Xuất khẩu sau dịch COVID-19: Cần triển khai nhanh các hình thức kết nối giao thương trực tuyến

Cao Nguyên |

Việc kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh COVID-19 trong thời gian qua là cơ hội vàng để thế giới biết tới Việt Nam như là một trong những điểm đến an toàn cho đầu tư kinh doanh cũng như đẩy mạnh các hoạt động giao thương thời gian tới. Tuy nhiên, để hỗ trợ hoạt động xuất khẩu, các hoạt động kết nối giao thương trực tuyến giữa doanh nghiệp Việt Nam với đối tác có nhu cầu nhập khẩu cần được triển khai nhanh chóng nhằm mở rộng thị trường cho nông sản nói riêng và hàng hóa nói chung.

Xuất khẩu giảm do ảnh hưởng của dịch

Theo kết quả khảo sát gần 130.000 DN của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, về thị trường tiêu thụ và XK, 57,7% số DN bị ảnh hưởng cho biết, thị trường tiêu thụ bị giảm mạnh; 47,2% DN có hoạt động XK khẳng định hàng hóa sản xuất ra không XK được. Khảo sát này cho thấy, hoạt động thương mại của Việt Nam từ đầu quý II/2020 đã chịu tác động mạnh bởi dịch COVID-19.

Bộ Công Thương cho biết, trong tháng 5.2020, XNK của Việt Nam mặc dù có sự cải thiện so với tháng 4.2020 nhưng vẫn sụt giảm khá mạnh so với cùng kỳ năm 2019. Theo ước tính, tổng kim ngạch XNK hàng hóa của Việt Nam trong tháng 5.2020 đạt 37,9 tỉ USD, tăng 5% so với tháng 4.2020 nhưng giảm 15,7% so với cùng kỳ năm 2019. Tính chung 5 tháng, tổng kim ngạch XNK hàng hóa của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2020 ước đạt 196,84 tỉ USD, giảm 2,8% so với 5 tháng năm 2019.

Riêng về XK, trong tháng 5.2020, kim ngạch XK của Việt Nam ước đạt 18,5 tỉ USD, tăng 5,2% so với tháng 4.2020 và giảm 15,5% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, kim ngạch XK của khối DN trong nước ước đạt 6,6 tỉ USD, tăng 1,1% so với tháng 4.2020 và tăng 0,5% so với cùng kỳ năm 2019. Kim ngạch XK của khối DN FDI cũng tăng 7,6% so với tháng 4.2020 và giảm 22,3% so với cùng kỳ, đạt 11,9 tỉ USD (bao gồm cả dầu thô). So với tháng 4.2020, kim ngạch XK của cả 3 nhóm hàng chính đều tăng trong tháng 5.2020.

Tìm phương án hóa giải

Để hỗ trợ hoạt động XK, trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã triển khai các hoạt động kết nối giao thương trực tuyến giữa DN Việt Nam với đối tác có nhu cầu nhập khẩu, nhằm mở rộng thị trường cho nông sản nói riêng và hàng hóa nói chung.

Trong đó, việc khơi thông thị trường XK cho hàng nông sản được Bộ Công Thương triển khai rất mạnh mẽ. Trung Quốc là thị trường đầu tiên được nhắm tới với sự kiện mở đầu là Hội nghị giao thương trực tuyến hàng hóa Việt Nam - Trung Quốc, thu hút sự tham gia của hơn 150 DN hai bên. Tiếp đó, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội thảo trực tuyến “Việt Nam - Ấn Độ: Xúc tiến thương mại nông sản và thực phẩm chế biến”. Với gần 1,4 tỉ dân, Ấn Độ là thị trường có tiềm năng để DN XK nông sản, thực phẩm của Việt Nam khai thác.

Đặc biệt, Bộ Công Thương và tỉnh Bắc Giang sẽ tổ chức Hội nghị xúc tiến tiêu thụ quả vải thiều năm 2020, dự kiến trong tháng 6.2020. Ngoài ra, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sắp có hiệu lực sẽ tạo ra động lực mới cho XK những tháng cuối năm 2020 và những năm tới. Việc Việt Nam phê chuẩn EVFTA vào thời điểm này sẽ tạo động lực cho việc phục hồi kinh tế trong nước sau đại dịch COVID-19.

Ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại đa biên (Bộ Công Thương) - cho hay, năm đầu thực thi, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mang lại kim ngạch XK cao hơn dự báo. Việc EVFTA được phê duyệt kỳ vọng sẽ mang lại tín hiệu XK tích cực hơn trong thời gian tới.

Trao đổi với Lao Động, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, thời điểm này, chúng ta cũng nên tận dụng phát triển trong nước. Ngoài ra, cần triển khai nhanh chóng các hình thức kết nối giao thương trực tuyến mở rộng sang các thị trường khác như Châu Mỹ, Châu Âu, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan, Đông Nam Á, Trung Đông… Theo đó, ưu tiên kết nối XK hàng nông, thủy sản và nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất, XK.

Ông Long cho biết thêm, các DN cũng cần phải chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, các hiệp hội ngành hàng được coi là mắt xích liên kết giữa các DN và cầu nối giữa DN với cơ quan nhà nước phải nâng cao năng lực.

Trong khi đó, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) - nói rằng, Bộ Công Thương cũng dự kiến làm việc với các hiệp hội để rà soát các kiến nghị cho các DN để vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu nói, đối với phía DN, việc chuẩn bị các kịch bản và phương án để đẩy mạnh sản xuất, XK sang thị trường EU ngay khi kết thúc dịch bệnh cũng hết sức quan trọng. Tuy nhiên, để tận dụng, DN cần nắm rõ các quy định mà EVFTA yêu cầu.

Cao Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam có thể vượt Thái Lan để đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo

Phong Nguyễn |

Qua dự báo, thế giới đang phải ứng phó với dịch COVID-19 nên nhiều nước đã tăng thu mua lúa gạo dự trữ. Đây chính là cơ hội cho Việt Nam khi sản lượng và giá trị xuất khẩu (XK) gạo từ tháng 5 đến nay đang có những tín hiệu đầy lạc quan. Dự kiến Việt Nam có thể vượt Thái Lan để vươn lên đứng số 1 thế giới về xuất khẩu gạo ngay trong năm 2020.

Chuyên gia Nhật Bản sang Việt Nam "mở đường" xuất khẩu vải

Vũ Long |

Chuyên gia của Nhật Bản vừa đến Việt Nam phối hợp để việc xuất khẩu vải thiều sang Nhật Bản đúng tiến độ.

Xuất khẩu lô vải thiều Thanh Hà đầu tiên sang Singapore

Vũ Long |

Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, các chuyên gia Nhật Bản chưa sang để giám sát công việc chiếu xạ quả vải để xuất khẩu sang Nhật Bản, vải thiều Thanh Hà đã được UBND huyện Thanh Hà tổ chức xuất khẩu lô hàng đầu tiên sang Singapore.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Việt Nam có thể vượt Thái Lan để đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo

Phong Nguyễn |

Qua dự báo, thế giới đang phải ứng phó với dịch COVID-19 nên nhiều nước đã tăng thu mua lúa gạo dự trữ. Đây chính là cơ hội cho Việt Nam khi sản lượng và giá trị xuất khẩu (XK) gạo từ tháng 5 đến nay đang có những tín hiệu đầy lạc quan. Dự kiến Việt Nam có thể vượt Thái Lan để vươn lên đứng số 1 thế giới về xuất khẩu gạo ngay trong năm 2020.

Chuyên gia Nhật Bản sang Việt Nam "mở đường" xuất khẩu vải

Vũ Long |

Chuyên gia của Nhật Bản vừa đến Việt Nam phối hợp để việc xuất khẩu vải thiều sang Nhật Bản đúng tiến độ.

Xuất khẩu lô vải thiều Thanh Hà đầu tiên sang Singapore

Vũ Long |

Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, các chuyên gia Nhật Bản chưa sang để giám sát công việc chiếu xạ quả vải để xuất khẩu sang Nhật Bản, vải thiều Thanh Hà đã được UBND huyện Thanh Hà tổ chức xuất khẩu lô hàng đầu tiên sang Singapore.