Đức lên tiếng về khả năng tịch thu tài sản chính phủ Nga

Hải Anh |

Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner tin rằng, các quốc gia phương Tây nên thu giữ tài sản nước ngoài của Ngân hàng Trung ương Nga.

Bộ trưởng Tài chính Đức chia sẻ về vấn đề thu giữ tài sản của Nga với các phương tiện truyền thông từ Đức, Pháp, Tây Ban Nha và Italia ngày 17.5, một ngày trước cuộc họp các Bộ trưởng Tài chính G7.

Bộ trưởng Tài chính Đức xác nhận khả năng tịch thu tài sản Nga đã được thảo luận trong nhóm gồm Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Italia, Canada và Nhật Bản, đồng thời cho biết các cuộc thảo luận tương tự về khả năng giữ tài sản của Nga đang được tổ chức trong EU.

“Tôi cởi mở về mặt chính trị với ý tưởng tịch thu tài sản ở nước ngoài của Ngân hàng Trung ương Nga" - RT dẫn lời ông Lindner. Chính trị gia Đức nói thêm rằng mục tiêu của động thái này là “cô lập Nga về mặt chính trị, tài chính và kinh tế”.

Với tài sản tư nhân của giới tinh hoa Nga, Bộ trưởng Tài chính Lindner cho hay, các quốc gia phương Tây trước tiên nên kiểm tra xem có thể tịch thu tài sản tư nhân một cách hợp pháp hay không.

Trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraina, các quốc gia phương Tây đã áp đặt một số lệnh trừng phạt Nga ở cấp độ chưa từng có nhằm vào các lĩnh vực tài chính và ngân hàng Nga.

Gần một nửa tài sản nước ngoài của Ngân hàng Trung ương Nga đã bị đóng băng trong nỗ lực trừng phạt của phương Tây.

Bộ trưởng Tài chính Đức lưu ý, những nỗ lực cô lập Nga gây ra "hậu quả kinh tế nghiêm trọng, đặc biệt là với các nước thu nhập thấp", chủ yếu là do lãi suất và giá nông sản tăng vọt.

Ông Lindner cũng cảnh báo, Đức và EU nói chung “phải đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ” nếu tiếp tục các chính sách hiện tại. Ông kêu gọi khối củng cố tăng trưởng và làm việc cùng nhau để ổn định nền kinh tế toàn cầu. Ông cũng gọi chiến lược năng lượng của Đức vốn chủ yếu dựa vào nhập khẩu từ Nga là một "sai lầm nghiêm trọng" và kêu gọi đa dạng hóa nhập khẩu năng lượng.

Tuy nhiên, mục tiêu này không dễ đạt được, Bộ trưởng Lindner nói. Theo ông, Đức có thể lấy than từ các nguồn khác và Berlin đã sẵn sàng từ bỏ dầu mỏ Nga, nhưng với khí đốt thì sẽ mất nhiều thời gian hơn. Ông chỉ ra, việc ngừng cung cấp khí đốt Nga ngay lập tức sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế Đức.

Chính trị gia Đức nhấn mạnh “không muốn gặp rủi ro về một cuộc suy thoái kinh tế lớn” trong khi giúp đỡ Ukraina. Đức "phải tránh tình huống tự làm hại mình nhiều hơn" là trừng phạt Nga.

Bộ trưởng Tài chính Đức kêu gọi hợp tác chặt chẽ hơn giữa các nền dân chủ tự do, nhấn mạnh “loại hình toàn cầu hóa mới này nên dựa trên các giá trị chung và lợi ích chung trong lĩnh vực kinh tế”. Ông cũng kêu gọi Đức đa dạng hóa hoạt động ngoại thương, tránh phụ thuộc quá mức vào một số đối tác thương mại như Nga hoặc Trung Quốc.

