Tràn lan hồng sâm không rõ nguồn gốc: Người dùng dễ “tiền mất, tật mang”

NHÓM PV |

Tình trạng những mặt hàng được giới thiệu là hồng sâm bày bán tràn lan, không có chỉ định rõ ràng, theo đánh giá của các chuyên gia, là tiềm ẩn những nguy hại khôn lường bởi người mua dễ mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.

Loạn thị trường hồng sâm

Trước tâm lý chuộng sâm của người tiêu dùng Việt, người bán đã đua nhau “lăng-xê” nhân sâm thành mặt hàng thời thượng, đắt giá với đủ mọi loại chiêu trò. Từ tổ chức hội nghị khách hàng để bán với giá “cắt cổ” đến tiêu thụ tràn lan tại các tiệm thuốc đông y hay trên mạng xã hội.

Trong vai người mua hàng, phóng viên đã khảo sát nhiều cơ sở ở khu phố đông dược trên đường Hải Thượng Lãn Ông (quận 5, TPHCM). Các cửa hàng rao bán nhân sâm Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Hồng Kông, Trung Quốc với giá từ 2 đến 6 triệu đồng/kg.

Tuy nhiên, điều khiến phóng viên giật mình là sâm bán tại đây thường chỉ được đựng trong những túi nylon rất sơ sài, không có nhãn mác hay thông tin về nguồn gốc. Nếu có, cũng chỉ là nhãn một đằng, giới thiệu sản phẩm một nẻo. Thậm chí, bao bì toàn chữ nước ngoài nhưng lại không hề có chú thích bằng tiếng Việt.

Cụ thể, tại cửa hàng thuốc T.P trên đường Hải Thượng Lãn Ông, người bán giới thiệu về 2 loại sâm là sâm gấu và sâm Hoa Kỳ. Nhưng khi người mua chất vấn vì hình thức rất giống sâm Hồng Kông (Trung Quốc), người này bèn đổi giọng: “Ừ, đúng sâm Hồng Kông rồi đó. Ý mình nói là giống sâm này của Hoa Kỳ nhưng trồng ở Hồng Kông (Trung Quốc). Nói là sâm Hoa Kỳ cũng được mà Hồng Kông cũng được. Giá sâm gấu hay sâm Hoa Kỳ cũng đều là 2 triệu đồng/kg”.

Khi được hỏi thêm về loại sâm khác, người bán hàng này tiếp tục đưa ra một loại sâm cũng được giới thiệu là sâm Hoa Kỳ. Loại này được đóng gói trong nhãn hiệu có cờ Hoa Kỳ nhưng chữ trên bao bì lại là chữ Trung Quốc. Hỏi lại người bán thì chỉ nhận được câu trả lời ậm ừ rằng “nhà cung cấp sản phẩm như vậy thì họ bán vậy”.

Cũng với bao bì tương tự nhưng tại cửa hàng N.N, việc đóng gói sản phẩm hết sức thoải mái. Khách thích đóng túi thế nào, số lượng bao nhiêu, cửa hàng sẽ lấy sâm rời bên ngoài và đóng gói đúng theo yêu cầu.

Trong quá trình khảo sát, cách thức bảo quản sâm cũng khiến người mua nghi ngại. Cùng một loại sâm Hoa Kỳ nhưng mỗi cửa hàng tư vấn một nẻo: Từ đem phơi ra nắng đến cho vào vào tủ lạnh, từ đựng trong hộp kín đến cho vào túi nylon cũng xong.

Khi vào trang tìm kiếm trên Internet, người mua chỉ cần gõ cụm từ khoá “mua bán sâm”, hàng trăm địa chỉ cung cấp các loại sâm sẽ hiện ra. Hầu hết các địa chỉ này đều quảng cáo là hàng chất lượng, công dụng đảm bảo, xách tay từ chính nước sản xuất nhưng không có bất cứ giấy tờ hay sự xác tín nào ngoài những lời chào mời. Thậm chí, có chủ fanpage bán sâm còn bày cách phân biệt sâm thật, sâm giả để chứng tỏ sự am tường trong thị trường này. Và người mua khi bỏ tiền ra đặt hàng cũng chỉ còn biết gửi niềm tin vào sự am tường “không kiểm chứng” ấy.

Cơ quan quản lý nói gì?

Ngày 30.10, trao đổi với PV Lao Động, ông Phạm Vũ Khánh - Cục trưởng Cục quản lý Y dược cổ truyền - Bộ Y tế - cho biết: “Việc bán tràn lan các loại hồng sâm hiện nay là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân. Trên thực tế, những chiêu trò bán hàng, lôi kéo người già mua sản phẩm hồng sâm đã xảy ra từ lâu nay. Thậm chí, tôi được biết có người bán còn lôi kéo một số nhà khoa học, chuyên gia đã nghỉ hưu nói tốt cho sản phẩm để bán được hàng. Để ngăn chặn vấn nạn này cần sự vào cuộc mạnh mẽ của cơ quan chức năng và đặc biệt là sự cảnh giác của người dân để tránh mua phải những sản phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc”.

Ông Khánh cũng cho biết, sự hỗn loạn của thị trường sâm tại TP.Hồ Chí Minh trách nhiệm quản lý tại địa phương thuộc về Sở Y tế.

PV Lao Động tiếp tục liên hệ với Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh, đơn vị này cho biết sẽ chuyển nội dung phản ánh đến Ban quản lý an toàn thực phẩm để xác minh, làm rõ.

