Giá khí đốt đột biến gây bạo loạn ở nước xuất khẩu dầu hàng đầu

Khánh Minh |

Giá khí đốt tăng đột biến ở Kazakhstan dẫn đến bạo loạn ở nước xuất khẩu dầu khí hàng đầu thế giới.

Quốc gia Trung Á Kazakhstan đã có một khởi đầu năm mới đầy khó khăn khi phải đối mặt với làn sóng biểu tình lớn do giá khí hóa lỏng (LPG) tăng đột biến.

RT đưa tin, các cuộc biểu tình đông đảo đã diễn ra khắp các thành phố lớn trên khắp quốc gia Trung Á trong vài ngày đầu tiên của năm 2022, trong bối cảnh giá LPG tăng gấp đôi chỉ trong vài ngày.

Cải cách thị trường nhiên liệu

Giá cả tăng vọt không phải tự dưng mà có; đó là kết quả của một cuộc cải cách sâu rộng được khởi động vào năm 2019, khi Kazakhstan bắt đầu chuyển đổi sang thương mại điện tử LPG. Lượng LPG giao dịch theo cách đó đã tăng dần trong ba năm qua, trước khi đạt 100% vào ngày 1.1.2022.

Giá khí hóa lỏng tăng gấp hai lần

Chính phủ Kazakhstan giải thích rằng, việc duy trì giới hạn giá trần nhiên liệu đã tồn tại trong nhiều năm ở nước này không còn khả thi về mặt kinh tế. Các nhà sản xuất LPG đã buộc phải bán sản phẩm với giá rẻ hơn giá thành sản xuất, với mức tiêu thụ LPG tăng đều trong nước trong vài năm qua.

Việc đẩy mạnh bán LPG vào thị trường đã khiến giá tăng gấp đôi trong vài ngày, đạt giá bán buôn khoảng 0,18 USD và giá bán lẻ 0,23-0,28 USD.

Cảnh sát chống bạo động chặn người biểu tình ở trung tâm Almaty, Kazakhstan vào ngày 5.1.2022. Ảnh: AP
Cảnh sát chống bạo động chặn người biểu tình ở trung tâm Almaty, Kazakhstan vào ngày 5.1.2022. Ảnh: AP

Biểu tình

Mặc dù việc tăng giá đã được trù liệu từ lâu, nó vẫn gây ra tình trạng bất ổn hàng loạt. Giá thấp liên tục đã biến LPG trở thành một loại nhiên liệu cực kỳ phổ biến, nhiều người dân Kazakhstan chuyển sang sử dụng LPG thay vì xăng dầu truyền thống. Các cuộc biểu tình bắt đầu ở Zhanaozen, một thành phố nằm ở Mangystau - khu vực sản xuất dầu khí phía tây nam.

Bất ổn lan rộng

Trong hai ngày qua, tình hình bất ổn đã tràn sang các khu vực khác của Kazakhstan, bao trùm một số thành phố lớn, bao gồm cả đô thị đông dân nhất Almaty và thủ đô Nur-Sultan (trước đây gọi là Astana). Cuộc biểu tình cũng ngày càng có xu hướng chính trị, khi đòi hỏi của người biểu tình nhanh chóng tăng lên từ việc khôi phục giá trần nhiên liệu và hạ giá thực phẩm cho đến việc chính phủ của đất nước phải từ chức hoàn toàn.

Phản ứng của chính phủ

Chính phủ Kazakhstan đã thực hiện cách tiếp cận kết hợp để dập tắt tình trạng bất ổn, báo hiệu sự sẵn sàng đáp ứng một số yêu cầu kinh tế và xã hội của những người biểu tình. Cụ thể, Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev cho biết giá trần sẽ được thiết lập lại ở vùng Mangystau, trong khi các biện pháp tương tự đã được chính quyền địa phương ở các vùng khác của Kazakhstan triển khai.

Đồng thời, chính phủ đã điều động thêm lực lượng cảnh sát đến các thành phố đang bị khủng hoảng bởi tình hình bất ổn, các đơn vị tương tự như quân đội thậm chí còn hiện diện trên các đường phố của Almaty. Tổng thống cũng ban bố tình trạng khẩn cấp ở một số khu vực đang xảy ra biểu tình.

Tình trạng bất ổn đã dẫn đến các cuộc đụng độ giữa những người biểu tình và cơ quan thực thi pháp luật ở nhiều địa điểm. Một số xe cảnh sát đã bị người biểu tình đốt cháy, trong khi cảnh sát triển khai hơi cay và lựu đạn gây choáng để giải tán đám đông.

Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev đã có bài phát biểu toàn quốc vào tối 4.1, nói rằng đất nước cần sự tin tưởng và đối thoại, thay vì xung đột.

Kazakhstan là một cường quốc năng lượng lớn, nằm trong số các nước xuất khẩu dầu hàng đầu trên toàn cầu và nằm trong 20 nước dẫn đầu về khí đốt. Kazakhstan đã trợ cấp cho khí hóa lỏng trong nhiều năm, nhưng việc giữ giá ở mức thấp không còn bền vững nữa. Việc dỡ bỏ các khoản trợ cấp đã khiến chi phí tăng gấp đôi chỉ trong vài ngày.

Tình trạng bất ổn bắt đầu diễn ra ở Kazakhstan sau khi chính quyền dỡ bỏ giá trần nhiên liệu vào ngày đầu năm mới.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Nord Stream 2 chưa được cấp phép, giá khí đốt Châu Âu phi mã

Ngọc Vân |

Giá khí đốt ở Châu Âu đột ngột tăng tới 30% hôm 4.1 trong bối cảnh đường ống Nord Stream 2 vẫn chưa được cấp phép.

Trung Quốc đột ngột giảm mạnh xuất khẩu nhiên liệu đầu năm

Song Minh |

Trung Quốc giảm một nửa hạn ngạch xuất khẩu nhiên liệu trong đợt phân bổ hạn ngạch đầu tiên của năm 2022.

Nga "ngửa bài" với EU để tăng nguồn cung, giảm giá khí đốt

Ngọc Vân |

Nga giải thích những gì nước này muốn từ EU để tăng nguồn cung, giúp giảm giá khí đốt.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Nord Stream 2 chưa được cấp phép, giá khí đốt Châu Âu phi mã

Ngọc Vân |

Giá khí đốt ở Châu Âu đột ngột tăng tới 30% hôm 4.1 trong bối cảnh đường ống Nord Stream 2 vẫn chưa được cấp phép.

Trung Quốc đột ngột giảm mạnh xuất khẩu nhiên liệu đầu năm

Song Minh |

Trung Quốc giảm một nửa hạn ngạch xuất khẩu nhiên liệu trong đợt phân bổ hạn ngạch đầu tiên của năm 2022.

Nga "ngửa bài" với EU để tăng nguồn cung, giảm giá khí đốt

Ngọc Vân |

Nga giải thích những gì nước này muốn từ EU để tăng nguồn cung, giúp giảm giá khí đốt.