Hàng giả, nhái “ngập” chợ online: Tinh vi trên nhiều nền tảng, nan giải để xử lý

ĐÌNH TRƯỜNG |

Từ mạng xã hội đến các sàn thương mại điện tử, việc buôn bán các sản phẩm có dấu hiệu giả, nhái đang diễn ra tràn lan. Thực tế đòi hỏi sự cập nhật đến từ các quy định, cơ chế quản lý và cả sự vào cuộc mạnh mẽ của cơ quan chức năng.

Hàng “hiệu” giá siêu rẻ

Thu hút đến gần 90.000 lượt theo dõi trên fanpage Facebook, “Ae shop Việt Nam” là địa chỉ thường xuyên đăng tải các bài viết, video rao bán sản phẩm quần áo, giày dép, phụ kiện thời trang. Những video livestream quảng cáo mà trang này đăng tải có đến cả trăm nghìn lượt xem mỗi tối.

Trong các video, để lôi kéo khách hàng, nhóm chủ trang này liên tục trên tay các món hàng gắn nhãn thương hiệu đình đám, tung hô là các sản phẩm đẳng cấp, hàng cực hiếm, cực hot, “không mua là hối hận”.

Những mặt hàng được quảng cáo đến từ các thương hiệu lớn như Gucci, Dior, Louis Vuitton... lại chỉ có giá chỉ vài trăm nghìn đồng.

Cuối tháng 1.2021, lực lượng quản lý thị trường đã đồng loạt kiểm tra chuỗi cửa hàng “Ae shop Việt Nam” tại nhiều địa phương, thu giữ hơn 7.000 sản phẩm có dấu hiệu làm giả các thương hiệu nổi tiếng, không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.

Những video livestream bán hàng giá rẻ như phương thức “Ae shop Việt Nam” sử dụng hiện tràn lan trên Facebook. Để tăng lượt tiếp cận, các chủ kênh không ngần ngại sử dụng đủ thứ chiêu trò như ăn mặc sexy, sử dụng các từ ngữ giật gân đến hài hước. Thậm chí, các fanpage còn bỏ tiền để chạy quảng cáo, đem những món hàng có dấu hiệu giả nhái ra làm quà tặng nếu người dùng bình luận, chia sẻ hay tag thêm bạn bè vào trong các video.

Trong một nhóm kín trên Facebook có tên “Nguồn hàng Bánh kẹo, Thực phẩm” có hơn 3.000 thành viên, một tài khoản có tên “Bánh kẹo Tết” giới thiệu nhiều sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu từ các nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Nga… Tuy nhiên, mức giá bán của những mặt hàng này chỉ khoảng hơn 100.000 đồng. Để gia tăng niềm tin, chủ tài khoản này khẳng định với khách hàng rằng “hàng này là hàng xuất dư mới có giá tốt như thế này, đang dịch bệnh nên xả cuối năm, nghỉ Tết sớm”.

Mới đây, ngày 21.1, từ thông tin trên Facebook “Thái Thiếu Hoa”, lực lượng quản lý thị trường Quảng Nam đã thu giữ một lượng hàng lớn chuẩn bị được tung ra bán Tết.

Cụ thể, hàng nghìn sản phẩm với tổng giá trị hơn 50 triệu đồng bao gồm các mặt hàng như táo đỏ, kẹo chanh, nho khô, hạt hướng dương... đã bị cơ quan chức năng thu giữ. Tại thời điểm kiểm tra, chủ Facebook nêu trên không cung cấp được giấy đăng ký kinh doanh, không xuất trình được hóa đơn, chứng từ để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa.

Bên cạnh những nền tảng đã xuất hiện nhiều năm nay như Facebook hay Zalo, mạng xã hội chia sẻ video mới TikTok hiện đang là “mặt trận” bán hàng được ưa chuộng hàng đầu. Nhiều chủ shop đua nhau “chuyển nhà” hoặc mở thêm kênh trên nền tảng này để đón đầu thị hiếu của khách hàng trẻ.

Việc tràn lan các hình thức bán hàng online đang khiến cho người dùng như rơi vào một ma trận. Bởi cả những thông tin về xuất xứ, mã code, mã vạch cũng đều có thể bị làm giả dễ dàng.

