Nguồn cung thiếu hụt, giá rau xanh sẽ còn neo cao ít nhất 1-2 tháng

Vũ Long |

Nguồn rau trên thị trường giảm sút khiến giá rau xanh đang “phi mã”. Các tiểu thương dự báo giá rau xanh còn neo cao ít nhất 1-2 tháng tới.

Giá rau xanh tại các chợ tăng thêm 50%, có loại tăng gấp đôi

Do ảnh hưởng của đợt mưa lớn từ ngày 21-25.5.2022 gây ngập lụt tại nhiều vùng trũng Bắc Bộ, nhiều diện tích rau màu bị ngập úng, hư hại. Nguồn rau trên thị trường giảm sút khiến giá rau xanh đang tăng “phi mã”. Các tiểu thương dự báo giá rau xanh còn neo cao ít trong 1-2 tháng tới.

Khảo sát của PV Lao Động ngày 26.5 tại một số chợ dân sinh cho thấy, giá rau xanh đã tăng thêm ít nhất 50% so với trước, một số loại tăng gấp đôi, đặc biệt là các loại rau ăn lá.

ngafh 27.5, lượng rau xanh về chợ rất ít, đặc biệt là rau ăn lá. Ảnh: Vũ Long
Ngày 26.5, lượng rau xanh về chợ rất ít, đặc biệt là rau ăn lá. Ảnh: Vũ Long

Ngay cả loại rau chịu được nước như muống, cải xoong, cần ta… cũng bị dập, úa, chất lượng giảm sút, không còn vẻ tươi mởn như trước, mà nhiều lá vàng do bị ngập sâu trong nước; rau thơm, hành, cải dập nát, thối rễ; một số loại rau, quả ít bị ảnh hưởng hơn như: Dưa chuột, đậu quả, bí, bầu, bí… nhưng cũng bị thổi giá lên cao do lượng rau về chợ ít.

Tại hầu hết chợ dân sinh, giá các loại rau cải, ngót, đay phổ biến ở mức 15.000-20.000 đồng/bó tùy kích cỡ bó; rau muống, mồng tơi: 15.000 đồng/bó; dưa chuột: 18.000-20.000 đồng/kg; đậu quả, cà chua: 25.000-30.000 đồng/kg; hành lá, rau thơm: 30.000 đồng/kg (tăng gấp đôi ngày thường)…

Sáng 26.5, trao đổi với PV Lao Động, ông Bùi Tiến - Trạm trưởng Trạm Bảo vệ thực vật Mê Linh (Hà Nội) - thông tin: Tại khu vực Mê Linh - nơi được coi là ngập lụt gây thiệt hại gần 1.000ha lúa và rau màu trong đợt mưa lớn vừa qua, nước bắt đầu rút, nhưng những diện tích rau bị ngập khi nắng lên đã bắt đầu thối hỏng.

Dự báo giá rau xanh sẽ ở mức cao trong 1-2 tháng tới

“Vùng trong đồng thì lâu hơn, nhưng vùng bãi thì 20 ngày sau có thể làm đất để chuẩn bị trồng lại lứa rau mới” - ông Bùi Tiến cho hay.

Bà Nguyễn Thị Hồng (xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội) buồn rầu chia sẻ: Gần 1 sào rau của gia đình bà đang thu hoạch luân phiên với nhiều loại rau, đã bị úng ngập, thối hỏng hết. Hiện nay, nước rút nhưng hầu như không còn loại rau nào sống sót bởi nắng lên, rau bắt đầu bị thối rữa do quá “no nước”.

Nước ngập băng đồng, nhiều diện tích rau màu bị hư hỏng. Ảnh: VL
Nước ngập băng đồng, nhiều diện tích rau màu tại Mê Linh (Hà Nội) bị hư hỏng. Ảnh: VL

Bà Hồng thông tin, để có thể làm đất trồng đợt mới, ít nhất phải chờ 15-20 ngày, cày lật phơi đất khô hoàn toàn để diệt nấm mốc, sâu bệnh, sau đó gieo trồng. Đợi 1 lứa rau đến kỳ thu hoạch, cũng mất từ gần 1 tháng đến 2 tháng. Do đó, dự báo từ nay đến lúc đó, giá rau xanh sẽ ở mức cao do nguồn cung giảm sút.

Ông Bùi Tiến cũng cho hay, phải mất 20 ngày mới có thể làm đất để trồng rau. “Vùng bãi thì nhanh làm đất hơn vì đất pha cát nước rút nhanh, đất mau khô nên nhanh làm đất được” - ông Tiến nói.

Bà Nguyễn Thị Hồng (Đội 6 Văn Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) cũng cho hay, mặc dù mưa không nhiều như các tỉnh phía Bắc, nhưng đợt mưa vừa qua cũng khiến vườn rau gia vị của gia đình bà bị hư hỏng, chất lượng giảm sút. Tuy nhiên, bù lại, giá rau tăng cao nên bà cũng “gỡ” lại được phần nào số rau bị hỏng. Hiện tại, bà đang phá bỏ diện tích rau bị hư thối để trồng lứa mới, sau 1 tháng mới có thể cho thu hoạch.

“Nếu trồng rau ngắn ngày như rau cải, muống… thì từ khi trồng đến khi thu hoạch, sớm nhất cũng mất 28-30 ngày. Từ nay đến lúc đó, rau xanh sẽ khan hiếm và đắt” - bà Hồng cho hay.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Mưa ngập trắng đồng, tiểu thương tại chợ không có rau xanh để bán

Vũ Long |

Tình trạng mưa lớn kéo dài nhiều ngày nay khiến nhiều diện tích trồng rau bị ngập trắng, hư hỏng, lượng rau xanh về chợ giảm rất mạnh.

Giá thực phẩm, rau xanh tăng mạnh trong dịp lễ 30.4-1.5

Vũ Long |

Trong 4 ngày nghỉ lễ 30.4-1.5, giá một số loại thực phẩm tăng và sức mua cũng tăng hơn ngày thường.

Công nhân, xe ôm… khốn đốn trong “bão giá” rau xanh, thực phẩm

Vũ Long |

Giá rau xanh, thực phẩm vẫn tiếp tục tăng mạnh khiến những người có thu nhập thấp như công nhân, xe ôm, sinh viên… "méo mặt” vì phát sinh chi tiêu.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Mưa ngập trắng đồng, tiểu thương tại chợ không có rau xanh để bán

Vũ Long |

Tình trạng mưa lớn kéo dài nhiều ngày nay khiến nhiều diện tích trồng rau bị ngập trắng, hư hỏng, lượng rau xanh về chợ giảm rất mạnh.

Giá thực phẩm, rau xanh tăng mạnh trong dịp lễ 30.4-1.5

Vũ Long |

Trong 4 ngày nghỉ lễ 30.4-1.5, giá một số loại thực phẩm tăng và sức mua cũng tăng hơn ngày thường.

Công nhân, xe ôm… khốn đốn trong “bão giá” rau xanh, thực phẩm

Vũ Long |

Giá rau xanh, thực phẩm vẫn tiếp tục tăng mạnh khiến những người có thu nhập thấp như công nhân, xe ôm, sinh viên… "méo mặt” vì phát sinh chi tiêu.