Việt Nam có thể cán mốc xuất nhập khẩu kỷ lục 800 tỉ USD năm 2022

Phong Nguyễn |

Trong bối cảnh khó khăn bủa vây do ảnh hưởng của lạm phát trên toàn cầu, xung đột Nga - Ukraina chưa vãn hồi, dịch COVID-19 vẫn nhiều tiềm ẩn… nhưng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong 9 tháng năm 2022 rất đáng khích lệ, hoạt động xuất nhập khẩu đạt mức xuất siêu 6,52 tỉ USD.  

Khả năng đạt kim ngạch XNK  780-800 tỉ USD

Theo Bộ Công Thương, 9 tháng năm 2022, tổng kim ngạch XNK hàng hóa vượt mốc 500 tỉ USD, ước đạt 558,52 tỉ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 24,9%); trong đó, xuất khẩu (XK) tăng 17,3%; nhập khẩu (NK) tăng 13%. Cán cân thương mại hàng hóa 9 tháng năm 2022 ước tính xuất siêu 6,52 tỉ USD.

Điều đáng nói là, trong 9 tháng, có 32 mặt hàng đạt kim ngạch XK trên 1 tỉ USD, chiếm 92,8% tổng kim ngạch XK; trong đó có 6 mặt hàng XK trên 10 tỉ USD, chiếm 63,9%, gồm: Điện thoại và linh kiện: Đạt 45,396 tỉ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước; Điện tử, máy tính và linh kiện: 41,511 tỉ USD, tăng 13,3%; Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác: 34,063 tỉ USD, tăng 29,8%; Dệt may: 29,135 tỉ USD, tăng 24,43%; Giày dép: 18,169 tỉ USD, tăng 36,6%; gỗ và sản phẩm gỗ: 12,257 tỉ, tăng 10%.

Kim ngạch XK nhóm nông, lâm, thuỷ sản ước đạt 23 tỉ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 8,2% tổng kim ngạch XK, trở thành "điểm sáng" trong XK chung của cả nước. Trong đó, XK thủy sản ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, ước tính đạt 8,5 tỉ USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm trước do các thị trường XK hiện đều có nhu cầu cao đối với thủy sản Việt Nam. XK cà phê đạt 3 tỉ USD, tăng 37,6% về trị giá xuất khẩu và tăng 13,7% về lượng so với cùng kỳ năm trước; XK gạo tăng tới 19% về lượng và tăng 9,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Trao đổi với PV Lao Động, PGS-TS Nguyễn Thường Lạng (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân) tự tin khẳng định: Năm 2022, khả năng tổng kim ngạch XNK đạt khoảng 780-800 tỉ USD nhờ nhiều tiềm năng và nguồn lực được khai thác. Trong đó, nhóm hàng nông sản tăng giá là một lợi thế để tăng giá trị kim ngạch.

Khác với các nhận định của các chuyên gia về tác động của xung đột thương mại Nga-Ukraina tác động lên nền kinh tế có thể làm sụt giảm kim ngạch XNK, PGS-TS Nguyễn Thường Lạng lại cho rằng, xung đột này tạo khả năng để hàng hóa Việt Nam thâm nhập sâu rộng vào Châu Âu (EU). Cùng với đó, đối tác Mỹ vẫn duy trì quan hệ ổn định với Việt Nam nên chỉ một động thái nhỏ mất ổn định quan hệ thương mại Mỹ -Trung là có thể tạo cơ hội cho Việt Nam.

Nỗ lực để đưa thặng dư thương mại vượt kế hoạch

Theo bà Nguyễn Thị Hương - Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê, năm 2021, tổng kim ngạch XNK hàng hóa đạt 668,5 tỉ USD, tăng 22,6% so với năm trước; trong đó, XK đạt 336,25 tỉ USD, tăng 19%; NK đạt 332,25 tỉ USD, tăng 26,5%. Cán cân thương mại hàng hóa cả nước ước tính xuất siêu 4 tỉ USD.

“Kết quả này tiếp tục đưa Việt Nam trở thành quốc gia xuất siêu 6 năm liên tiếp. Như vậy, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, các doanh nghiệp đã duy trì và phục hồi sản xuất phục vụ các đơn hàng XK. Đây là kết quả tích cực trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta” - bà Nguyễn Thị Hương nhấn mạnh.

Về tình hình XNK từ nay đến cuối năm, nhiều chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, dịp lễ Noel và Tết dương lịch sẽ tăng cầu mạnh vào quý IV.

“Khả năng tăng thặng dư thương mại sẽ tăng lên khi NK tăng chậm hơn. Điều này có thể tạo thặng dư thương mại cao vào cuối năm và mức thặng dư có thể cao hơn thặng dư 9 tháng năm 2022”- PGS-TS Nguyễn Thường Lạng khẳng định.

