Lo nhập siêu từ Thái Lan tăng mạnh

Linh Linh |

Không chỉ “lấn lướt” hàng tiêu dùng Việt trên các kệ hàng tại siêu thị, giờ đây hàng Thái còn tràn ngập khắp các ngõ ngách. Minh chứng rõ ràng nhất theo báo cáo của Vụ Thị trường Châu Á-Châu Phi (Bộ Công Thương) cho thấy nhập siêu từ Thái Lan đang tăng mạnh.

Trong 8 tháng đầu năm, người Việt đã chi hàng triệu USD để nhập khẩu (NK) từ hàng điện gia dụng, linh kiện và ôtô nguyên chiếc, xăng dầu cho đến cả… rau quả từ đất Thái.

Theo báo cáo của Vụ Thị trường Châu Á - Châu Phi, trong 8 tháng đầu năm 2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) giữa hai nước Việt Nam - Thái Lan đạt khoảng 9,64 tỉ USD. Trong đó, kim ngạch XK sang Thái Lan đạt khoảng 3,07 tỉ USD, kim ngạch NK từ Thái Lan đạt 6,57 tỉ USD. Như vậy, Việt Nam (VN) nhập siêu từ Thái Lan 3,5 tỉ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2016.

Có 5 nhóm mặt hàng NK lớn nhất từ Thái Lan trong 8 tháng đầu năm, góp phần lớn vào giá trị nhập siêu là: Hàng điện gia dụng và linh kiện (646 triệu USD); đứng thứ hai là rau quả (618 triệu USD), ôtô nguyên chiếc (432 triệu USD), xăng dầu các loại (406 triệu USD), chất dẻo nguyên liệu (403 triệu USD), linh kiện phụ tùng ôtô (340 triệu USD).

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhập siêu từ Thái Lan được chỉ ra là dù nhiều mặt hàng trong nước đã sản xuất được tuy nhiên các doanh nghiệp (DN) vẫn NK từ Thái. Trong năm 2016, riêng tổng kim ngạch của 4 nhóm mặt hàng NK lớn nhất từ Thái Lan là hàng điện gia dụng và linh kiện, linh kiện phụ tùng ôtô, ôtô nguyên chiếc, rau quả đã chiếm tới 30% tổng kim ngạch NK.

Riêng đối với rau quả, năm 2016, VN NK từ Thái 410 triệu USD (chiếm 44,3% tổng kim ngạch NK rau quả của VN từ thế giới, gấp 10 lần kim ngạch XK rau quả của VN sang Thái Lan trong năm 2016). VN NK chủ yếu từ Thái Lan các loại rau quả gồm: Các loại đậu hạt, nấm, sầu riêng, dâu tây, chôm chôm, nhãn, măng cụt, mít, me, mận, mơ, xoài... Trong khi đó, Thái Lan chỉ mới cấp phép cho thanh long, vải và nhãn của VN được chính thức NK vào thị trường Thái Lan.

Mặt khác, nhiều mặt hàng NK từ Thái Lan đã được hưởng thuế suất thuế ưu đãi theo lộ trình cam kết trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA). Cho đến nay, VN đã xóa bỏ thuế NK đối với xấp xỉ 90% tổng số dòng thuế và sẽ xóa bỏ thuế đối với 98% số dòng thuế vào năm 2018.

Không những vậy, Thái Lan đã thiết lập kênh phân phối vững chắc và đang tiếp tục mở rộng tại VN. Các tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Thái Lan như Central Group, TCC Group đã tiến hành mua bán, sáp nhập các chuỗi bán lẻ tại VN thời gian qua và tiếp tục có kế hoạch mở rộng tại VN. Đây là điều kiện thuận lợi để DN Thái đưa trực tiếp hàng Thái tới người tiêu dùng VN.

Ngoài ra, người tiêu dùng VN vẫn có tâm lý ưa chuộng hàng Thái Lan, cả về giá cả, mẫu mã và chất lượng, đặc biệt là các mặt hàng điện, điện tử, sản phẩm gia dụng, hoa quả và hàng tiêu dùng khác.

Do có tiềm lực về tài chính, Chính phủ Thái Lan dành ngân sách khá lớn cho việc triển khai với quy mô lớn và có hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường VN trong thời gian qua. Hàng năm, có khoảng 12 đến 20 hội chợ hàng Thái được Bộ Thương mại Thái Lan, Hiệp hội DN Thái, DN tư nhân của VN đứng ra tổ chức với quy mô 100-300 gian hàng.

Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác xuất phát từ việc nhiều mặt hàng NK từ Thái Lan thuộc nhóm cần NK để phục vụ sản xuất, tiêu dùng trong nước, chiếm tới 50% tổng kim ngạch NK từ Thái Lan như: máy móc, thiết bị, xăng dầu các loại; chất dẻo nguyên liệu; hóa chất; xơ, sợi dệt các loại... Cùng với đó, các hoạt động mở rộng đầu tư của DN Thái Lan tại VN cũng dẫn tới việc tăng NK các mặt hàng phục vụ sản xuất, kinh doanh tại VN.

Ngoài ra, nguyên nhân nhập siêu được xác định là do tác động của việc chuyển dịch nguồn NK. Trước đây, nhiều mặt hàng tiêu dùng chủ yếu được NK từ Trung Quốc, nay chuyển sang NK từ Thái Lan do người tiêu dùng dần tẩy chay hàng Trung Quốc, chuyển sang dùng hàng Thái và do hàng Thái Lan được hưởng ưu đãi thuế theo hiệp định ATIGA.

Trước việc nhập siêu từ Thái đang tăng mạnh, mới đây, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đã chỉ đạo các đơn vị liên quan chủ động, quyết liệt triển khai thực hiện các biện pháp nhằm thúc đẩy XK sang Thái Lan, khắc phục và giảm dần tình trạng nhập siêu, cân bằng cán cân thương mại.

Linh Linh
TIN LIÊN QUAN

Sập cửa hàng tiện lợi ở TPHCM, nghi có người mắc kẹt bên trong

Chân Phúc |

TPHCM - Cửa hàng tiện lợi nằm trên đường Vĩnh Hội (quận 4) bất ngờ bị sập, hiện lực lượng chức năng đang tích cực triển khai các biện pháp cứu nạn cứu hộ.

Lì xì mùa Tết hết cả tháng lương

Phương Minh |

"Để chuẩn bị tiền lì xì một mùa Tết đi tong cả tháng lương của tôi, thậm chí phải hơn khi tiền lì xì cũng leo thang theo giá cả" - chị Phạm Ngọc Anh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ khi được hỏi về việc lì xì đầu năm.

Hàng nghìn người lỉnh kỉnh đồ đạc xuống Ga Thanh Hóa để về quê đón Tết

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão - 2023, tại nhà Ga Thanh Hóa đã đón hàng nghìn người về quê ăn Tết. Tại đây, nhiều người lỉnh kỉnh đồ đạc, “tay xách nách mang” hối hả ra xe người thân chờ sẵn để về đón Tết đoàn viên cùng gia đình.

Người dân chen chân trong siêu thị ngày cận Tết mua hàng giảm giá, bình ổn

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Với nhiều chương trình bình ổn giá, khuyến mãi, giảm giá, các siêu thị đang thu hút lượng lớn người dân đến tham quan, mua sắm Tết.

Ông Kissinger đổi lập trường, nêu kế hoạch Ukraina mới nhất

Song Minh |

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger thay đổi lập trường, ủng hộ Ukraina gia nhập NATO.

Tiểu thương chợ hoa lớn nhất Hà Nội than ế ẩm ngày giáp Tết

MINH HÀ - DƯƠNG ANH |

Theo các tiểu thương bán hoa tại chợ Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội), năm nay giá hoa vẫn giữ mức ổn định, tăng cao nhất vào các ngày 29 và 30 Tết. Tuy nhiên, hàng hóa vẫn còn tiêu thụ chậm, chỉ bằng 50% so với mọi năm.

Những bản hợp đồng bom tấn tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Trước thềm mùa giải mới V.League 2023, các câu lạc bộ như Công an Hà Nội, Nam Định hay Thanh Hoá hoạt động rất tích cực trên thị trường chuyển nhượng với những bản hợp đồng "bom tấn" chất lượng.

Trách nhiệm cá nhân trong vụ Chủ tịch Vimedimex thâu tóm "đất vàng" ra sao?

Việt Dũng |

Hà Nội - Ngoài bị can Nguyễn Thị Loan - Chủ tịch Vimedimex và 8 người trong vụ dìm giá, thâu tóm 49.000 m2 đất, công an còn nêu trách nhiệm của nhiều cá nhân.