Hàng loạt chợ cóc, chợ tạm ở Hà Nội hoạt động bất chấp lệnh cấm

Phương Thảo |

Những ngày trở lại đây, nhiều chợ cóc ở Hà Nội họp ngay dưới lòng đường, trong các ngõ nhỏ, người mua người bán tấp nập bất chấp lệnh tạm dừng để phòng chống dịch.

Từ ngày 11.5, Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động các nhà hàng bia, quán bia và giải tỏa ngay các chợ cóc, chợ tạm để phòng dịch COVID-19.

Hà Nội cho phép nhiều hoạt động, dịch vụ kinh doanh hoạt động trở lại từ 6h sáng 21.9. Trong đó, cửa hàng cắt tóc, gội đầu; sửa chữa, rửa xe, điện tử, điện lạnh; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống (chỉ bán hàng mang về) và đóng cửa trước 21h hàng ngày.

Như vậy, chợ cóc, chợ tạm, hàng rong chưa được hoạt động trở lại. Đây là những địa điểm được ngành y tế nhận định tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh ra cộng đồng.

 
Lấn chiếm vỉa hè trên đường Vũ Thạnh làm nơi buôn bán không đảm bảo phòng dịch. Ảnh: Đức Thiện

Tuy nhiên, nhiều ngày nay, chợ cóc, chợ tạm vẫn hoạt động rộn ràng trên nhiều tuyến đường, khu vực dân cư, bất chấp các quy định phòng dịch của thành phố.

Theo ghi nhận sáng 8.10, các tuyến phố thuộc các quận Hoàng Mai, Cầu Giấy, Đống Đa... nhiều chợ cóc họp từ sáng sớm ngay dưới lòng đường, trong các ngõ nhỏ. Người mua người bán tấp nập, không thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch.

 
Thậm chí, người bán hàng trong ngõ nhỏ nằm trên đường Xuân Thuỷ (Cầu Giấy, Hà Nội) không đeo khẩu trang khi bán hàng. Ảnh: Đức Thiện

Trên đường (Xuân Thuỷ, Hà Nội), tình trạng lấn chiếm vỉa hè diễn ra phổ biến. Những người bán hoa quả, thực phẩm, quán ăn không có mã Code QR cho người mua khai báo y tế theo quy định của Hà Nội.

Tương tự, trên đường Trần Quang Diệu (Đống Đa, Hà Nội), hàng loạt hàng rong lấn chiếm vỉa hè. Theo các tiểu thương, do nhu cầu của người dân lớn nên người bán tranh thủ bày hàng khoảng 2-3 giờ đồng hồ buổi sáng.

Chia sẻ với Lao Động, chị Nguyễn Chi (Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội) cho biết: "Việc mua sắm tại các chợ cóc, chợ tạm tiện và rẻ hơn so với các cửa hàng tiện lợi, siêu thị hay trung tâm thương mại. Nên nhiều người dân vẫn có thói quen và lựa chọn mua hàng tại đây".

Lấn chiếm vỉa hè trước cổng chợ Thái Hà làm nơi buôn bán không đảm bảo phòng dịch.
Lấn chiếm vỉa hè, lòng đường trước cổng chợ Thái Hà làm nơi buôn bán. Ảnh: Đức Thiện

Lý giải về lý do chợ cóc, chợ tạm có nguy cơ tái xuất hiện, bà Trần Thị Phương Lan - quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - cho rằng, việc giải tỏa chợ cóc, chợ tạm là việc khó của chính quyền địa phương bởi việc giải tỏa chủ yếu do cán bộ các phường, xã thực hiện, nhưng lực lượng này mỏng, chế tài xử phạt nhẹ.

Bên cạnh đó, các quận nội thành thiếu chợ dân sinh, người tiêu dùng lại có thói quen tiện đâu mua đấy, ít chú trọng nguồn gốc hàng hóa, đã tiếp tay cho chợ cóc, chợ tạm mọc lên.

Đặc biệt, các "điểm đen" tại địa bàn giáp ranh càng dễ tái phạm do các tiểu thương hay di chuyển giữa các địa bàn để tránh sự kiểm tra của cơ quan chức năng.

 

Mặc dù nhu cầu mua bán thực phẩm, hàng hóa thiết yếu của người dân là chính đáng. Tuy nhiên, chợ cóc, chợ tạm, hàng rong hoạt động không chỉ vi phạm quy định phòng, chống dịch mà còn là mối nguy khó lường trong việc kiểm soát dịch bệnh.

Phương Thảo
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Chợ cóc hoạt động chui từ 4h sáng để tránh chốt kiểm soát dịch

HOÀI ANH |

Nhằm tránh chốt kiểm soát dịch, một số người dân đã mang rau đến bán tại đường Tam Trinh (Hoàng Mai, Hà Nội) từ 4h sáng.

Hà Nội tái diễn trà đá vỉa hè, chợ cóc, công an liên tục kiểm tra, nhắc nhở

Tùng Giang |

Ngày 4.7, tình trạng chợ cóc, chợ tạm, trà đá vỉa hè ở Hà Nội vẫn hoạt động gây ảnh hưởng đến các biện pháp phòng chống dịch bệnh chung của thành phố.

Hà Nội: Cafe, trà đá, chợ cóc vẫn âm thầm hoạt động bất chấp lệnh cấm

Tùng Giang - Hà Phương |

Ngày 26.5, một số quán cafe, trà đá vỉa hè, chợ cóc... trên địa bàn Hà Nội vẫn âm thầm đón khách, bất chấp yêu cầu tạm dừng hoạt động để phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Hà Nội: Chợ cóc hoạt động chui từ 4h sáng để tránh chốt kiểm soát dịch

HOÀI ANH |

Nhằm tránh chốt kiểm soát dịch, một số người dân đã mang rau đến bán tại đường Tam Trinh (Hoàng Mai, Hà Nội) từ 4h sáng.

Hà Nội tái diễn trà đá vỉa hè, chợ cóc, công an liên tục kiểm tra, nhắc nhở

Tùng Giang |

Ngày 4.7, tình trạng chợ cóc, chợ tạm, trà đá vỉa hè ở Hà Nội vẫn hoạt động gây ảnh hưởng đến các biện pháp phòng chống dịch bệnh chung của thành phố.

Hà Nội: Cafe, trà đá, chợ cóc vẫn âm thầm hoạt động bất chấp lệnh cấm

Tùng Giang - Hà Phương |

Ngày 26.5, một số quán cafe, trà đá vỉa hè, chợ cóc... trên địa bàn Hà Nội vẫn âm thầm đón khách, bất chấp yêu cầu tạm dừng hoạt động để phòng, chống dịch bệnh COVID-19.