự báo vào tháng Giêng.

Chiến sự Ukraina leo thang hơn nữa, làn sóng COVID-19 mới, quỹ đạo tăng lãi suất nhanh hơn dự kiến ​​của Fed và tình trạng phong tỏa kéo dài hoặc lan rộng hơn ở Trung Quốc là những rủi ro với triển vọng tăng trưởng của Châu Á, bà Gulde-Wolf lưu ý.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Thế giới vất vả đối phó lạm phát

Khánh Minh |

Toàn thế giới đang phải đối phó với một đợt bùng phát lạm phát đồng bộ khi người tiêu dùng phải trả giá cao hơn nhiều cho những nhu cầu thiết yếu như thực phẩm, chỗ ở, xăng dầu... Sau làn sóng tăng giá liên quan đến đại dịch COVID-19, cuộc xung đột Nga-Ukraina đang đẩy lạm phát toàn cầu lên mức 6%.

Lạm phát ở 19 nước Châu Âu tăng kỷ lục

Thanh Hà |

Lạm phát ở Châu Âu tăng vọt lên mức kỷ lục khác, dấu hiệu mới cho thấy giá năng lượng tăng do chiến sự Nga-Ukraina đang tác động tới người tiêu dùng, gây thêm sức ép tăng lãi suất cho ngân hàng trung ương.

Tây Ban Nha ghi nhận mức lạm phát kỷ lục do giá nhiên liệu tăng

Anh Vũ |

Mức lạm phát ở Tây Ban Nha leo lên mức kỷ lục trong vòng 37 năm do giá năng lượng và thực phẩm tăng vọt.

Thu hồi những bức tượng người trong Đại Nội Huế: Thử nghiệm thừa thãi?

Tường Minh |

Việc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho thu hồi số tượng người đặt trên cầu Kim Thủy dẫn vào Ngọ môn Huế sau khi có ý kiến phản đối của dư luận cho thấy trung tâm này đang hành xử với di sản theo kiểu thừa giấy vẽ voi.

Vành đai 3,5 Hà Nội ngổn ngang, người dân mong ngóng ngày hoàn thành

PHẠM ĐÔNG - VĨNH HOÀNG |

Đường Vành đai 3,5 là dự án hạ tầng giao thông quan trọng của Hà Nội, dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng cuối năm 2021 để giảm ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, sau gần 6 năm thi công, dự án vẫn đang ngổn ngang chưa rõ ngày hoàn thành.

Kiểm tra hàng trăm trường hợp, chỉ phát hiện vài tài xế vi phạm nồng độ cồn

Vương Trần |

Qua quá trình kiểm tra các tài xế, cảnh sát giao thông cho biết có những ngày kiểm tra hàng trăm trường hợp nhưng chỉ phát hiện vài trường hợp vi phạm nồng độ cồn lái xe.

Toàn cảnh vụ xe hợp đồng trá hình tai nạn khiến 9 người tử vong ở Quảng Nam

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ tai nạn khiến 9 người tử vong, Sở GTVT tỉnh Quảng Ngãi cho biết, xe khách trong vụ tai nạn tại tỉnh Quảng Nam được cấp phù hiệu hợp đồng nhưng gom khách lẻ, chở quá số người quy định.

Quảng Ninh đề xuất điều chỉnh vùng đệm Di sản vịnh Hạ Long

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Trong Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Quảng Ninh kiến nghị điều chỉnh lại vùng đệm di sản vịnh Hạ Long. Việc điều chỉnh giảm diện tích vùng đệm vịnh Hạ Long đã được đặt ra từ nhiều năm trước, khi mà vùng đệm rộng lớn, lại phải tuân thủ các quy định của Luật Di sản văn hóa và Công ước Di sản Thế giới, mà theo Quảng Ninh, đã hạn chế rất nhiều khả năng phát triển của thành phố biển, kéo dài thời gian thực hiện thủ tục pháp lý, đánh mất cơ hội đầu tư.

Thế giới vất vả đối phó lạm phát

Khánh Minh |

Toàn thế giới đang phải đối phó với một đợt bùng phát lạm phát đồng bộ khi người tiêu dùng phải trả giá cao hơn nhiều cho những nhu cầu thiết yếu như thực phẩm, chỗ ở, xăng dầu... Sau làn sóng tăng giá liên quan đến đại dịch COVID-19, cuộc xung đột Nga-Ukraina đang đẩy lạm phát toàn cầu lên mức 6%.

Lạm phát ở 19 nước Châu Âu tăng kỷ lục

Thanh Hà |

Lạm phát ở Châu Âu tăng vọt lên mức kỷ lục khác, dấu hiệu mới cho thấy giá năng lượng tăng do chiến sự Nga-Ukraina đang tác động tới người tiêu dùng, gây thêm sức ép tăng lãi suất cho ngân hàng trung ương.

Tây Ban Nha ghi nhận mức lạm phát kỷ lục do giá nhiên liệu tăng

Anh Vũ |

Mức lạm phát ở Tây Ban Nha leo lên mức kỷ lục trong vòng 37 năm do giá năng lượng và thực phẩm tăng vọt.