Vì sao giá thịt lợn tăng cao trong khi nhiều mặt hàng lại giảm?

Phạm Đông - Vương Trần |

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng khi giá thịt lợn tăng cao ảnh hưởng đến chỉ số vĩ mô là CPI, ảnh hưởng đời sống người dân, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh.

Chiều tối 5.5, phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4.2020 đã diễn ra dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng. Tại phiên họp, phóng viên đã đặt câu hỏi về việc có hay không sự khuất tất trong việc nhập khẩu thịt lợn, trong khi giá thịt lợn trong nước vẫn ở mức rất cao.

Điều hành cuộc họp báo, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chỉ định lãnh đạo Bộ NN&PTNT trả lời báo chí, tuy nhiên Bộ này không có đại diện tham dự cuộc họp.

Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết cơ chế quản lý giá thịt lợn theo cơ chế thị trường, phụ thuộc cung - cầu. Khi giá thịt lợn tăng cao ảnh hưởng đến chỉ số vĩ mô là CPI, ảnh hưởng đời sống người dân, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh.

“Thịt lợn đang gặp thách thức về thói quen tiêu dùng, vì người Việt Nam không quen sử dụng thịt lợn nhập khẩu, vì thế các doanh nghiệp không dám nhập nhiều và sợ lỗ” - Thứ trưởng nêu ý kiến và cho rằng để tái đàn lợn phải có giống sạch, thời gian nuôi lợn phải mất khoảng 4 - 6 tháng mới có thể xuất chuồng, vì vậy đó cũng là những khó khăn.

Ông Hải cho biết dịch tả lợn châu Phi ảnh hưởng rất lớn đến tổng đàn lợn trên toàn quốc. Nhiều tỉnh chưa công bố hết dịch nên nhiều nơi chưa tái đàn. Nhiều gia đình cũng gặp khó khăn về nguồn vốn để tái đàn, có nơi con giống lên tới 2-3 triệu đồng/con. Đàn lợn 2019 giảm 21% so với 2018.

Theo báo cáo của một số địa phương, đàn lợn có thể đã giảm 50%. Một số doanh nghiệp lớn chiếm 35% thị phần, 65% còn lại thuộc về các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Ông Hải cho biết chỉ có 2 cách khắc phục là tái đàn và tăng cường nhập khẩu. Tuy nhiên, tái đàn thì không thể trong một thời gian ngắn mới có thể hoàn thành.

Ông Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Bộ Công Thương. Ảnh: Phạm Đông
Ông Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Bộ Công Thương. Ảnh: Phạm Đông

Ông Hải cũng cho biết, theo dự báo, cuối năm 2020, đàn lợn mới quay lại mức trước khi dịch tả lợn châu Phi diễn ra. Việc nhập khẩu thịt lợn đến hết tháng 4, số lượng mới chỉ đạt 45.000 tấn, so với yêu cầu 100.000 tấn. Hiện, Thủ tướng đã giao Bộ NNPTNT tập trung tái đàn và phối hợp các ngành khác là tăng cường nhập khẩu thịt lợn.

Về phía Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, Bộ cũng đã có buổi làm việc với các doanh nghiệp.

“Thịt lợn đang gặp thách thức về thói quen tiêu dùng, vì người Việt Nam không quen sử dụng thịt lợn nhập khẩu, vì thế các doanh nghiệp không dám nhập nhiều và sợ lỗ” - ông Phương nêu ý kiến và cho rằng để tái đàn lợn phải có giống sạch, thời gian nuôi lợn phải mất khoảng 4 - 6 tháng mới có thể xuất chuồng, vì vậy đó cũng là những khó khăn.

Phạm Đông - Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Kinh tế 24h: Tiểu thương chật vật giữ giá thịt lợn vì sợ mất khách

Khương Duy |

Tiểu thương chật vật giữ giá thịt lợn vì sợ mất khách; Số xe nông sản tồn tại các cửa khẩu giáp Trung Quốc giảm mạnh; Tái khởi động hoạt động sản xuất, kinh doanh, khôi phục nền kinh tế... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Giá thịt lợn ổn định, sức mua tăng

Vũ Long |

Giá lợn hơi trong 3 ngày nghỉ lễ và cuối tuần khá ổn định, sức mua tại chợ đã tăng, giá bán ra không biến động dù giá lấy buôn từ lò mổ và các chợ đầu mối tăng nhẹ khoảng 2.000 đồng/kg.

Trên 46,4 nghìn tấn thịt lợn nhập khẩu "kéo" lợn hơi giảm liền 5 giá

Khánh Vũ |

Ngày 29.4.2020, giá lợn hơi giảm mạnh trên cả nước, đặc biệt là tại thị trường miền Bắc, về sát mức 90.000 đồng/kg. Nguồn cung thịt lợn tăng nhờ thịt nhập khẩu đã về các kho đông lạnh.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Kinh tế 24h: Tiểu thương chật vật giữ giá thịt lợn vì sợ mất khách

Khương Duy |

Tiểu thương chật vật giữ giá thịt lợn vì sợ mất khách; Số xe nông sản tồn tại các cửa khẩu giáp Trung Quốc giảm mạnh; Tái khởi động hoạt động sản xuất, kinh doanh, khôi phục nền kinh tế... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Giá thịt lợn ổn định, sức mua tăng

Vũ Long |

Giá lợn hơi trong 3 ngày nghỉ lễ và cuối tuần khá ổn định, sức mua tại chợ đã tăng, giá bán ra không biến động dù giá lấy buôn từ lò mổ và các chợ đầu mối tăng nhẹ khoảng 2.000 đồng/kg.

Trên 46,4 nghìn tấn thịt lợn nhập khẩu "kéo" lợn hơi giảm liền 5 giá

Khánh Vũ |

Ngày 29.4.2020, giá lợn hơi giảm mạnh trên cả nước, đặc biệt là tại thị trường miền Bắc, về sát mức 90.000 đồng/kg. Nguồn cung thịt lợn tăng nhờ thịt nhập khẩu đã về các kho đông lạnh.