Australia lo ngại Trung Quốc triển khai quân ở Quần đảo Solomon

Khánh Minh |

Bộ trưởng Nội vụ Australia cho biết, Trung Quốc “rất có khả năng” sẽ đưa quân đến quần đảo Solomon sau khi Bắc Kinh ký thỏa thuận an ninh với quốc gia Thái Bình Dương này.

Thỏa thuận được Bắc Kinh công bố vào ngày 19.4, sau khi một bản dự thảo bị rò rỉ trên mạng xã hội và làm dấy lên lo ngại rằng, nó có thể mở ra cánh cửa cho sự hiện diện quân sự của Trung Quốc ở Nam Thái Bình Dương.

Khi được hỏi về khả năng Trung Quốc sẽ yêu cầu đưa quân đến Quần đảo Solomon trong năm tới, Bộ trưởng Nội vụ Australia Karen Andrews nói với đài 4BC rằng điều đó là "rất có thể xảy ra". Bà nói: “Có khả năng đó sẽ là con đường mà Trung Quốc sẽ thực hiện ở khu vực Thái Bình Dương”.

Mặc dù đến nay nội dung của thỏa thuận chưa được tiết lộ song Thủ tướng Quần đảo Solomon Manasseh Sogavare khẳng định thỏa thuận không bao gồm nội dung cho phép Trung Quốc thiết lập căn cứ quân sự tại nước này và đây cũng là điều mà ông phản đối.

Tuy nhiên, dự thảo bị rò rỉ có các điều khoản cho phép Trung Quốc triển khai lực lượng an ninh và hải quân tới Quần đảo Solomon, trong đó viết rõ “các lực lượng của Trung Quốc” sẽ được trao quyền để bảo vệ “sự an toàn của nhân viên Trung Quốc” và “các dự án lớn”.

Australia đặc biệt lo ngại vì bản dự thảo thỏa thuận rò rỉ cho thấy thỏa thuận có thể mở đường cho việc Trung Quốc thiết lập căn cứ quân sự tại nơi cách Australia chưa đầy 2.000 km. Thủ tướng Australia Scott Morrison khẳng định căn cứ quân sự của Trung Quốc tại Solomon là lằn ranh đỏ của Australia.

Ảnh: AFP
Thủ tướng Australia Scott Morrison khẳng định căn cứ quân sự của Trung Quốc tại Solomon là lằn ranh đỏ của Australia. Ảnh: AFP

Australia tuyên bố sẽ không cử binh sĩ và cảnh sát đến Quần đảo Solomon nếu họ buộc phải hoạt động cùng các nhân viên an ninh Trung Quốc.

Hơn 100 thành viên của Cảnh sát Liên bang Australia và Lực lượng Quốc phòng Australia đã được cử đến Solomon vào tháng 11 năm ngoái để giúp Thủ tướng Manasseh Sogavare dập tắt một cuộc nổi dậy bạo lực.

Tuy nhiên, chính phủ Australia đang cân nhắc lại cách tiếp cận của mình sau thỏa thuận an ninh của Solomon với Trung Quốc.

Tờ Sydney Morning Herald dẫn lời Giám đốc Văn phòng Tình báo Quốc gia Australia, ông Andrew Shearer hôm 27.4 xác nhận rằng, sẽ có những lo ngại về "sự thống nhất chỉ huy" trên thực địa nếu các lực lượng Australia và Trung Quốc phải hoạt động song song với nhau.

Ông Shearer cho biết: “Sự thống nhất chỉ huy là điều cần thiết trong bất kỳ hoạt động an ninh nào. Chúng tôi cũng lo ngại rằng ở một đất nước mong manh, dễ biến động như Quần đảo Solomon, cách tiếp cận của Trung Quốc không phù hợp với cách giải quyết vấn đề ở Thái Bình Dương”.

Các nguồn tin Chính phủ cho hay, Australia vẫn sẽ hỗ trợ Quần đảo Solomon trong tương lai, nhưng đảm bảo các lực lượng của họ sẽ không hoạt động cùng với lực lượng Trung Quốc.

