Không nên bỏ kiểm dịch thịt, trứng, sữa đã qua chế biến

Anh Linh |

Mới đây, tại Hội thảo “Rà soát đánh giá chất lượng các quy định về quản lý, kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực NNPTNT: Vấn đề kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật, kiến nghị chính sách” do Viện Nghiên cứu kinh tế T.Ư phối hợp với Chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam tổ chức, một số ý kiến đề nghị không kiểm dịch các sản phẩm thịt, trứng, sữa đã qua chế biến.

Mục đích là tháo gỡ thủ tục hành chính

Lấy ý kiến của các bộ, ban, ngành, các cơ quan chức năng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) tập trung vào 2 phương án: Giữ hay bỏ quy định kiểm dịch nhập khẩu, xuất khẩu (NK, XK) sản phẩm thịt, trứng, sữa, mật ong đã qua chế biến… Trong khi các chuyên gia của Viện Nghiên cứu kinh tế T.Ư, Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam - Euro Cham, Hiệp hội Sữa Việt Nam lại đề nghị không kiểm dịch các sản phẩm thịt, trứng, sữa đã qua chế biến. Theo các ý kiến về nội dung sửa đổi, bổ sung Thông tư 25, không kiểm dịch NK, XK các loại sản phẩm dạng đóng hộp thuộc nhóm thịt, sản phẩm từ thịt, phủ tạng, phụ phẩm của động vật có nguồn gốc từ động vật trên cạn dạng tươi sống, hun khói, phơi khô, sấy, ướp muối, ướp lạnh, đông lạnh; không kiểm dịch NK, XK các loại sản phẩm chế biến đối với nhóm lạp xưởng, patê, xúc xích, giăm bông, mỡ và các sản phẩm động vật khác dạng sơ chế; không kiểm dịch NK, XK các loại sữa hộp, sữa bột, các sản phẩm từ sữa đối với nhóm sữa tươi, sữa chua, bơ, pho mát, sữa bánh và không kiểm dịch NK, XK bột trứng và các sản phẩm từ trứng đối với nhóm trứng tươi, trứng muối của động vật trên cạn…

Hệ lụy từ việc “bỏ ngỏ”

Tuy nhiên, bên cạnh một số ý kiến đề xuất trên, còn nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại nếu bỏ quy định kiểm dịch NK, XK sản phẩm thịt, trứng, sữa, mật ong đã qua chế biến sẽ gây ra nhiều hệ lụy. Giới chuyên môn lo ngại việc bỏ kiểm dịch sẽ dẫn đến nguy cơ các dịch bệnh nguy hiểm ở động vật sẽ xâm nhiễm vào Việt Nam. Đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh trên gia súc đang hết sức phức tạp khi dịch tả lợn Châu Phi đang hoành hành tại Trung Quốc và hàng chục quốc gia khác. Gần đây, Nhật Bản, Hàn Quốc đã phát hiện virus dịch tả heo Châu Phi trong sản phẩm thịt chế biến tại một số cửa khẩu. Nhiều nước trên thế giới cũng đã ghi nhận các ổ dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vận chuyển, lưu thông, tiêu thụ sản phẩm động vật đã qua chế biến.

Các chuyên gia nêu ý kiến: Việc bỏ kiểm dịch không phù hợp với Luật Thú y của nước ta cũng như Luật Thú y thế giới (OIE). Các nước vẫn tổ chức kiểm dịch, kiểm soát rất nghiêm ngặt sản phẩm thịt, trứng, sữa, mật ong đã qua chế biến của Việt Nam nhập khẩu thị trường họ. Chẳng hạn, DN Việt Nam muốn XK thịt gà sang Nhật phải đáp ứng nhiều yêu cầu gắt gao từ nước này. Dù đã giám sát, kiểm tra kỹ từ Việt Nam nhưng khi sang đến Nhật, cơ quan thú y cửa khẩu của nước này vẫn lấy mẫu xét nghiệm lần nữa, nếu đạt mới cho phép thông quan. Trong khi đó, Việt Nam lại đề nghị bỏ kiểm dịch sản phẩm nước ngoài NK là không phù hợp.

Ông Gabor Fluit - Tổng Giám đốc Châu Á - Tập đoàn De Heus (Hà Lan), cũng nêu quan điểm không nên bỏ kiểm dịch NK, XK sản phẩm thịt, trứng, sữa, mật ong đã qua chế biến vì chúng vẫn có những mối nguy cần phải kiểm soát. Ông Gabor Fluit cho rằng, ngay cả những nước có nền chăn nuôi phát triển nhất thế giới vẫn có thể xảy ra sự cố về dịch bệnh, an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, cần thay đổi phương thức kiểm soát để tăng tính hiệu quả, không làm mất thời gian, chi phí không cần thiết cho DN. Sản phẩm chế biến vẫn có thể chứa vi sinh vật gây bệnh cho người hoặc vật nuôi nên các nước trên thế giới đều kiểm dịch nhóm sản phẩm này. Vì vậy, Việt Nam không thể “mở toang cửa” cho người ta nhập cả container thực phẩm vào, sẽ rất nguy hiểm. Bên cạnh đó, việc bỏ kiểm dịch NK sản phẩm động vật trên cạn đã qua chế biến từ các nước sẽ gây áp lực lớn đến ngành chăn nuôi trong nước không loại trừ khả năng những sản phẩm hết hạn sử dụng, phế phẩm, phụ phẩm… sẽ tràn vào nước ta gây khó khăn cho công tác quản lý.

Anh Linh
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.