Xoài Đồng Tháp bị mạo danh: Đừng để đốm lửa nhỏ thành đám cháy lớn

LỤC TÙNG |

Sau nhiều năm chắt chiu, mày mò làm thương hiệu để đưa sản phẩm ra biển lớn, bỗng dưng 3 mã xoài mang thương hiệu Đồng Tháp bị “đóng cửa” vào Trung Quốc vì bị mạo danh. Đáng lo hơn là vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này.

Kiếm củi 3 năm, đốt 1 giờ

Đã mấy ngày trôi qua, nhưng bà Đinh Kim Nhung - Phó Giám đốc Công ty TNHH Kim Nhung Đồng Tháp (Kim Nhung), doanh nghiệp (DN) chuyên kinh doanh xoài ở Đồng Tháp - vẫn chưa hết bàng hoàng trước thông tin mã đóng gói xoài của mình đã bị cơ quan chức năng Trung Quốc “đóng cửa”. Bàng hoàng là vì vào thời điểm này, Kim Nhung chưa hề thực hiện xuất khẩu lô hàng xoài nào vào Trung Quốc. Hơn thế nữa, nó còn đẩy Kim Nhung vào tình cảnh “kiếm củi 3 năm đốt 1 giờ”.

Ý thức được nhược điểm của xoài Việt Nam khi tham gia xuất khẩu, từ năm 2017, Kim Nhung đầu tư xây dựng mã số nhà đóng gói để đưa xoài ra biển lớn. Sau thời gian mày mò, chắt chiu, Kim Nhung trở thành DN đầu tiên ở Đồng Tháp được cấp mã số nhà đóng gói để xuất khẩu xoài sang Trung Quốc. Chưa kịp hết vui, cuối tháng 7.2020, Kim Nhung đột ngột nhận được tin mã đóng gói bị phía Trung Quốc đóng vì vi phạm quy định về kiểm dịch thực vật...

Qua tìm hiểu, bước đầu xác định, có 220 lô xoài mang mã số đóng gói của Kim Nhung xuất vào Trung Quốc. Thông tin này đã gây không ít bức xúc cho hàng nghìn hộ trồng xoài ở Đồng Tháp vì công sức bao ngày gây dựng, vụt tan trong một nốt nhạc. Bởi để xây dựng mã nhà đóng gói, ngoài điều kiện cơ sở vật chất như thiết bị chống côn trùng, phòng đóng gói... mà còn phải xây dựng vùng trồng chất lượng, an toàn, có nguồn gốc. Điều này không đơn thuần là truyền đạt hay cầm tay chỉ việc với kỹ thuật mới, mà còn là hành trình thuyết phục từ bỏ tập quán trồng trọt mang tính truyền đời.

Đừng để đóm lửa thành đám cháy lớn

Trong vụ mạo danh này, ngoài Kim Nhung, còn có 2 mã số vùng trồng của Hợp tác xã xoài Mỹ Xương (xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh) là nạn nhân. Điều này không chỉ đổ sông, đổ biển công sức trồng theo chuẩn an toàn mà còn đe dọa uy tín thương hiệu xoài mà Đồng Tháp đã dày công xây dựng.

Hiện toàn tỉnh Đồng Tháp xây dựng được 78 vùng trồng với khoảng 4.000ha xoài. Tuy trước mắt, chỉ có 2 mã vùng trồng và 1 mã nhà đóng gói tạm thời bị đóng để chờ điều tra làm rõ, nhưng nếu không có giải pháp xử lý rốt ráo, căn cơ... những đóm lửa hôm nay sẽ âm ỉ thành đám cháy lớn trong tương lai với hệ lụy khó lường.

Trước hết là cách làm “lạ” từ phía đối tác. Ngoài việc không thông tin rõ danh tính DN đã mượn danh mã vùng trồng, mã nhà máy đóng gói... để Việt Nam chủ động làm rõ sự thật, phía Trung Quốc còn áp dụng cách làm “thả cửa”, dễ tạo cớ để DN “náo loạn” với việc mạo danh.

Ông Nguyễn Phước Thiện - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Đồng Tháp - cho biết: “Khác với cách làm của nhiều quốc gia trên thế giới, Trung Quốc có quy định về mã vùng trồng, nhưng sau khi đăng ký vẫn để công khai trên mạng. Hơn thế nữa, trong lúc một số nước thực hiện việc kiểm tra tại DN trước khi thông quan nông sản để bảo đảm tính chính xác... thì thủ tục này chưa được áp dụng khi xuất sang Trung Quốc”. Chính kiểu làm ăn lạ này đã tạo cơ hội để căn bệnh cố hữu làm ăn kiểu “mì ăn liền” của một số DN trỗi dậy.