Bộ trưởng Lindner cảnh báo không nên “xây dựng để tách biệt các khối” dựa trên các giá trị, đặc biệt là trong thương mại.  Ông lưu ý, Nga sẽ không còn là đối tác trong tương lai nhưng điều đó không có nghĩa là các quốc gia phương Tây nên ngừng giao thương với Trung Quốc và Ấn Độ.

Hải Anh
TIN LIÊN QUAN

Mỹ bày cho EU cách trừng phạt kép với dầu mỏ Nga

Thanh Hà |

Liên minh Châu Âu (EU) có thể kết hợp đánh thuế nhập khẩu với dầu mỏ Nga cùng với lệnh cấm vận dầu mỏ Nga theo giai đoạn mà khối đang nỗ lực triển khai để hạn chế dần năng lượng Nga, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen chia sẻ ngày 17.5.

Đức phản ứng trước tuyên bố xúc phạm của Ukraina

Ngọc Vân |

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết không cần phải "phản ứng thái quá" với một tuyên bố xúc phạm của Đại sứ Ukraina tại Berlin.

Đức gánh hậu quả thảm khốc nếu cắt khí đốt Nga

Hải Anh |

Việc Nga ngừng cung cấp khí đốt có thể buộc các công ty Đức phải đóng cửa.

Chạy 42 km mỗi ngày trong cả năm nhưng từ chối nhận kỷ lục

Minh Anh |

“Tôi không cần kỷ lục, kỷ lục sẽ chỉ là của riêng tôi nhưng mục đích của tôi là muốn gây quỹ từ thiện và truyền cảm hứng vận động cho người khác. Đó mới là điều quan trọng", McKee chia sẻ.

Bên trong thế giới freelancer: Không phải ai cũng có thu nhập hấp dẫn

HẠNH DUY |

Không bị gò bó địa điểm, thời gian, không gian làm việc, freelancer có thể chủ động trong công việc của mình. Tuy nhiên, mức thu nhập của mỗi freelancer lại không giống nhau.

Chật vật xin việc khi doanh nghiệp ít tuyển lao động

ANH THƯ - LƯƠNG HẠNH |

Trên tay là bộ hồ sơ xin việc quen thuộc, chị Lương Ngọc Diễm (SN 2003, ở Quảng Hoà, Cao Bằng) đi lòng vòng trong Khu công nghiệp Quế Võ (Bắc Ninh) để tìm công ty có nhu cầu tuyển người lao động.

Trung Quốc mở cửa trở lại và áp lực lạm phát toàn cầu

Ngọc Vân |

Trung Quốc - Công xưởng lớn nhất thế giới và quốc gia đông dân nhất - đã mở cửa trở lại sau 3 năm đại dịch, dẫn đến lo ngại gây thêm áp lực lạm phát toàn cầu.

Vì sao cầu Nhật Tân sau 8 năm hoạt động mới được "khám bệnh" lần 1?

Tô Thế |

Hà Nội - Cầu Nhật Tân là cây cầu dây văng lớn nhất Việt Nam bắc qua sông hồng nối quận Tây Hồ và huyện Đông Anh (Hà Nội). Được thông xe vào tháng 1.2015, đây là lần đầu tiên cầu Nhật Tân được kiểm định.

Mỹ bày cho EU cách trừng phạt kép với dầu mỏ Nga

Thanh Hà |

Liên minh Châu Âu (EU) có thể kết hợp đánh thuế nhập khẩu với dầu mỏ Nga cùng với lệnh cấm vận dầu mỏ Nga theo giai đoạn mà khối đang nỗ lực triển khai để hạn chế dần năng lượng Nga, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen chia sẻ ngày 17.5.

Đức phản ứng trước tuyên bố xúc phạm của Ukraina

Ngọc Vân |

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết không cần phải "phản ứng thái quá" với một tuyên bố xúc phạm của Đại sứ Ukraina tại Berlin.

Đức gánh hậu quả thảm khốc nếu cắt khí đốt Nga

Hải Anh |

Việc Nga ngừng cung cấp khí đốt có thể buộc các công ty Đức phải đóng cửa.