Không có chuyện Mỹ, EU ngăn chặn hàng hoá Việt Nam để chống dịch

Cường Ngô |

Phòng Kinh tế Đại sứ quán Hoa Kỳ đã khẳng định với Vụ Thị trường Châu Âu - Châu Mỹ (Bộ Công Thương), các cơ quan quản lý của nước này không áp dụng biện pháp nào để ngăn chặn việc tiếp cận thị trường với hàng hoá Việt Nam khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ.

Ngay khi có thông tin về việc một số khách hàng Mỹ và EU đưa ra thông báo về việc tạm ngừng, giãn đơn hàng nhập khẩu của Việt Nam, những doanh nghiệp (DN) của Việt Nam đang xuất khẩu hàng hoá vào các thị trường này, nhất là DN dệt may đang rất lo lắng vì... không có đầu ra.

Về vấn đề này, chiều 20.3, tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng dịch COVID-19 của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chủ trì, bà Nguyễn Cẩm Trang - Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cho biết, hiện nay, có hiện tượng khách hàng của Hoa Kỳ và EU đưa ra thông báo về việc tạm ngừng, giãn, hoãn hoặc hủy đơn hàng nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam. Xu hướng chính là giãn thời gian giao các đơn hàng tới 3-4 tháng để trông chờ thị trường phục hồi trở lại.

Do đây đều là những khách hàng lớn, nên số lượng đơn hàng bị hủy tương đương với năng lực sản xuất của nhiều đơn vị lên tới một nửa tháng sản xuất, tương ứng 3-3,5% sản lượng của cả năm 2020.

Đầu tuần tới, Cục Xuất nhập khẩu sẽ làm việc với hiệp hội, DN dệt may, da giày, tìm hiểu thực tế những khó khăn của DN. Đối với những DN đã đưa hàng ra cảng rồi nhưng chưa xuất được, phải chịu khó chi phí về vấn đề lưu công, lưu bãi,  Cục Xuất nhập khẩu đã có văn bản đề xuất Bộ Giao thông vận tải tháo gỡ khó khăn về chi phí cho các DN này.

"Đồng thời, Cục Xuất nhập khẩu sẽ rà soát các thị trường trọng điểm, nhất là các thị trường chưa chịu nhiều ảnh hưởng của dịch COVID-19, để mở rộng thị trường mới cho DN. Bên cạnh đó, xuất khẩu trở lại sang thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản khi việc kiểm soát dịch bệnh đang dần khả quan hơn”, bà Trang cho hay.

Ông Tạ Hoàng Linh - Vụ trưởng Vụ Thị trường Châu Âu - Châu Mỹ cho rằng, dịch COVID-19 lan rộng tại EU và Hoa Kỳ, khiến Chính phủ các nước buộc phải ra giải pháp quyết liệt đóng cửa biên giới.

Tuy nhiên, những chính sách này không tác động trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của VN và EU. Bởi, quy định này chỉ áp dụng đến hành trình di chuyển của các cá nhân, là các biện pháp kiểm dịch để đảm bảo sức khoẻ của người Châu Âu; còn các hoạt động vận chuyển và thông thương hàng hoá thì không bị hạn chế.

Song, xét về khía cạnh kinh tế, ông Tạ Hoàng Linh cho hay, một mặt nào đó sẽ ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển hàng hoá - từ các khâu vận chuyển, thông quan, lưu kho, bốc dỡ, tiêu thụ; gây gián đoạn, làm chậm chễ dòng chảy kinh tế, thương mại và dịch vụ.

Còn đối với Hoa Kỳ, Phòng Kinh tế Đại sứ quán Hoa Kỳ đã khẳng định, các cơ quan quản lý của nước này không áp dụng biện pháp nào để ngăn chặn việc tiếp cận thị trường với hàng hoá Việt Nam khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ.