Vì vậy, theo ông Thiện, bên cạnh việc địa phương chủ động lành mạnh hóa chính mình bằng cách xây dựng quy định, chế tài về việc sử dụng mã vùng trồng, kiểm soát chặt chẽ về chất lượng nông sản, rất cần có sự tham gia ở tầm vĩ mô trong việc phối hợp chấn chỉnh, hợp lý hóa quy trình trong và ngoài nước.

“Nếu không có giải pháp kịp thời, không chỉ với ngành hàng xoài, mà còn có khả năng tấn công lên nhiều loại nông sản khác, ở các địa phương khác” - ông Thiện cảnh báo.

LỤC TÙNG
TIN LIÊN QUAN

Du lịch ĐBSCL cần một thương hiệu và hướng đi riêng

THÀNH NHÂN - NGUYỄN TRI |

Ngày 4.7, tại TP.Cần Thơ đã diễn ra Hội nghị sơ kết thỏa thuận liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa TP.HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL.

Khơi thông xuất khẩu nông sản Việt: Hiệu quả kém nếu thiếu “chiếc áo” thương hiệu

phong nguyễn |

Khi mạng xã hội xôn xao với việc một hộp 8 quả vải Việt Nam được bán tại Nhật Bản với giá hơn 200.000 VNĐ, nhiều người tỏ ra bái phục cách làm thương hiệu của những thương nhân Nhật. Bởi, giá trị thu về từ 8 quả vải ấy gấp nhiều lần giá trị của nhiều chùm vải được bán trên thị trường Việt Nam. Chỉ một phép so sánh đơn giản như vậy để thấy rằng, việc xây dựng thương hiệu nông sản Việt vẫn đang thiếu và yếu.

Xây dựng thương hiệu nông sản: Đã có, nhưng chưa tương xứng

Vũ Long |

Dù là quốc gia có nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu “top” đầu thế giới, song việc xây dựng thương hiệu, tên tuổi nông sản vẫn chưa tương xứng với giá trị của sản phẩm.

Phá án vụ giết người 5 thập kỷ từ ADN trên điếu thuốc

Thanh Hà |

Tháng 7.1971, Rita Curran, giáo viên 24 tuổi sống ở Burlington, Vermont, Mỹ, được người bạn tìm thấy đã chết trong nhà, trong tình trạng bị bóp cổ. Kẻ giết người không được tìm ra và vụ án rơi dần vào quên lãng.

Novaland muốn hoán đổi trái phiếu lấy bất động sản: Cẩn thận dao hai lưỡi

Đức Mạnh |

Một số doanh nghiệp hiện nay đã đàm phán thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng cổ phần hoặc sản phẩm bất động sản. Tuy nhiên giải pháp "hàng đổi hàng" này lại được các chuyên gia cho rằng rất cần lưu ý.

Bế tắc tìm việc làm

LƯƠNG HẠNH |

Đã hơn 1 tháng sau Tết Nguyên đán, chị Thắm vẫn chưa tìm được công việc phù hợp. Rơi vào bế tắc, thậm chí, chị đã nảy sinh ý định xuất khẩu lao động để thoát cảnh thất nghiệp.

Chính thức thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, xã của 10 tỉnh

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành các nghị quyết về việc thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 10 tỉnh An Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn, Bến Tre, Bình Dương, Đắk Lắk, Quảng Nam, Thái Nguyên, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.

Hà Nội chốt thi 3 môn vào lớp 10: Phụ huynh thở phào nhẹ nhõm

KHÁNH AN |

Nhiều phụ huynh cho biết cảm thấy bớt áp lực sau khi đọc được thông tin Hà Nội chốt thi 3 môn vào lớp 10.

Du lịch ĐBSCL cần một thương hiệu và hướng đi riêng

THÀNH NHÂN - NGUYỄN TRI |

Ngày 4.7, tại TP.Cần Thơ đã diễn ra Hội nghị sơ kết thỏa thuận liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa TP.HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL.

Khơi thông xuất khẩu nông sản Việt: Hiệu quả kém nếu thiếu “chiếc áo” thương hiệu

phong nguyễn |

Khi mạng xã hội xôn xao với việc một hộp 8 quả vải Việt Nam được bán tại Nhật Bản với giá hơn 200.000 VNĐ, nhiều người tỏ ra bái phục cách làm thương hiệu của những thương nhân Nhật. Bởi, giá trị thu về từ 8 quả vải ấy gấp nhiều lần giá trị của nhiều chùm vải được bán trên thị trường Việt Nam. Chỉ một phép so sánh đơn giản như vậy để thấy rằng, việc xây dựng thương hiệu nông sản Việt vẫn đang thiếu và yếu.

Xây dựng thương hiệu nông sản: Đã có, nhưng chưa tương xứng

Vũ Long |

Dù là quốc gia có nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu “top” đầu thế giới, song việc xây dựng thương hiệu, tên tuổi nông sản vẫn chưa tương xứng với giá trị của sản phẩm.