EU tiết lộ lý do không thể cấm khí đốt của Nga

Ngọc Vân |

EU không thể cấm nhập khẩu khí đốt của Nga do Hungary phủ quyết.

Cao uỷ EU về chính sách đối ngoại Josep Borrell thông báo rằng việc áp dụng lệnh cấm hoàn toàn đối với nhập khẩu khí đốt của Nga đã bị loại trừ vì khối sẽ không thể thông qua một cuộc bỏ phiếu đồng thuận do quan điểm của Hungary.

“Một quyết định đồng thuận không thể được đưa ra bởi vì có một quốc gia, Hungary, đã tuyên bố sẽ phủ quyết” - ông Borrell nói trong một cuộc phỏng vấn với đài COPE của Tây Ban Nha.

Đồng thời, ông Borrell dường như thừa nhận quan điểm của Budapest khi nói rằng "từ bỏ những gì bạn không có thật dễ dàng", và rằng "các quốc gia phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu khí đốt của Nga đang ở trong tình thế khó khăn".

Thủ tướng Hungary Viktor Orban, người vừa tái đắc cử, cho biết khí đốt của Nga là lựa chọn duy nhất của Budapest vì nước này không có biển nên sẽ không thể trực tiếp nhận khí đốt hóa lỏng từ Mỹ.

“Không phải chỉ là mặc một chiếc áo len vào ban đêm, giảm sưởi một chút hoặc trả thêm một chút cho khí đốt, mà thực tế là nếu không có năng lượng từ Nga, Hungary sẽ không còn năng lượng” - ông Orban nói.

Trong khi đó, ông Borell nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các nước EU trở nên ít phụ thuộc hơn vào năng lượng của Nga, cho rằng việc mua khí đốt từ Nga là “tài trợ cho chiến tranh”. Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng không thể cắt giảm 55% sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga trong một sớm một chiều, đề cập đến tình hình ở Đức, nơi mà Chủ tịch Liên đoàn các ngành công nghiệp Đức Siegfried Russwurm tuần trước cho biết ngành công nghiệp Đức sẽ "sụp đổ" nếu cắt khí đốt của Nga.

Nhưng ông Borrell nhấn mạnh, EU phải giảm sự phụ thuộc vào năng lượng từ Nga càng nhanh càng tốt và đề xuất bắt đầu với dầu mỏ, vì dễ dàng hơn. Mátxcơva hiện cung cấp khoảng 40% tổng lượng khí đốt được các quốc gia EU sử dụng và khoảng 1/3 lượng dầu.

Hôm 2.4, Lithuania trở thành quốc gia EU đầu tiên ngừng mọi hoạt động mua khí đốt của Nga - mặc dù có những ý kiến ​​cho rằng giá cao hiện nay là yếu tố chính - trong khi Ba Lan tuyên bố sẽ làm mọi cách để từ bỏ nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga vào cuối năm 2022.

Sau đó trong cuộc phỏng vấn, ông Borrell cũng đề cập đến tình huống khó khăn mà EU gặp phải, nói rằng, một mặt, các quan chức muốn giúp Ukraina, nhưng mặt khác, họ không muốn can thiệp vào cuộc xung đột và gây ra leo thang, cho rằng EU không phải là một liên minh quân sự.

Ông cũng lưu ý cách đồng rúp của Nga đã chứng minh được khả năng chịu áp lực của các lệnh trừng phạt quốc tế, nói rằng: “Đồng rúp đã cho thấy khả năng kháng cự mạnh mẽ. Hiện Tổng thống Putin đã yêu cầu khách hàng nước ngoài phải trả tiền rúp để mua khí đốt. Chúng ta chờ xem chuyện gì sẽ xảy ra".

Ngày 31.3, Tổng thống Vladimir Putin ký một sắc lệnh yêu cầu các quốc gia đã áp đặt lệnh trừng phạt Mátxcơva phải trả tiền mua khí đốt của Nga bằng đồng rúp bắt đầu từ ngày 1.4. Điện Kremlin cảnh báo "không trả tiền bằng rúp, không có khí đốt". Mátxcơva khẳng định không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chuyển sang đồng tiền quốc gia của mình, vì các giao dịch bằng đồng USD và euro có thể bị trừng phạt.

Ngày 5.4, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết “các quốc gia không thân thiện” không nhất thiết phải thanh toán đồng rúp ngay lập tức, lưu ý rằng việc chuyển đổi có thể là một “quá trình dần dần”.

