Ngành cơ khí Việt Nam: "Chúng ta cần tạo dựng được thị trường trong nước"

Anh Tuấn |

Ngày 17.10, Báo Lao Động đã tổ chức tọa đàm trực tuyến: “Không để ngành cơ khí Việt Nam “tự bơi” trong cơ chế thị trường”. Tọa đàm với sự tham gia của đại diện Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), đại diện Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, đại diện một doanh nghiệp cơ khí.

"Điểm nghẽn" thị trường của ngành công nghiệp cơ khí

Ngành cơ khí đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới, bởi đây là ngành trực tiếp thiết kế, chế tạo ra nhiều loại máy móc, thiết bị, dụng cụ, thay sức người, tăng năng suất lao động.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, hiện vẫn còn nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về chức năng cần thiết xây dựng phát triển ngành công nghiệp cơ khí đối với nền kinh tế. Thậm chí có quan điểm “Cơ khí của Việt Nam đã hết thời, hiện tại là thời của công nghệ số, của giá trị xuất khẩu sản phẩm”.

Trình bày quan điểm về vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Thành – Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), ngành cơ khí chiếm tỉ trọng 1/3 so với công nghiệp. Ở các nước phát triển đã có sự thay đổi từ máy móc sang điều khiển hệ thống tự động, bán tự động, tự động hoàn toàn. Đơn cử như Đức có tỉ lệ cơ khí chiếm 40%, Hàn Quốc khoảng 30%...

Ông Nguyễn Ngọc Thành. Ảnh: Sơn Tùng
Ông Nguyễn Ngọc Thành. Ảnh: Sơn Tùng

Dù có sự thay đổi cơ cấu thì ngành cơ khí luôn đóng vai trò quan trọng ở mỗi quốc gia. Chính vì vậy, có thể đánh giá chung là cơ khí Việt Nam còn yếu nhưng không phải vì thế mà chúng ta không quan tâm. Trên thực tế, Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn quan tâm đến ngành cơ khí. Các chính sách, ưu đãi để cơ khí tiếp tục phát triển luôn được ưu tiên.

Nhận định về thực trạng ngành cơ khí của Việt, ông Nguyễn Chỉ Sáng, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam cho rằng, đây là ngành rất cần thiết, nhìn vào các nước phát triển thì không nước nào không có ngành cơ khí vững chắc.

Ở Việt Nam, thị trường ngành cơ khí trị giá trên 300 tỉ USD, nếu thị trường này rơi vào tay nước ngoài thì chúng ta mất thị trường và nền kinh tế sẽ bị lệ thuộc. Các công trình công nghiệp như thủy điện, nhiệt điện... có thể đem lại lợi nhuận vài chục tỉ USD cho đất nước.

Ông Nguyễn Chỉ Sáng. Ảnh: Sơn Tùng
Ông Nguyễn Chỉ Sáng. Ảnh: Sơn Tùng

"Nếu Việt Nam làm được thì có thể thu về lợi nhuận vài tỉ USD. Nếu làm chủ cơ khí thì chúng ta cũng làm chủ nguồn được cung vũ khí, đảm bảo độc lập tự chủ, an ninh quốc phòng", ông Sáng cho hay.

Ông Nguyễn Đức Cường -  Tổng Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hikari Việt Nam thì nhận định, thời gian gần đây, chúng ta quan tâm đến công nghiệp phụ trợ, quan tâm đến công nghiệp cơ khí. Từ Chính phủ đến các bộ ban ngành đã quan tâm đến cơ khí. Tuy nhiên, vẫn chỉ có doanh nghiệp lớn phát triển, còn doanh nghiệp nhỏ còn nhiều khó khăn chưa phát triển bền vững. Trước những khó khăn các doanh nghiệp gặp, phải cần có phong trào, các hiệp hội dẫn dắt.

Giải pháp thúc đẩy ngành cơ khí phát triển

Ông Nguyễn Đức Cường, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hikari Việt Nam, cho biết, Chính phủ đã có chính sách, Nghị định thúc đẩy ngành cơ khí Việt Nam phát triển, như các chính sách về thuế và hỗ trợ vốn.

Theo đó, hiện nay, các doanh nghiệp FDI mạnh về tài chính, lại được nhiều ưu ái về thuế xuất nhập khẩu. Nhưng muốn phát triển, chúng ta cần cơ chế giống nhau. Do đó, nên tạo ra những con chim đầu đàn đang khỏe mạnh, nhưng  cần có sự hỗ trợ cho những con chim sau.

Ông Nguyễn Đức Cường. Ảnh: Sơn Tùng
Ông Nguyễn Đức Cường. Ảnh: Sơn Tùng

"Hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam yếu về vận hành: Nhà nước cần có chương trình đào tạo đi kèm với truyền thông để doanh nghiệp biết những chính sách, sản phẩm của doanh nghiệp", ông Cường cho hay.

Kỳ vọng về sự phát triển ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam trong tương lai, ông Nguyễn Ngọc Thành – Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương): Chúng ta cần tạo dựng được thị trường trong nước. Với góc độ quản lý nhà nước, cơ hội trong nước là rất lớn.

Từ nay đến năm 2030, ngành cơ khí nhu cầu rơi vào 300 tỉ USD, nhưng chúng ta mới đáp ứng 1/3. Cơ hội chúng ta tiếp cận thị trường thế giới là rất lớn. Chúng ta cần tạo ra giá thành, tính ổn định, thị trường… thì cơ khí Việt Nam vẫn có cơ hội phát triển. Tiềm năng có, cơ hội có, con người có, thị trường có là những cơ hội cho cơ khí Việt Nam. Chúng ta cần ổn định cơ chế chính sách, tạo dựng thị trường vì doanh nghiệp Việt Nam đang chen lấn, tự mày mò…

 

Anh Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.