Mỗi gia đình TPHCM sẽ được phát 10-15 thẻ vào chợ trong 1 tháng

NGỌC LÊ |

Mới đây, Sở Công Thương TPHCM đã có văn bản gửi tới các địa phương, căn cứ điều kiện thực tế tình hình cung ứng hàng hóa trên địa bàn để phân chia tần suất đi chợ cách 2-3 ngày/lần cho mỗi hộ gia đình.

Sở Công Thương TPHCM vừa có văn bản gửi UBND Thành phố Thủ Đức và các quận huyện, đơn vị quản lý chợ đầu mối Thủ Đức, chợ đầu mối Hóc Môn, đơn vị quản lý chợ truyền thống, hướng dẫn phòng chống dịch tại các chợ đầu mối, chợ bán lẻ trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16.

Theo đó, Sở đề nghị UBND TP.Thủ Đức và các quận, huyện khẩn trương nghiên cứu, áp dụng phương án phân chia tần suất đi chợ của người dân trong khu vực với việc áp dụng "thẻ đi chợ".

Phân bổ số người đến theo khung giờ, đảm bảo khống chế lượng khách ra vào chợ phù hợp với số lượng hàng hóa cung ứng và hạn chế tối đa tình trạng tập trung đông người.

"Các địa phương căn cứ điều kiện thực tế tình hình cung ứng hàng hóa trên địa bàn để phân chia tần suất đi chợ cách 2 ngày/lần, hoặc 3 ngày/lần. Mỗi hộ gia đình sẽ được phát 10-15 thẻ vào chợ/30 ngày" - lãnh đạo Sở Công Thương yêu cầu.

Người dân TPHCM sẽ được phát thẻ vào chợ trong 30 ngày. Ảnh: Ngọc Lê

Riêng các khu vực phong tỏa, các địa phương thông tin đến người dân về việc mua thực phẩm thiết yếu tại các siêu thị, chợ trong khu phong tỏa với tần suất 2 lần/tuần, sử dụng phiếu đi chợ, siêu thị do chính quyền địa phương cấp.

Sở cũng yêu cầu đơn vị quản lý chợ, hộ kinh doanh và người lao động, người làm việc người bán hàng phải kí cam kết thực hiện các quy định, hướng dẫn về phòng chống dịch COVID-19 và các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm.

Thường xuyên tự đánh giá nguy lây nhiễm dịch bệnh. Trường hợp chợ truyền thống khi đánh giá có nguy cơ lây nhiễm, nguy cơ lây nhiễm cao thì cần rà soát khắc phục để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch. Chợ truyền thống không đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch sẽ phải tạm ngừng hoạt động.

Đối với đơn vị quản lý chợ đầu mối Hóc Môn, Thủ Đức tổ chức các điểm tập kết và trạm trung chuyển hàng hóa tạm thời tại các chợ đầu mối, thực hiện theo phương án được phê duyệt.

Theo đó, tuân thủ các nội dung về địa điểm bố trí, tổ chức phân luồng,giao thông... đảm bảo kết quả xét nghiệm âm tính đối với người ra vào chợ. Thời gian triển khai và ưu tiên bố trí nơi ăn nghỉ tại chỗ cho người lao động.

Cùng với đó, ban quản lý các chợ đầu mối phải yêu cầu hộ kinh doanh, người lao động, làm việc, thương nhân, thương lái phải kí cam kết thực hiện, tuân thủ các quy định hướng dẫn về phòng quản lý chợ, thương nhân kinh doanh thường xuyên tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm COVID-19.

NGỌC LÊ
TIN LIÊN QUAN

Giá trứng tăng đột biến, giá thịt, rau tăng nhẹ tại chợ dân sinh Hà Nội

CƯỜNG NGÔ - HOÀI ANH |

Do nhu cầu mua của người dân nhiều, trong khi việc nhập hàng, vận chuyển khá khó khăn khi Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội toàn thành phố nên giá thịt và rau xanh đều tăng tại các chợ dân sinh. Trong đó, mặt hàng tăng giá đột biến là trứng gà, trứng vịt.

Để chợ tiếp tục hoạt động, tiểu thương chợ Bình Thới bỏ tiền tự xét nghiệm

Tú Phúc |

Khoảng 150 tiểu thương và các thành viên Ban quản lý chợ Bình Thới (Quận 11, TPHCM) đã được lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 trong ngày 24.7. Kết quả của việc xét nghiệm sẽ quyết định chợ có tiếp tục hoạt động trong những ngày tới.

Tiểu thương chợ dân sinh lý giải nguyên nhân giá rau, thịt đồng loạt tăng

Cường Ngô |

Sau khi Hà Nội thực hiện việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, nhiều người đổ đến các chợ dân sinh mua sắm thực phẩm. Giá thực phẩm tăng nhẹ ở một số mặt hàng.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Giá trứng tăng đột biến, giá thịt, rau tăng nhẹ tại chợ dân sinh Hà Nội

CƯỜNG NGÔ - HOÀI ANH |

Do nhu cầu mua của người dân nhiều, trong khi việc nhập hàng, vận chuyển khá khó khăn khi Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội toàn thành phố nên giá thịt và rau xanh đều tăng tại các chợ dân sinh. Trong đó, mặt hàng tăng giá đột biến là trứng gà, trứng vịt.

Để chợ tiếp tục hoạt động, tiểu thương chợ Bình Thới bỏ tiền tự xét nghiệm

Tú Phúc |

Khoảng 150 tiểu thương và các thành viên Ban quản lý chợ Bình Thới (Quận 11, TPHCM) đã được lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 trong ngày 24.7. Kết quả của việc xét nghiệm sẽ quyết định chợ có tiếp tục hoạt động trong những ngày tới.

Tiểu thương chợ dân sinh lý giải nguyên nhân giá rau, thịt đồng loạt tăng

Cường Ngô |

Sau khi Hà Nội thực hiện việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, nhiều người đổ đến các chợ dân sinh mua sắm thực phẩm. Giá thực phẩm tăng nhẹ ở một số mặt hàng.