Ông Peskov nói với các phóng viên: “Không ai vội vàng. Đây là động thái theo từng giai đoạn, rất thận trọng, có xem xét các thực tế kinh tế và tài chính hiện có trên thị trường toàn cầu. Chắc chắn, không có chuyện thay đổi đột ngột”.

Theo ông Peskov, đây phải là một “cơ chế được suy tính kỹ lưỡng, từ từ và được hiệu chỉnh cẩn thận. Không thể hành động khác được”.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

EU bác tối hậu thư đồng rúp, vì sao Nga chưa khoá van khí đốt?

Ngọc Vân |

Hạn chót tối hậu thư của ông Putin trả tiền bằng đồng rúp đã qua, nhưng khí đốt Nga vẫn đang chảy sang Châu Âu.

Nga tăng mạnh khí đốt cho Trung Quốc, thu bộn tiền trong năm nay

Khánh Minh |

Nga dự kiến sẽ có doanh thu kỷ lục từ việc bán khí đốt trong năm nay trong bối cảnh nước này đẩy mạnh cung cấp cho Trung Quốc.

Cơ chế trả tiền khí đốt bằng đồng rúp Nga hoạt động thế nào?

Song Minh |

Tổng thống Vladimir Putin đã ký sắc lệnh về việc mua bán khí đốt bằng đồng rúp đối với các nước "không thân thiện", có hiệu lực từ ngày 1.4.

Viện kiểm sát xác định Cựu Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ có vai trò chủ mưu

Anh Tú |

Ngày 15.2, TAND TPHCM tiếp tục phần tranh luận giữa Viện kiểm sát (VKS) TPHCM và các bị cáo trong vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Sở Y tế TP Cần Thơ.

Hà Nội sẽ nâng tầm bệnh viện để dân không phải ra nước ngoài chữa bệnh

PHẠM ĐÔNG |

Lãnh đạo UBND TP Hà Nội nhấn mạnh, việc nâng tầm một số lĩnh vực là thế mạnh của các bệnh viện trực thuộc ngành y tế Hà Nội như tim mạch, thận… Từ đó, xây dựng những cơ sở này thành trung tâm khám, chữa bệnh ngang tầm khu vực và quốc tế để người dân không phải ra nước ngoài chữa bệnh.

Đà Nẵng tập trung xây dựng tiềm lực phòng thủ vững chắc

THÙY TRANG |

Ông Trần Tuấn Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương - đề nghị Đà Nẵng tập trung xây dựng các tiềm lực trong khu vực phòng thủ thành phố thực sự vững chắc, có độ tin cậy cao, bảo đảm cả trước mắt và lâu dài theo chủ trương, quan điểm chủ động chuẩn bị từ sớm, từ xa, toàn diện.

Các bộ cần lắng nghe doanh nghiệp khi sửa nghị định về xăng dầu

Anh Tuấn |

TS Nguyễn Đình Cung cho rằng, trong thời gian vừa qua, để đứt gãy thị trường quan trọng như xăng dầu và việc các bộ đẩy trách nhiệm cho nhau, điều này cần phải rút kinh nghiệm.

Thời điểm không khí lạnh suy yếu dần, nắng ấm quay lại miền Bắc

AN AN |

Theo nhận định của cơ quan khí tượng, từ ngày 17.2 không khí lạnh hoạt động với cường độ ổn định, thời tiết miền Bắc chuyển trạng thái nắng ấm, nhiệt độ tăng dần.

EU bác tối hậu thư đồng rúp, vì sao Nga chưa khoá van khí đốt?

Ngọc Vân |

Hạn chót tối hậu thư của ông Putin trả tiền bằng đồng rúp đã qua, nhưng khí đốt Nga vẫn đang chảy sang Châu Âu.

Nga tăng mạnh khí đốt cho Trung Quốc, thu bộn tiền trong năm nay

Khánh Minh |

Nga dự kiến sẽ có doanh thu kỷ lục từ việc bán khí đốt trong năm nay trong bối cảnh nước này đẩy mạnh cung cấp cho Trung Quốc.

Cơ chế trả tiền khí đốt bằng đồng rúp Nga hoạt động thế nào?

Song Minh |

Tổng thống Vladimir Putin đã ký sắc lệnh về việc mua bán khí đốt bằng đồng rúp đối với các nước "không thân thiện", có hiệu lực từ ngày 1.4.