Tình trạng hỗn loạn của thị trường hồng sâm đã được phản ánh nhiều nhưng vẫn chưa được cơ quan chức năng xử lý triệt để. Lỗ hổng trong việc kiểm soát thị trường này chính là cơ hội để nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng và trục lợi từ niềm tin của người tiêu dùng.

* Trước đó, Lao Động đã phản ánh về tình trạng chiêu trò lừa bán sâm với giá “cắt cổ” tràn vào các tỉnh phía Nam. Theo đó, một số đối tượng lợi dụng sự cả tin của người dân, tổ chức các hội nghị bán hàng đi kèm khuyến mãi hấp dẫn để bán các loại sâm với giá gấp 2 - 3 lần giá thị trường. Trong khi đó, chất lượng của các sâm được bán khiến những người mua đặt nhiều nghi ngại khi không có hướng dẫn hay chỉ định nào cụ thể.

* Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia với các sản phẩm từ nhân sâm của Bộ Y tế (ban hành năm 2015): Sản phẩm từ nhân sâm phải có màu sắc, mùi, vị của thành phần nhân sâm (ginsenosid) đặc trưng và không có tạp chất ngoại lai; sản phẩm cũng phải đáp ứng hàng loạt chỉ tiêu về độ ẩm, tro, dung môi... Đặc biệt doanh nghiệp phải công bố rõ định lượng ginsenosid - nhân sâm trong sản phẩm, hàm lượng này không có định mức bắt buộc. Đồng thời, tổ chức, cá nhân chỉ được phép nhập khẩu, sản xuất, buôn bán và sử dụng các sản phẩm từ nhân sâm sau khi hoàn tất đăng ký bản công bố hợp quy và bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn phù hợp với các quy định của pháp luật.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Tổng kiểm soát bán hàng online: Cuộc chiến với hàng giả, hàng nhái

CAO NGUYÊN |

Bộ Công Thương vừa phê duyệt Chiến dịch thanh, kiểm tra ứng dụng thương mại điện tử bán hàng hoặc kinh doanh trên website, bắt đầu từ tháng 10.2019 và kéo dài đến hết năm 2020. Chỉ cần ngồi một chỗ với một cú “nhấp chuột” là người tiêu dùng có thể mua được các sản phẩm cần thiết. Tuy nhiên, hình thức mua bán trực tuyến này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khi hàng giả, hàng nhái xuất hiện tràn lan. Tình trạng này khiến không chỉ các cơ quan chức năng, doanh nghiệp đau đầu mà người tiêu dùng cũng cảm thấy bức xúc.

Yêu cầu 600 gian hàng và website gỡ bỏ hơn 3.750 sản phẩm hàng giả, hàng nhái

CAO NGUYÊN |

Với chiêu bài “khuyến mãi, giảm giá” trên mạng, đã có không ít các mặt hàng nhái, hàng kém chất lượng tung ra thị trường, đặc biệt là tình trạng nâng giá sau đó giảm giá để thu hút khách. Các nhà quản lý, chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng cũng cần phải “tỉnh táo” trước những thông tin khuyến mại sốc để tránh tình trạng tiền mất, tật mang.

Dùng livestream trên Facebook bán hàng giả, hàng nhái

LONG NGUYỄN |

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, một lãnh đạo Cục Quản lý Thị trường Hà Nội cho biết: Tình trạng kinh doanh hàng giả, nhái, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ đang diễn biến ngày một tinh vi, xảo quyệt trên không gian mạng. Phần lớn đối tượng bán hàng giả, nhái trên mạng xã hội đều không có địa điểm, trụ sở cố định nên việc tìm kiếm điểm kiểm tra gặp nhiều khó khăn.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Tổng kiểm soát bán hàng online: Cuộc chiến với hàng giả, hàng nhái

CAO NGUYÊN |

Bộ Công Thương vừa phê duyệt Chiến dịch thanh, kiểm tra ứng dụng thương mại điện tử bán hàng hoặc kinh doanh trên website, bắt đầu từ tháng 10.2019 và kéo dài đến hết năm 2020. Chỉ cần ngồi một chỗ với một cú “nhấp chuột” là người tiêu dùng có thể mua được các sản phẩm cần thiết. Tuy nhiên, hình thức mua bán trực tuyến này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khi hàng giả, hàng nhái xuất hiện tràn lan. Tình trạng này khiến không chỉ các cơ quan chức năng, doanh nghiệp đau đầu mà người tiêu dùng cũng cảm thấy bức xúc.

Yêu cầu 600 gian hàng và website gỡ bỏ hơn 3.750 sản phẩm hàng giả, hàng nhái

CAO NGUYÊN |

Với chiêu bài “khuyến mãi, giảm giá” trên mạng, đã có không ít các mặt hàng nhái, hàng kém chất lượng tung ra thị trường, đặc biệt là tình trạng nâng giá sau đó giảm giá để thu hút khách. Các nhà quản lý, chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng cũng cần phải “tỉnh táo” trước những thông tin khuyến mại sốc để tránh tình trạng tiền mất, tật mang.

Dùng livestream trên Facebook bán hàng giả, hàng nhái

LONG NGUYỄN |

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, một lãnh đạo Cục Quản lý Thị trường Hà Nội cho biết: Tình trạng kinh doanh hàng giả, nhái, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ đang diễn biến ngày một tinh vi, xảo quyệt trên không gian mạng. Phần lớn đối tượng bán hàng giả, nhái trên mạng xã hội đều không có địa điểm, trụ sở cố định nên việc tìm kiếm điểm kiểm tra gặp nhiều khó khăn.