Lý do lần đầu tiên Việt Nam vươn lên thứ 22 toàn cầu về quy mô xuất khẩu

C.N - P.D |

Sau 25 năm kể từ khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã trở thành nền kinh tế có quy mô xuất khẩu đứng thứ 22 trên thế giới. Thành tích này đạt được trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu giảm thấp do tác động của xung đột thương mại.

Sáng 27.12, tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2019 và Triển khai nhiệm vụ năm 2020 của ngành Công Thương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, sau 25 năm kể từ khi gia nhập ASEAN, hơn 10 năm gia nhập WTO, Việt Nam đã trở thành nền kinh tế có quy mô xuất khẩu đứng thứ 22 trên thế giới.

Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, xuất khẩu của Việt Nam đã gia tăng nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng cao trên 15% trong giai đoạn 2011-2019 và chính thức cán mốc kim ngạch 500 tỉ USD vào giữa tháng 12.2019.

Kết quả này đã đưa Việt Nam tiếp tục duy trì thành tích xuất siêu năm thứ 4 liên tiếp trong năm nay (xuất siêu khoảng 9,9 tỉ USD).

Trong đó, nhiều mặt hàng xuất khẩu của nước ta giữ được vị trí quan trọng trong xếp hạng thành tích xuất khẩu của thế giới như: Dệt may (đứng thứ 7 thế giới về xuất khẩu với kim ngạch vào khoảng 33 tỉ USD), da giày (thứ 3 thế giới về sản xuất và thứ 2 về xuất khẩu với kim ngạch vào khoảng 17 tỉ USD), điện tử (đứng thứ 12 thế giới về xuất khẩu, trong đó mặt hàng điện thoại di động đứng thứ 2 thế giới với kim ngạch vào khoảng khoảng 50 tỉ USD), thủy sản (đứng thứ tư thế giới về xuất khẩu với kim ngạch vào khoảng 9 tỉ USD), đồ gỗ (đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu với kim ngạch vào khoảng 9 tỉ USD)...

Theo Bộ trưởng, thành tích này đạt được trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu giảm thấp do tác động của xung đột thương mại, cạnh tranh chiến lược giữa các nền kinh tế lớn, đặc biệt là căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc; xu hướng bảo hộ mậu dịch và việc các nước đang ngày càng gia tăng các biện pháp hạn chế thương mại.

"Đây là kết quả phản ánh sự nỗ lực của Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương, trong đó có Bộ Công Thương trong việc giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô; không ngừng cải thiện môi trường kinh doanh tạo động lực cho doanh nghiệp yên tâm phát triển sản xuất và xuất khẩu cũng như như thu hút mở rộng đầu tư cho phát triển xuất khẩu", Bộ trưởng cho hay.

C.N - P.D
TIN LIÊN QUAN

Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 41,3 tỉ USD

L.V |

Thống kê sơ bộ cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2019 dự kiến đạt 41,3 tỉ USD, tăng khoảng 3,5% so với năm 2018.

Khó xuất khẩu sang Trung Quốc, mực khô lại “bí” đầu ra

thanh hải |

Thị trường tiêu thụ mực của ngư dân Quảng Nam chủ yếu là Trung Quốc nhưng mới đây nước này bắt buộc chuyển từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch với yêu cầu phải truy xuất nguồn gốc khiến đầu ra của sản phẩm mực khô bị ùn ứ hàng trăm tấn.

Xuất khẩu dệt may, da giầy tăng trưởng

Phạm Dung |

Báo cáo tình hình hoạt động công nghiệp tháng 11 và 11 tháng năm 2019 của Bộ Công Thương cho thấy, sản xuất nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo vẫn duy trì là nhóm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn ngành công nghiệp, tiếp tục tăng với tốc độ cao nhất.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 41,3 tỉ USD

L.V |

Thống kê sơ bộ cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2019 dự kiến đạt 41,3 tỉ USD, tăng khoảng 3,5% so với năm 2018.

Khó xuất khẩu sang Trung Quốc, mực khô lại “bí” đầu ra

thanh hải |

Thị trường tiêu thụ mực của ngư dân Quảng Nam chủ yếu là Trung Quốc nhưng mới đây nước này bắt buộc chuyển từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch với yêu cầu phải truy xuất nguồn gốc khiến đầu ra của sản phẩm mực khô bị ùn ứ hàng trăm tấn.

Xuất khẩu dệt may, da giầy tăng trưởng

Phạm Dung |

Báo cáo tình hình hoạt động công nghiệp tháng 11 và 11 tháng năm 2019 của Bộ Công Thương cho thấy, sản xuất nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo vẫn duy trì là nhóm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn ngành công nghiệp, tiếp tục tăng với tốc độ cao nhất.