Vực dậy nhu cầu tiêu dùng và sức mua trong nước

Văn Nguyễn - Khánh Vũ |

Tại nhiều thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2020 thậm chí còn sụt mạnh hơn nhiều mức giảm chung của cả nước. Nhiều chuỗi siêu thị, nhà cung cấp hàng hóa lớn trên thị trường chỉ đạt doanh số 50% so với trước đây và thực tế này cho thấy, ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19 vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Người dân giảm mua sắm 103.000 tỉ đồng

Các số liệu báo cáo về tổng mức bán lẻ và doanh thu hàng hóa của cả nước trong 4 tháng đầu năm 2020 của Tổng cục Thống kê cho thấy, mức sụt giảm tới 26% của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng so với cùng kỳ năm 2019 là rất đáng lo ngại, dù cả nước được kích thích tiêu dùng và mua sắm trong dịp Tết Nguyên đán 2020.

Nhìn vào con số chi tiết, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tính riêng trong tháng 4 ước tính đạt 293,9 nghìn tỉ đồng, giảm 20,5% so với tháng trước và giảm 26% so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy nếu so với cùng kỳ năm trước, người dân cả nước trong tháng 4.2020 giảm mua sắm, tiêu dùng khoảng 103.000 tỉ đồng. Trong số này, do chịu các tác động trực tiếp từ yêu cầu giãn cách xã hội, nhiều nhóm ngành có mức sụt giảm rất lớn như dịch vụ lưu trú, ăn uống giảm 64,7%; doanh thu du lịch lữ hành giảm 97,5% và doanh thu dịch vụ khác giảm 53,3%. Nguyên nhân chủ yếu theo đánh giá của Tổng cục Thống kê là do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trong tháng 4.2020 ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động thương mại, dịch vụ trong tháng, hoạt động mua sắm hàng hóa, chi tiêu của người tiêu dùng giảm mạnh, nhiều cơ sở lưu trú, ăn uống, lữ hành phải tạm đóng cửa trong thời gian giãn cách xã hội.

Đáng chú ý, yêu cầu cách ly xã hội kéo dài trong suốt 3 tuần đầu của tháng 4.2020 khiến các cơ sở kinh doanh, dịch vụ đóng cửa, tạm ngừng kinh doanh khiến tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2020 bị tác động nặng nề.

Ngay tại thành phố Hà Nội, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng 4 vừa qua theo số liệu của Cục Thống kê Thành phố Hà Nội, chỉ đạt 32,1 nghìn tỉ đồng và giảm tới 27,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức giảm này đồng nghĩa chỉ trong vòng một tháng vừa qua, người dân Thủ đô giảm số tiền mua sắm hàng hóa và các dịch vụ tiêu dùng tới 12,3 nghìn tỉ đồng so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng mang tính đặc thù phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng có mức sụt giảm doanh thu rất lớn do các tác động rất tiêu cực của dịch bệnh.

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội dẫn báo cáo tổng hợp từ 21 doanh nghiệp cho thấy, có 5 doanh nghiệp giảm doanh thu và sản lượng tiêu thụ đến 30%; 7 doanh nghiệp có mức giảm đến 50%; 3 doanh nghiệp có mức giảm trên 50% và cá biệt có doanh nghiệp có mức giảm đến 93%. Hoạt động vận chuyển ngưng trệ, đại lý tiêu thụ chậm khiến việc đưa các sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp tới nông dân chậm là những yếu tố khiến doanh thu bán hàng của các doanh nghiệp giảm mạnh.

Ông Trần Đăng Nam - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội (Hanoiba) cho hay, thống kê cho thấy do có tới 20% số doanh nghiệp hội viên chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch COVID-19, 70% bị ảnh hưởng nhiều và chỉ có khoảng 10% doanh nghiệp ít bị ảnh hưởng nên nhiều khả năng trong năm nay sẽ có đến 47% doanh nghiệp bị suy giảm doanh thu 20-40%, 20% doanh nghiệp suy giảm từ 40-90% và gần 20% doanh nghiệp bị suy giảm 100% doanh thu.

