Sáp ong vang đắt hơn tôm tươi, thương lái thu gom bán sang Trung Quốc

HÀ THỦY |

Khoảng một tháng nay, nhiều thương lái ở huyện miền núi Tân Kỳ (Nghệ An) thu mua sáp ong vang (ong vàng) với giá cao 1 triệu đồng/kg. Người dân trên địa bàn rủ nhau tranh thủ săn tìm ong vang khi giá còn đắt hơn tôm tươi.

Ngày 3.8, thợ săn ong vang Nguyễn Văn Hiệp (ở bản Khe Sài 2, xã Nghĩa Lộc, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An) hồ hởi cho biết, khoảng một tháng trở lại đây, các thương lái ở huyện Tân Kỳ gọi điện thu mua sáp ong vang với giá cao bất ngờ.

“Mọi năm đi săn ong về, tôi bán nguyên tổ hoặc tách nhộng rồi vứt bỏ sáp ong. Năm nay, sáp ong còn đắt gấp nhiều lần nhộng ong vang” - anh Hiệp nói.

Anh Lục Văn Hòa thu mua sáp ong vang tại nhà, mỗi ngày cũng được vài kg. Ảnh: Hà Thủy
Anh Lục Văn Hòa thu mua sáp ong vang tại nhà, mỗi ngày cũng được vài kg. Ảnh: Hà Thủy

Tuy nhiên, sáp ong vang rất nhẹ. Mỗi ngày đi săn ong về, khi đã tách nhộng xong, sáp ong cũng chỉ được vài lạng. Phải gom nhiều ngày mới được 1kg để gọi thương lái lên lấy.

Những thương lái thường đăng tin thu mua sáp ong vang trên các trang mạng xã hội. Chị Phạm Thị Nhung (SN 1993, ở xóm Nghĩa Sơn, xã Nhĩa Hợp, huyện Tân Kỳ) mỗi ngày đều chạy xe máy đi đến các bản làng trên địa bàn huyện để tìm mua sáp ong vang.

Chị Nhung cho biết, khoảng một tháng nay, vài người quen có nhờ tìm gom sáp ong vang để đem ra phía Bắc. Mỗi ngày đi tìm ở các bản làng gom về cũng được 5kg đến 7kg sáp ong, giá mua từ người dân 1 triệu đồng/kg, trước đây chưa đến 500 nghìn đồng/kg.

Sáp ong vang phải được phơi khô và tổ còn nguyên không bị nát vụn. Ảnh: Hà Thủy
Sáp ong vang phải được phơi khô và tổ còn nguyên không bị nát vụn. Ảnh: Hà Thủy

Gần một tháng nay, chị Nhung đã gom được khoảng 50 kg sáp ong vang và vận chuyển đi phía Bắc tiêu thụ. Theo chị Nhung, sáp ong được đưa sang Trung Quốc để làm thuốc.

Tương tự chị Nhung, anh Lục Văn Hòa (SN 1970, ở bản Khe Thần, xã Nghĩa Bình, huyện Tân Kỳ) cũng thu mua sáp ong vang tại nhà.

Thời gian gần đây có người nhờ thu mua, gom hộ sáp ong vang. Anh cũng đã gom được hơn 30 kg sáp ong để vận chuyển đi ra phía Bắc. Giá thu mua sáp ong vang rất cao, lên tới tiền triệu/kg.

“Khu vực này nhiều đồi rừng nên người dân đi làm thường bắt được nhiều ong vang, thấy mình thu mua sáp nên họ đem ra bán cho mình” - anh Hòa nói.

Mỗi thợ săn ong có thể kiếm từ 30 – 50 tổ ong vang mỗi ngày. Ảnh: Hà Thủy
Mỗi thợ săn ong có thể kiếm từ 30 - 50 tổ ong vang mỗi ngày. Ảnh: Hà Thủy

Anh Hòa cho hay, sáp ong phải được phơi khô, tổ không được nát vụn. Đó là yêu cầu của người đến nhờ gom hộ, thế nên mỗi ngày cũng chỉ có vài kg đạt tiêu chuẩn để thu mua.

“Thực ra tôi cũng không biết người ta thu mua để làm gì, chỉ biết vận chuyển ra phía Bắc. Thấy giá cao mang lại thu nhập và người ta đến lấy hàng liên tục nên tôi cũng thu mua gom giúp để có thêm thu nhập” - anh Hòa cho biết thêm.

Thực hư chuyện sáp ong vang dùng để làm thuốc thì chưa có thông tin cụ thể nhưng việc thương lái thu mua sáp ong vang đang mang lại thu nhập không nhỏ cho người dân ở các huyện miền núi Nghệ An.

HÀ THỦY
TIN LIÊN QUAN

Cam sành Vĩnh Long rớt giá, nhà vườn, thương lái đều gặp khó

HOÀNG LỘC |

Hơn 10 ngày qua giá cam sành tại tỉnh Vĩnh Long giảm từ 1.000 - 2.000 đồng/kg so với tháng 5.2023. Hiện giá cam sành (loại đẹp) được thương lái thu mua ở mức từ 5.500 – 6.500 đồng/kg...

Tôm nguyên liệu giảm giá, thương lái "giám định miệng" để ép người nuôi

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Tự đưa ra kết luận tôm có chất bảo quản vượt quy định, nhiều thương lái tại tỉnh Bạc Liêu ép giá người nuôi.

Thương lái săn mua giá cao, nông dân không còn thanh long để bán

Thành Nhân |

Đang thời điểm giao vụ nên thanh long đang được các thương lái săn mua với giá cao nhất lên đến 43.000 đồng/kg, nhưng nhiều nông dân trồng thanh long ở huyện Chợ Gạo (tỉnh Tiền Giang) không còn để bán.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Cam sành Vĩnh Long rớt giá, nhà vườn, thương lái đều gặp khó

HOÀNG LỘC |

Hơn 10 ngày qua giá cam sành tại tỉnh Vĩnh Long giảm từ 1.000 - 2.000 đồng/kg so với tháng 5.2023. Hiện giá cam sành (loại đẹp) được thương lái thu mua ở mức từ 5.500 – 6.500 đồng/kg...

Tôm nguyên liệu giảm giá, thương lái "giám định miệng" để ép người nuôi

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Tự đưa ra kết luận tôm có chất bảo quản vượt quy định, nhiều thương lái tại tỉnh Bạc Liêu ép giá người nuôi.

Thương lái săn mua giá cao, nông dân không còn thanh long để bán

Thành Nhân |

Đang thời điểm giao vụ nên thanh long đang được các thương lái săn mua với giá cao nhất lên đến 43.000 đồng/kg, nhưng nhiều nông dân trồng thanh long ở huyện Chợ Gạo (tỉnh Tiền Giang) không còn để bán.