Mặc dù Bộ Công Thương nhận định, những tháng cuối năm 2022, nhu cầu hàng hóa XK của Việt Nam được kỳ vọng tiếp tục tăng theo chu kỳ XNK hàng hóa và hiệu quả từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết với các nước. Các FTAs sẽ hỗ trợ hoạt động XNK tiếp tục khởi sắc, dự báo thặng dư thương mại có thể đạt nhưng không kỳ vọng như mức của năm 2021, bởi trong những tháng còn lại của năm 2022, dự báo kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, thậm chí, một số nền kinh tế lớn có thể suy thoái. Lạm phát tiếp tục tăng cao ở nhiều quốc gia, khu vực, ảnh hưởng tới tiêu dùng hàng hóa không thiết yếu, làm giảm cầu hàng hóa từ các nước, trong đó có Việt Nam. Bởi vậy, để đạt được mục tiêu XK của cả năm 2022, các doanh nghiệp, ngành hàng cần tiếp tục nỗ lực nhiều  hơn nữa.

* Kim ngạch XK hàng hóa cả năm 2022 ước đạt khoảng 368 tỉ USD, tăng khoảng 9,46% so với năm 2021, vượt mục tiêu Chính phủ giao (khoảng 8%); NK đạt khoảng 367 tỉ USD. Dự kiến năm 2022, cán cân thương mại xuất siêu khoảng 1 tỉ USD, đạt mục tiêu kế hoạch.

(Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên)

* Khả năng thủy sản sẽ có đột phá cuối năm để gia nhập nhóm hàng XK 10 tỉ USD, bởi năm 2021, XK thủy sản đã đạt 8,6 tỉ rồi. Hy vọng năm 2022 thủy sản đạt 10 tỉ USD nếu Ủy ban Châu Âu gỡ bỏ thẻ vàng IUU cho mặt hàng này của Việt Nam.

(PGS-TS Nguyễn Thường Lạng - Trường ĐH Kinh tế Quốc dân)

Phong Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

9 tháng đầu năm tăng trưởng kinh tế 8,83%, lạm phát dưới 3%

Vương Trần |

Kết quả 9 tháng năm 2022, tăng trưởng kinh tế nước ta đạt mức 8,83%, lạm phát bình quân được kiểm soát ở mức 2,73%.

Lạc quan về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Hiếu Anh |

Theo đánh giá của một số tổ chức quốc tế, GDP của Việt Nam trong năm 2022 có thể đạt được con số trên 7%. Việt Nam sẽ là một trong những điểm sáng hiếm hoi trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn.

Tăng trưởng kinh tế 3 tháng cuối năm nhiều thách thức do nhiều bất ổn

Vũ Long |

Tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm nhiều thách thức bởi nhiều bất ổn trên toàn cầu. Do đó, các bộ, ngành, địa phương cần hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Dự báo thời tiết 16.1: Miền Bắc rét đậm mưa vài nơi, nhiệt độ giảm sâu hơn

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 16.1.2023, Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6 - 9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.

Chứng khoán: Thiếu sự đồng thuận của dòng tiền để bứt phá

Gia Miêu |

Với nhiều thông tin hỗ trợ thị trường chứng khoán, nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số VN-Index có thể sẽ sớm vượt mức kháng cự 1.067 điểm và hướng về gần mức 1.100 điểm trong tuần giao dịch cuối cùng trước khi nghỉ Tết.

Thực phẩm online ngày Tết tiềm ẩn nhiều rủi ro

Ngọc Chi - Đức Trung |

Cận Tết, việc mua sắm thực phẩm online tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Để có một cái Tết trọn vẹn và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, hãy là người tiêu dùng thông minh.

So sánh đội hình tuyển Việt Nam vs Thái Lan chung kết AFF Cup 2022

Bảo Bình - Dương Anh |

So sánh đội hình tuyển Việt Nam vs Thái Lan AFF Cup 2022. Với lợi thế sân nhà, có 44,51% lượt bình chọn trên sofascore tin rằng Thái Lan giành chiến thắng, 28,38% dự đoán kết quả hoà và 27,11% nhận định đoàn quân của HLV Park Hang-seo sẽ nâng cao chức vô địch.

Mâm cúng tất niên của người Việt Nam khắp ba miền

LÝ VIẾT TRƯỜNG |

Trong ngày tết Nguyên đán của người Việt, mâm cỗ cúng tất niên được mọi gia đình chuẩn bị rất kỹ lưỡng, với mong muốn bày tỏ lòng thành kính với ông bà tổ tiên để được ông bà phù hộ cho năm mới mạnh khỏe và thành công.

9 tháng đầu năm tăng trưởng kinh tế 8,83%, lạm phát dưới 3%

Vương Trần |

Kết quả 9 tháng năm 2022, tăng trưởng kinh tế nước ta đạt mức 8,83%, lạm phát bình quân được kiểm soát ở mức 2,73%.

Lạc quan về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Hiếu Anh |

Theo đánh giá của một số tổ chức quốc tế, GDP của Việt Nam trong năm 2022 có thể đạt được con số trên 7%. Việt Nam sẽ là một trong những điểm sáng hiếm hoi trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn.

Tăng trưởng kinh tế 3 tháng cuối năm nhiều thách thức do nhiều bất ổn

Vũ Long |

Tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm nhiều thách thức bởi nhiều bất ổn trên toàn cầu. Do đó, các bộ, ngành, địa phương cần hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.