Doanh nghiệp vật lộn tiêu thụ hàng hóa

Trao đổi với PV Lao Động, bà Hoàng Thị Anh - Giám đốc siêu thị Hà Nội - cho biết: Dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng đến nền kinh tế chung và ảnh hưởng đến mỗi người dân, mỗi gia đình. Gần như người tiêu dùng bây giờ chỉ mua những thực phẩm thiết yếu mà những mặt hàng này sẽ được chọn mua ở nơi rẻ hơn.

“Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, lại đang vào hè nên sức mua tại siêu thị giảm sút, doanh số bán hàng giảm đến 40-50%. Nếu như trước đây khách hàng vào siêu thị để mua thực phẩm và chọn mua các đồ dùng cao cấp, thì nay họ thắt chặt chi tiêu, hạn chế mua sắm thay thế đồ dùng gia đình khi chưa cần thiết, còn các mặt hàng thực phẩm thiết yếu họ chọn mua ở nơi khác, nếu mua tại siêu thị cũng hạn chế số lượng chứ không chi tiêu thoải mái như trước bởi sau thời gian dịch bệnh, người dân không còn nhiều tiền mặt, tiêu dùng tiết kiệm hơn” - bà Hoàng Thị Anh cho biết.

Bà Nguyễn Thị Kim Dung - Giám đốc Co.op Mart Hà Nội cũng cho biết, doanh số bán ra tại siêu thị sau dịch COVID-19 cũng giảm tới 50%, trong đó giảm sâu nhất là mặt hàng may mặc, đồ dùng gia đình, hóa mỹ phẩm.

“Người tiêu dùng vào siêu thị chỉ mua các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm tươi sống, thực phẩm công nghệ. Tuy nhiên, số lượng bán ra các mặt hàng này cũng giảm, trong đó thực phẩm công nghệ giảm 15%. Doanh nghiệp đang phải vật lộn vừa lo đảm bảo phòng chống dịch, vừa thắt lưng buộc bụng để duy trì các chương trình khuyến mãi, giảm giá để thu hút người tiêu dùng nên rất khó khăn” - bà Nguyễn Thị Kim Dung chia sẻ.

Đáng chú ý, báo cáo đánh giá về tác động, thiệt hại với doanh nghiệp bán lẻ do Bộ Công Thương công bố mới đây cũng cho thấy, dịch bệnh COVID-19 đã tác động trực tiếp đến tình hình kinh doanh của hệ thống doanh nghiệp phân phối. Việc người dân thắt chặt chi tiêu khiến nhiều siêu thị, thậm chí là những ông lớn trong ngành bán lẻ như Lotte, Co.opmart, Intimex, Aeon Mall, Tập đoàn BRG Retail, Central Retail đều sụt giảm doanh số.

Trao đổi với PV Lao Động, hầu hết các doanh nghiệp đều cho biết, họ cần được sự hỗ trợ của Chính phủ về mặt chính sách để có thể vượt qua khó khăn, bám trụ lâu dài để hồi phục khi dịch bệnh COVID-19 được khống chế.

Theo Cục Thống kê TPHCM, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn trong tháng 4.2020 chỉ đạt gần 68,5 nghìn tỉ đồng, giảm 22,8% so với tháng trước và giảm tới 34,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thiệt hại nặng nề nhất là ngành du lịch lữ hành, không phát sinh doanh thu trong tháng. C.H

Văn Nguyễn - Khánh Vũ
TIN LIÊN QUAN

Đón sóng FDI, kích cầu tiêu dùng trong nước

Nhóm phóng viên |

Phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp tổ chức cuối tuần qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh trong thời gian tới đây, Việt Nam phải tập trung vào 5 mũi giáp công là thu hút đầu tư các thành phần kinh tế trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu, thúc đẩy đầu tư công, khuyến khích tiêu dùng nội địa và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Với các mũi giáp công này, thị trường Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi để phục hồi và phát triển sau đại dịch COVID-19...

Hãy là người tiêu dùng thông minh, biết nhường nhịn, sẻ chia

ANH THƯ - TRẦN KIỀU |

Thời gian tới dịch COVID-19 có thể diễn biến phức tạp, song Chính phủ cam kết, nguồn cung về lương thực thực phẩm vẫn đảm bảo nhu cầu thiết yếu của các gia đình không chỉ trước mắt mà còn lâu dài. Vì vậy, mỗi người dân cần bình tĩnh, có những lựa chọn tiêu dùng thông minh trong bối cảnh này.

