Nửa triệu đồng cho dịch vụ đưa người say về nhà ở Việt Nam

Cường Ngô |

Từ 1.1.2020, Luật phòng chống tác hại của rượu, bia chính thức có hiệu lực. Luật nghiêm cấm việc "Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn". Trước thực tế này, các dịch vụ đưa người say về nhà bắt đầu phát triển mạnh ở Hà Nội, TPHCM, Nghệ An…

Ngày 4.1, trên mạng xã hội xuất hiện một group có tên "Say gọi xế - Xế nhận say", đây là nhóm kết nối giữa người vừa uống rượu bia và tài xế.

Theo như mô tả của quản trị viên, đây là mô hình kết nối tương tự như những nhóm tìm người giao hàng: người cần đưa về cung cấp thông tin về khu vực, còn tài xế phải cung cấp số điện thoại và phải có bằng lái xe.

"Nhóm ra đời với mục đích kết nối dịch vụ giữa người uống rượu cần tìm xế chở hoặc lái xe về và ngược lại. Khách uống rượu nổ thông tin địa chỉ, số điện thoại; xế nhận bình luận số điện thoại, bằng lái xe. Thông tin kết nối giữa 2 bên sẽ được lưu lại trong group để xử lý nếu có phát sinh sự cố trong quá trình vận chuyển phương tiện và hành khách", chủ nhóm mô tả cách hoạt động.

Hiện tại, mức phí cho dịch vụ đón và lái xe về cũng chưa được công khai, nhưng dự kiến đối với xe máy là 300.000 đồng/lượt, còn với xe hơi là 500.000 đồng/lượt.

Cũng có dịch vụ đưa người say về nhà, anh Nguyễn Sơn, tổng quản lý chuỗi nhà hàng Nhất Nướng (Hà Nội) cho Lao Động biết, mấy ngày qua, cửa hàng đã bố trí nhân viên đưa khách đã sử dụng rượu, bia về tận nhà khi có nhu cầu.

 
Nhóm được tạo để kết nối giữa người uống rượu và tài xế, giúp đưa cả người và xe về nhà.

“Bất cứ khi nào khách say xỉn, nhà hàng sẽ hỗ trợ đưa khách về nhà bằng xe máy hoặc ôtô riêng. Từ khi Luật phòng chống tác hại của rượu, bia chính thức có hiệu lực, số lượng khách say xỉn cần đưa về tăng hơn. Với những khách hàng quá chén, chúng tôi sẽ cho khách nghỉ ngơi 15 phút, cho uống nước, lau mặt, rồi cắt cử nhân viên đưa về. Bên tôi hoàn toàn miễn phí, không tính bảng giá dịch vụ, mà tính vào trách nhiệm của nhà hàng”, anh Sơn cho hay.

Theo anh Sơn, nhà hàng còn bố trí khu vực để xe dành cho khách nếu khách say và muốn để xe lại, đồng thời cử nhân viên trông xe qua đêm. “Chúng tôi tập trung xe của khách tại một cơ sở, trông giữ 24/24, đảm bảo tài sản của khách”.

Trao đổi với Lao Động, anh Nguyễn Mạnh Tài (thành phố Vinh, Nghệ An), một người mở dịch vụ đưa người say về nhà cho biết, từ khi Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực, khách hàng sử dụng dịch vụ này nhiều hơn. Trung bình một ngày đường dây nóng của anh nhận được từ 15-20 cuộc gọi; thời điểm khách say gọi nhiều nhất từ 19 giờ - 23 giờ khuya.

 
Dịch vụ đưa người say về nhà do anh Tài cung cấp.

“So với taxi, dịch vụ đưa người say rượu về nhà có giá dịch vụ cao hơn, khoảng 250.000 đồng cho quãng đường dưới 10 km. Hình thức hoạt động của dịch vụ khá đơn giản, khách hàng chỉ cần gọi điện đến đường dây nóng của dịch vụ, thông báo địa điểm của mình. Ngay lập tức, tài xế bên dịch vụ sẽ có mặt để đưa khách hàng về nhà. Về tài sản trong xe, các tài xế sẽ niêm phong theo ý khách hàng và có ghi rõ trong bản hợp đồng cung cấp dịch vụ”, anh Hùng nói.

Trước đó, năm 2017, dịch vụ có tên Bạn uống tôi lái cũng được triển khai. Dịch vụ này cho phép người uống rượu đặt trước người lái xe về, với phí từ 200.000 đồng/30 phút. Tuy nhiên, tới năm 2019 thì dịch vụ này đã ngừng hoạt động.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Lo bị xử phạt do ăn hoa quả có nồng độ cồn: Cơ quan soạn thảo Luật nói gì?

Thùy Linh |

Luật Phòng chống tác hại rượu, bia có hiệu lực, lại khiến nhiều người dân lo ngại bị xử phạt khi tham gia giao thông mà trong hơi thở có nồng độ cồn, do ăn phải một số loại trái cây, thức ăn có chứa cồn.

Người vi phạm nồng độ cồn bỏ luôn xe khi biết mức phạt cao

Huân Cao - Anh Tú |

Trong đêm ra quân, lực lượng CSGT Công an TPHCM phối hợp cùng Cảnh sát cơ động tổ chức nhiều điểm chốt chặn xử lý người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm nồng độ cồn.

Tài xế bỏ lại xe, không thổi nồng độ cồn có bị xử phạt?

TRẦN KHANH |

Thời gian gần đây, một số tài xế khi bị cảnh sát giao thông (CSGT) dừng phương tiện kiểm tra nồng độ cồn thì vứt lại xe rồi bỏ đi, cương quyết không hợp tác hoặc dắt bộ qua chốt. Đây được xem là những chiêu trò thường được các “ma men” sử dụng khi bị kiểm tra nồng độ cồn.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Lo bị xử phạt do ăn hoa quả có nồng độ cồn: Cơ quan soạn thảo Luật nói gì?

Thùy Linh |

Luật Phòng chống tác hại rượu, bia có hiệu lực, lại khiến nhiều người dân lo ngại bị xử phạt khi tham gia giao thông mà trong hơi thở có nồng độ cồn, do ăn phải một số loại trái cây, thức ăn có chứa cồn.

Người vi phạm nồng độ cồn bỏ luôn xe khi biết mức phạt cao

Huân Cao - Anh Tú |

Trong đêm ra quân, lực lượng CSGT Công an TPHCM phối hợp cùng Cảnh sát cơ động tổ chức nhiều điểm chốt chặn xử lý người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm nồng độ cồn.

Tài xế bỏ lại xe, không thổi nồng độ cồn có bị xử phạt?

TRẦN KHANH |

Thời gian gần đây, một số tài xế khi bị cảnh sát giao thông (CSGT) dừng phương tiện kiểm tra nồng độ cồn thì vứt lại xe rồi bỏ đi, cương quyết không hợp tác hoặc dắt bộ qua chốt. Đây được xem là những chiêu trò thường được các “ma men” sử dụng khi bị kiểm tra nồng độ cồn.