Michael Shoebridge, Giám đốc chương trình quốc phòng tại Viện Chính sách Chiến lược Australia, cho biết bất kỳ hoạt động triển khai nào trong tương lai của các nhân viên quốc phòng và cảnh sát Australia sẽ phải “hoàn toàn tách biệt” với an ninh Trung Quốc.

Jonathan Pryke, Giám đốc chương trình Quần đảo Thái Bình Dương của Viện Lowy, cho biết thực tế là cảnh sát Australia được coi như một bên thứ ba đáng tin cậy ở Solomon, với các cuộc khảo sát trước đây cho thấy, hơn 70% dân số ủng hộ sự hiện diện của họ trong chiến dịch RAMSI từ năm 2003 đến năm 2017.

“Chúng tôi đã hỗ trợ an ninh ở quốc gia này kể từ năm 2003, và chúng tôi nên duy trì cam kết đó. Nhưng chúng tôi cũng rất lo lắng về việc làm thế nào để hỗ trợ hiệu quả nếu Trung Quốc được yêu cầu làm điều tương tự” - ông Pryke cho hay.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Tập đoàn dầu khí Trung Quốc tính thế chỗ dự án khí đốt ở Nga

Ngọc Vân |

Tập đoàn dầu khí Trung Quốc đang tìm cách tham gia dự án xuất khẩu khí đốt lớn ở Nga sau khi Shell rút lui.

Hải quân Trung Quốc có trực thăng săn ngầm mới

Hải Anh |

Truyền thông nhà nước Trung Quốc công bố đoạn video cho thấy trực thăng Z-20 cất cánh từ một tàu khu trục. 

Trung Quốc khẳng định tiếp tục phối hợp chiến lược với Nga

Thanh Hà |

Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường "phối hợp chiến lược" với Nga bất chấp những biến động quốc tế, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nêu trong tuyên bố ngày 19.4. 

Nghệ An: Vì sao thu ngân sách hơn 20 nghìn tỉ nhưng không đủ chi?

QUANG ĐẠI |

Tính đến hết năm 2022, thu ngân sách của tỉnh Nghệ An đạt 21.152 tỉ đồng, tăng 40,9% so với dự toán HĐND tỉnh giao.

Hà Nội: Cận Tết, giá pháo hoa Z121 vẫn ở mức cao

HỮU CHÁNH |

Càng cận Tết Nguyên đán 2023, nhiều dân buôn tích trữ pháo hoa Z121 ồ ạt xả hàng với mức giá rẻ hơn so với tháng trước. Còn pháo hoa ở một số đại lý của Nhà máy Z121 vẫn được bán ở mức giá cao so với niêm yết.

Ông Putin ký luật về cổ đông của các nước "không thân thiện"

Khánh Minh |

Các công ty liên doanh Nga có quyền ra quyết định mà không cần lá phiếu của cổ đông các nước "không thân thiện" - theo sắc lệnh mới của Tổng thống Vladimir Putin.

Sau 772 ngày, Messi và Ronaldo sẽ gặp nhau?

Văn An |

Trong chương cuối sự nghiệp, Messi và Ronaldo sẽ có cơ hội gặp nhau… 

Vợ chồng trẻ đau đầu chuyện biếu Tết nội, ngoại

Phương Trang |

Biếu quà Tết nhà nội, nhà ngoại bao nhiêu là đủ, biếu quà làm sao để không làm mất lòng ai,... luôn là nỗi niềm đau đáu của các gia đình mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Tập đoàn dầu khí Trung Quốc tính thế chỗ dự án khí đốt ở Nga

Ngọc Vân |

Tập đoàn dầu khí Trung Quốc đang tìm cách tham gia dự án xuất khẩu khí đốt lớn ở Nga sau khi Shell rút lui.

Hải quân Trung Quốc có trực thăng săn ngầm mới

Hải Anh |

Truyền thông nhà nước Trung Quốc công bố đoạn video cho thấy trực thăng Z-20 cất cánh từ một tàu khu trục. 

Trung Quốc khẳng định tiếp tục phối hợp chiến lược với Nga

Thanh Hà |

Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường "phối hợp chiến lược" với Nga bất chấp những biến động quốc tế, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nêu trong tuyên bố ngày 19.4.