Tận dụng điểm tựa 100 triệu dân

Bích Hà |

Khi Việt Nam cán mốc 100 triệu dân, với thu nhập bình quân đầu người đạt 3.521 USD/người/năm, đây là tiềm năng rất lớn để phát triển về mặt kinh tế.

Đồng thời cũng là điểm tựa chắc chắn, an toàn cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh lạm phát tăng cao, đơn hàng xuất khẩu có xu hướng giảm như hiện nay.

Bài học từ tiêu thụ nông sản thời gian qua cho thấy, có lúc chúng ta mải "chinh phục" thị trường nước ngoài mà “bỏ quên” thị trường nội địa. Việc này đã gây lãng phí tiềm năng rất lớn, thậm chí nhiều doanh nghiệp Việt còn bị thua ngay trên sân nhà khi chưa tận dụng tốt thị trường nội địa. Đến khi dịch COVID-19 bùng phát, xuất khẩu khó khăn, doanh nghiệp Việt đã tìm đường về với thị trường nội địa.

Thực tế cho thấy trong 11 tháng vừa qua, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong nước tăng mạnh, đạt trên 5,1 triệu tỉ đồng. Doanh thu bán lẻ hàng hoá chiếm phần lớn trong con số này, đạt hơn 4 triệu tỉ đồng, tăng 14,8%. Thị trường phục hồi đáng kể sau hai năm chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nhu cầu mua sắm cũng tăng khi càng gần về cuối năm.

Nhằm thúc đẩy thị trường nội địa phát triển và tận dụng thế mạnh của thị trường 100 triệu dân, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 386/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" giai đoạn 2021-2025.

Đề án đã đưa ra mục tiêu cụ thể là giữ thị phần hàng hóa Việt Nam có thế mạnh với tỉ lệ trên 85% tại các kênh phân phối hiện đại và trên 80% các phương tiện truyền thông phân phối; trên 90% doanh nghiệp biết đến phong trào vận động “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam” và trên 70% doanh nghiệp tham gia phong trào này…

Mục tiêu tổng quát trong giai đoạn năm 2021 đến năm 2025 của Đề án là phát triển thị trường trong nước nhằm mục đích góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hàng Việt Nam thông qua tập trung lực đẩy mạnh các hoạt động “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam”, đồng thời lồng ghép vào chương trình hành động hàng năm của các bộ, ngành, địa phương, đơn vị về phát triển kinh tế - xã hội để tạo hiệu ứng cộng hưởng mạnh mẽ trên phạm vi toàn quốc.

Đánh giá về vai trò của thị trường nội địa trong sự phát triển kinh tế, ông Võ Trí Thành - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương cho biết, nhiều năm gần đây, tổng tiêu dùng nội địa chiếm khoảng 70 - 75% GDP, là lực cầu rất lớn cho doanh nghiệp khai thác.

Có điều, muốn khai thác thị trường nội địa, bên cạnh việc đa dạng mẫu mã, áp dụng công nghệ tiên tiến, đòi hỏi doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi suy nghĩ thị trường trong nước dễ tính hơn thị trường khách. Nếu làm được điều này sẽ giúp hàng Việt cạnh tranh sòng phẳng với hàng nhập khẩu trên sân nhà.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Triển vọng kinh tế Việt Nam 2023: GDP vượt mục tiêu đề ra, có thể lên tới 6,7%

Đức Mạnh |

Chuyên gia kinh tế kỳ vọng GDP của Việt Nam năm 2023 sẽ tăng 6,7% so với cùng kỳ, cao hơn mục tiêu của Chính phủ là 6,5%. Bên cạnh đó, dự báo lãi suất huy động có thể tăng nhẹ 50 điểm cơ bản trong năm 2023, thấp hơn đáng kể so với mức tăng trên 200 điểm cơ bản trong năm 2022.

Khai thác tiềm năng từ thị trường nội địa 100 triệu dân

Hiếu Anh |

Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, đơn hàng xuất khẩu giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp của Việt Nam có xu hướng sản xuất, khai thác và tận dụng triệt để thị trường trong nước.

Gần 100 triệu dân ở Trung Quốc được lệnh xét nghiệm COVID-19 hai ngày/lần

Thanh Hà |

Tỉnh Hà Nam của Trung Quốc lệnh cho gần 100 triệu làm xét nghiệm COVID-19 hai ngày một lần, động thái chưa từng có khi đất nước ứng phó với đợt bùng phát do biến thể Omicron.

Mời 6 bác sĩ bị đề nghị cấm cửa quay lại giải quyết cam kết hợp đồng

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Sở Y tế Bình Dương cho biết, sẽ mời 6 bác sĩ tự ý nghỉ việc quay về đơn vị cũ để giải quyết các vấn đề đã cam kết thực hiện hợp đồng.

Hư thực ồn ào Trấn Thành giành chỗ với khán giả, đòi bao cả rạp để riêng tư

ĐÔNG DU |

Trước thông tin một tài khoản mạng xã hội có tên N.V tố Trấn Thành có hành động không đẹp với khán giả tại rạp chiếu phim, đại diện phía rạp CGV đã lên tiếng.

Ông Trần Quốc Tuấn tiếp tục làm Trưởng ban thi đấu AFC

HOÀNG HUÊ |

Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) ông Trần Quốc Tuấn tiếp tục được Liên đoàn bóng đá Châu Á (AFC) giao trọng trách giữ vị trí Trưởng ban thi đấu AFC.

TP.Móng Cái dừng hoạt động cơ sở bị tố xét nghiệm COVID-19 nhập nhèm giá

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - UBND TP.Móng Cái sáng nay (3.3) cho biết, cơ sở dịch vụ y tế tại địa chỉ số 5, Lê Hữu Trác, phường Ka Long, TP.Móng Cái đã bị dừng mọi hoạt động liên quan đến các dịch vụ y tế. Cơ sở này trước đó bị tố có sự nhập nhèm tính giá xét nghiệm COVID-19

Khốn khổ khi đối diện xe độ đèn ban đêm

Quý An |

Độ đèn ôtô như một thứ "mốt", bất chấp các tiêu chuẩn chiếu sáng và nguy cơ không đủ tiêu chuẩn đăng kiểm.

Triển vọng kinh tế Việt Nam 2023: GDP vượt mục tiêu đề ra, có thể lên tới 6,7%

Đức Mạnh |

Chuyên gia kinh tế kỳ vọng GDP của Việt Nam năm 2023 sẽ tăng 6,7% so với cùng kỳ, cao hơn mục tiêu của Chính phủ là 6,5%. Bên cạnh đó, dự báo lãi suất huy động có thể tăng nhẹ 50 điểm cơ bản trong năm 2023, thấp hơn đáng kể so với mức tăng trên 200 điểm cơ bản trong năm 2022.

Khai thác tiềm năng từ thị trường nội địa 100 triệu dân

Hiếu Anh |

Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, đơn hàng xuất khẩu giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp của Việt Nam có xu hướng sản xuất, khai thác và tận dụng triệt để thị trường trong nước.

Gần 100 triệu dân ở Trung Quốc được lệnh xét nghiệm COVID-19 hai ngày/lần

Thanh Hà |

Tỉnh Hà Nam của Trung Quốc lệnh cho gần 100 triệu làm xét nghiệm COVID-19 hai ngày một lần, động thái chưa từng có khi đất nước ứng phó với đợt bùng phát do biến thể Omicron.