Giảm, giãn thuế thu nhập cá nhân: Giúp kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất

Cao Nguyên |

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, để các doanh nghiệp, cá nhân có thêm nguồn lực tài chính duy trì và khôi phục sản xuất, góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm 2020, Bộ Tài chính đã soạn thảo Nghị định gia hạn về thuế, tiền thuê đất. Ngoài vấn đề này, theo phân tích của TS Nguyễn Ngọc Tú - chuyên gia về thuế - việc giãn, giảm tiền thuế thu nhập cá nhân lúc này không chỉ chia sẻ khó khăn với người nộp thuế mà còn giúp kích cầu tiêu dùng trong nước, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bác bỏ tin đồn thất thiệt sinh viên Đại học Ngoại ngữ - Tin học bị hiếp dâm

Tuệ Nhi |

Trước những tin đồn lan truyền trên mạng xã hội về việc sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TPHCM (HUFLIT) đang học quân sự, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Trường Quân sự Quân khu 7 đã có phản hồi chính thức về thông tin trên.

Người lao động rơi nước mắt khi về quê đón Tết trên chuyến bay 0 đồng

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Đêm 11.1 và rạng sáng 12.1, hàng trăm công nhân, người lao động đang làm việc tại TPHCM, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Long An được về quê đón Tết trên 2 chuyến bay miễn phí do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam và Công ty Tài chính TNHH HD SAISON cùng Vietjet tổ chức.

Đại hạ giá loạt siêu xe mạ vàng, du thuyền, biệt thự của đại gia Việt Nam

Trà My |

Một số chiếc siêu xe và du thuyền là tài sản thế chấp cho các khoản nợ quá hạn của đại gia vẫn chưa tìm được chủ nhân mới.

Sự thật vụ đồ đạc tự bốc cháy ở Hậu Giang: Do gia đình tự đốt

PHONG LINH |

Liên quan vụ việc được cho là đồ đạc tự bốc cháy ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, hồi cuối tháng 11.2022, sau thời gian điều tra, công an xác định nguyên nhân đồ đạc trong nhà anh Nguyễn Văn Mừng bị cháy là do... người nhà tự đốt.

Sai phạm ở Trung tâm đăng kiểm: Chi hàng trăm triệu đồng cho Cục trưởng

Chân Phúc |

TPHCM - Theo Công an TPHCM, để thành lập các Trạm đăng kiểm và dẫn tới các sai phạm, các đối tượng đã chung chi hàng trăm triệu đồng theo tháng, theo quý cho các lãnh đạo phòng ban và đặc biệt là cho đối tượng Đặng Việt Hà, Cục trưởng Cục Đăng kiểm.

Đón sóng FDI, kích cầu tiêu dùng trong nước

Nhóm phóng viên |

Phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp tổ chức cuối tuần qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh trong thời gian tới đây, Việt Nam phải tập trung vào 5 mũi giáp công là thu hút đầu tư các thành phần kinh tế trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu, thúc đẩy đầu tư công, khuyến khích tiêu dùng nội địa và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Với các mũi giáp công này, thị trường Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi để phục hồi và phát triển sau đại dịch COVID-19...

Hãy là người tiêu dùng thông minh, biết nhường nhịn, sẻ chia

ANH THƯ - TRẦN KIỀU |

Thời gian tới dịch COVID-19 có thể diễn biến phức tạp, song Chính phủ cam kết, nguồn cung về lương thực thực phẩm vẫn đảm bảo nhu cầu thiết yếu của các gia đình không chỉ trước mắt mà còn lâu dài. Vì vậy, mỗi người dân cần bình tĩnh, có những lựa chọn tiêu dùng thông minh trong bối cảnh này.

Giảm, giãn thuế thu nhập cá nhân: Giúp kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất

Cao Nguyên |

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, để các doanh nghiệp, cá nhân có thêm nguồn lực tài chính duy trì và khôi phục sản xuất, góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm 2020, Bộ Tài chính đã soạn thảo Nghị định gia hạn về thuế, tiền thuê đất. Ngoài vấn đề này, theo phân tích của TS Nguyễn Ngọc Tú - chuyên gia về thuế - việc giãn, giảm tiền thuế thu nhập cá nhân lúc này không chỉ chia sẻ khó khăn với người nộp thuế mà còn giúp kích cầu tiêu dùng trong nước, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.