Sự trì trệ cản trở phát triển ngành lúa gạo Việt Nam

Khánh Vũ |

Tại hội thảo “Đánh giá vai trò của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đối với ngành lúa gạo và đề xuất các biện pháp cải tổ hiệp hội”, nhiều ý kiến cho rằng, sự trì trệ của VFA đang cản trở sự phát triển của ngành lúa gạo Việt Nam. Điều khó hiểu là, mặc dù hội thảo liên quan đến VFA, nhưng không thấy có đại diện của hiệp hội này tham dự để bày tỏ quan điểm.

Doanh nghiệp tư nhân bị bỏ mặc

Tại hội thảo “Đánh giá vai trò của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đối với ngành lúa gạo và đề xuất các biện pháp cải tổ Hiệp hội” vừa được tổ chức, ý kiến của các chuyên gia đều cho rằng, vai trò của VFA quá mờ nhạt, thậm chí gần như không có vai trò gì trong việc phát triển thương hiệu gạo ra thị trường nước ngoài. Hầu như các doanh nghiệp (DN) đều phải tự “xoay xở”.

Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) - TS Nguyễn Đức Thành, dù có tên đầy đủ là Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), nhưng VFA không những không bao phủ tới nông dân, thương nhân trung gian, mà còn không đại diện cho quảng đại cộng đồng DN hoạt động trong ngành gạo.

Ông Trần Dương - Cty CP Đầu tư - Nghiên cứu và xuất khẩu (XK) gạo thơm ITA - RICE - nêu câu hỏi: Vai trò của VFA ở đâu, khi bao năm Việt Nam tự hào XK gạo nhiều nhất thế giới, nhưng lại vắng bóng các thương hiệu gạo Việt ở thị trường nước ngoài?

Nhiều đơn hàng XK gạo bị đối tác trả về do không đạt tiêu chuẩn chất lượng, VFA liệu có tìm hiểu hay giám sát xem số gạo này đi đâu, sử dụng làm gì, hay quay lại bán ở thị trường trong nước, để người tiêu dùng trong nước phải tiêu thụ gạo kém chất lượng?

Còn bà Dương Thanh Thảo - sáng lập Diễn đàn Lúa gạo Việt Nam - cho rằng, thông tin về thị trường XK gạo VFA gửi xuống DN bao giờ cũng chậm. Chính vì vậy mà nông dân cũng như DN không theo kịp thị trường, dẫn đến trong thời gian qua xảy ra tình trạng “lúa rớt giá, lái (thương lái-PV) bỏ chạy”.

Điều đáng nói là, Việt Nam chú trọng thúc đẩy XK gạo chất lượng cao, để thực hiện mục tiêu này, VFA phải quay lại xây dựng chuỗi khép kín sản xuất, chế biến, đến XK. Trên thực tế, VFA chưa thể làm được điều này, các DN thành viên vẫn phải chủ động làm. Điều này khiến các sản phẩm gạo Việt XK khó cạnh tranh với Thái Lan và thua kém cả nước XK gạo non trẻ như Campuchia. “Vì thông tin không cập nhật, nên để chúng tôi đã sáng lập “Diễn đàn lúa gạo Việt Nam” để cập nhật, chia sẻ thông tin” - bà Thảo cho hay.

Kiến nghị cải tổ VFA để đưa ngành lúa gạo khỏi trì trệ

Theo VEPR, lịch sử thành lập cho thấy, việc ra đời VFA ngay từ đầu đã không phản ánh đúng nguyên tắc căn bản là dựa trên sự tự nguyện vì mục đích hoạt động của các thành viên, mà dựa trên ý chí của 1 bộ phận các cơ quan quản lý Nhà nước, với kỳ vọng trở thành “cánh tay nối dài” của chính phủ để quản lý ngành lúa gạo.

Trong khi đó, theo TS Nguyễn Đức Thành, hiện nay, VFA không còn là sân chơi riêng của các DN nhà nước. Sự lớn mạnh của khối DN tư nhân và sự thay đổi căn bản về thị trường đòi hỏi VFA cần có sự thay đổi sâu rộng về cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ.

Từ những phân tích nêu trên, nhóm nghiên cứu của Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, khuyến nghị trong ngắn hạn, chính phủ cần đẩy nhanh quá trình sửa đổi hoặc thay thế Nghị định 109, qua đó xoá bỏ đặc quyền của VFA. Trong dài hạn, chính phủ cần hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của hội, hiệp hội…

Các chuyên gia cũng nêu ý kiến, muốn phát triển ngành lúa gạo, cần xóa bỏ độc quyền của VFA trong XK mặt hàng này. Đi kèm với đó là việc cần cấp bách thay đổi một số quy định không còn phù hợp, cản trở việc tái cơ cấu ngành lúa gạo và XK lúa gạo. Theo Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh XK gạo, quy định tiêu chuẩn thương nhân XK gạo dựa trên quy mô sản xuất và địa bàn hoạt động.

Nhiều DN quy mô nhỏ, đang phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng cao lại không đủ điều kiện trở thành thành viên của VFA. Theo TS Nguyễn Đức Thành, thực tế, VFA đang thực thi vai trò bảo vệ lợi ích cho các DN nhà nước, thay vì đông đảo DN tư nhân, thể hiện rõ qua triển khai hợp đồng tập trung.

Giá gạo theo hợp đồng tập trung trong nhiều trường hợp rất thấp, gây thua lỗ cho DN được phân giao chỉ tiêu và trực tiếp đẩy giá lúa thu mua cho nông dân giảm. Theo ông Lê Đức Thịnh - Phó Cục trưởng Cục Kinh tế Hợp tác (Bộ NNPTNT), trong thời đại kinh tế thị trường thì những vấn đề của ngành lúa gạo bộc lộ ngày càng khốc liệt, giá thành sản xuất cao, năng lực cạnh tranh còn nhiều vấn đề.

Theo ông Võ Hùng Dũng - Nguyên Giám đốc VCCI chi nhánh Cần Thơ - cải tổ VFA không phải là phải cải tổ lại thể chế, theo nguyên tắc bảo vệ được lợi ích của DN, nông dân và lớn hơn, là thúc đẩy ngành lúa gạo Việt Nam phát triển có thương hiệu, có thể cạnh tranh với các nước Thái Lan, Campuchia…

Chuyên gia kinh tế nông nghiệp Nguyễn Đình Bích cũng khẳng định: Trong giai đoạn hiện nay, các trang trại phải chinh phục bàn ăn, tức là người nông dân và DN phải sản xuất mặt hàng thị trường đòi hỏi, chứ không phải là “trồng gì bán nấy”, chính vì vậy, cải tổ VFA, sẽ phải đi kèm cải tổ hàng loạt cách thức hoạt động, quy chế, quy định, mục đích, tiêu chí... đi kèm. 

Khánh Vũ
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.