"Đối với EU, trong 2 tháng đầu năm 2020, chúng ta đã xuất khẩu 5,9 tỉ USD, giảm 4,57% so với cùng kỳ năm ngoái. Các mặt hàng như thuỷ sản tăng 6%, hạt điều tăng 0,94%, tiêu là 0,47%, rau quả, cà phê giảm 1%. Các mặt hàng dệt may xuất khẩu được hơn 560 triệu USD, tăng 0,9%, các mặt hàng giày dép hơn 705 triệu USD, tăng 2,51%...

Về phía thị trường Mỹ, xuất khẩu của Việt Nam là 10,3 tỉ USD, tăng 25.5%, các mặt hàng dệt may tăng 5,2%, da giày tăng 7,4%. Số liệu này được đánh giá tương đối khả quan trong thời điểm dịch bệnh đang diễn biến phức tạp ở EU và Hoa Kỳ", ông Linh nói.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Khách hàng Mỹ tạm ngưng nhận đơn hàng, dệt may Việt Nam tìm cách vượt khó

Cường Ngô |

Ngay khi có thông tin về việc một số khách hàng Mỹ và EU đưa ra thông báo về việc tạm ngừng, giãn đơn hàng nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam, những doanh nghiệp (DN) dệt may Việt Nam lo lắng vì thiếu đầu ra, đồng thời tìm cách tháo gỡ khó khăn.

Hà Nội đủ hàng hoá cung cấp cho người dân trong dài hạn

Cường Ngô |

Mạng xã hội tối 19.3 lan truyền thông tin Hà Nội sẽ phong tỏa thành phố từ 12h đêm vì dịch COVID-19 khiến nhiều người hoang mang, và đến các trung tâm thương mại để mua, tích trữ hàng hoá. Ngay sau đó, Chủ tịch Hà Nội lên tiếng bác bỏ tin đồn thất thiệt này. Cùng với đó, Bộ Công Thương cũng khẳng định đủ hàng hoá để cung ứng.

Đảm bảo cung ứng đủ hàng hoá phục vụ người dân

Cường Ngô - Khánh Vũ |

Để tăng khả năng đáp ứng nhu cầu hàng hóa cho người dân và giảm bớt tụ tập đông người, một nhóm hành động đã được doanh nghiệp cung ứng triển khai. Điển hình như việc nhiều siêu thị ở Hà Nội đã kích hoạt chương trình bán hàng qua điện thoại, ứng dụng...

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Khách hàng Mỹ tạm ngưng nhận đơn hàng, dệt may Việt Nam tìm cách vượt khó

Cường Ngô |

Ngay khi có thông tin về việc một số khách hàng Mỹ và EU đưa ra thông báo về việc tạm ngừng, giãn đơn hàng nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam, những doanh nghiệp (DN) dệt may Việt Nam lo lắng vì thiếu đầu ra, đồng thời tìm cách tháo gỡ khó khăn.

Hà Nội đủ hàng hoá cung cấp cho người dân trong dài hạn

Cường Ngô |

Mạng xã hội tối 19.3 lan truyền thông tin Hà Nội sẽ phong tỏa thành phố từ 12h đêm vì dịch COVID-19 khiến nhiều người hoang mang, và đến các trung tâm thương mại để mua, tích trữ hàng hoá. Ngay sau đó, Chủ tịch Hà Nội lên tiếng bác bỏ tin đồn thất thiệt này. Cùng với đó, Bộ Công Thương cũng khẳng định đủ hàng hoá để cung ứng.

Đảm bảo cung ứng đủ hàng hoá phục vụ người dân

Cường Ngô - Khánh Vũ |

Để tăng khả năng đáp ứng nhu cầu hàng hóa cho người dân và giảm bớt tụ tập đông người, một nhóm hành động đã được doanh nghiệp cung ứng triển khai. Điển hình như việc nhiều siêu thị ở Hà Nội đã kích hoạt chương trình bán hàng qua điện thoại, ứng dụng...