Vẫn còn nan giải trong xử lý

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Chu Xuân Kiên - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, hoạt động kinh doanh thương mại điện tử vẫn thường xuyên được đơn vị này theo dõi, quản lý và tiến hành xử phạt bình thường khi xảy ra các vi phạm.

Tuy nhiên, ông Kiên cũng thừa nhận, có những khó khăn nhất định khi xử lý hoạt động kinh doanh qua mạng.

“Một số vụ việc, các cá nhân thông tin, rao trên mạng, chúng tôi bám theo, đến tận cơ sở để xử lý. Tuy nhiên, có một điểm khó là kinh doanh qua mạng thì thường được tổ chức ở nhà dân, mà theo luật thì chỉ địa chỉ đăng ký kinh doanh, lực lượng quản lý thị trường mới được vào. Nếu muốn vào nhà dân, chúng tôi cần phải phối hợp, xin ý kiến của các cơ quan khác, trong đó có lực lượng công an ở cơ sở” - ông Kiên nói.

Ông Trần Hữu Linh - Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý Thị trường - cho biết, ngày nào cơ quan chức năng cũng nhận được các báo cáo liên quan đến hoạt động bán hàng qua mạng. Bên cạnh đó, hiện một số thủ đoạn mới đang xuất hiện trên nền tảng thương mại điện tử tập trung vào nhóm hàng hóa có giá trị cao, những mặt hàng do nước ngoài sản xuất.

“Trong năm tới, nhiệm vụ chính của quản lý thị trường sẽ là đấu tranh chống hàng gian, hàng giả trên môi trường mạng, chứ không phải đi bắt, đi kiểm tra ở ngoài phố, vì ngay cả các phương thức bán hàng truyền thống thì hiện nay cũng thoả thuận trước trên mạng xã hội” - ông Trần Hữu Linh nhấn mạnh.

Cần sửa quy định về thương mại điện tử

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo lao Động, một trong những khó khăn khi xử lý hoạt động kinh doanh qua mạng là nhiều đối tượng chưa được đề cập trong các văn bản quy phạm pháp luật. Cơ quan chức năng đang kỳ vọng việc sửa đổi nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử (dự kiến trình chính phủ vào quý I năm nay) sẽ nêu rõ được trách nhiệm của các chủ sàn, từ đó có căn cứ định ra các chế tài khi phát hiện vi phạm. Đ.T

ĐÌNH TRƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

"Ma trận" hàng giả, hàng nhái dịp cuối năm: Làm thế nào để xử lý?

ANH TUẤN |

Nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng lộng hành vào dịp cuối năm không chỉ gây bức xúc cho người tiêu dùng, còn làm “đau đầu” các doanh nghiệp chân chính. Chính vì vậy, các chuyên gia nhận định, cơ quan quản lý nhà nước cần có giải pháp quyết liệt và đồng bộ trong cuộc chiến chống hàng giả, hàng kém chất lượng.

Ngăn chặn nạn hàng giả trên không gian mạng

Cường Ngô |

Với sự tiện lợi và nhanh chóng cho nên hình thức kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử, đặc biệt là hình thức livestream (phát trực tiếp) trên mạng xã hội đã trở thành một kênh kinh doanh được nhiều người tiêu dùng lựa chọn khi mua sắm, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp như hiện nay. Song hình thức kinh doanh này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ… gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

Năm 2020, lực lượng QLTT xử lý hơn 66 nghìn vụ vi phạm hàng giả, hàng nhái

Cường Ngô |

Tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021 của lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) chiều 21.1, ông Trần Hữu Linh – Tổng cục trưởng cho biết, năm 2020, QLTT đã triệt phá nhiều vụ việc vi phạm nổi cộm, nhưng vẫn chưa triệt để, vì vậy cần sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng khác.

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Dự báo thời tiết 16.1: Miền Bắc rét đậm mưa vài nơi, nhiệt độ giảm sâu hơn

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 16.1.2023, Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6 - 9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.

Chứng khoán: Thiếu sự đồng thuận của dòng tiền để bứt phá

Gia Miêu |

Với nhiều thông tin hỗ trợ thị trường chứng khoán, nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số VN-Index có thể sẽ sớm vượt mức kháng cự 1.067 điểm và hướng về gần mức 1.100 điểm trong tuần giao dịch cuối cùng trước khi nghỉ Tết.

Thực phẩm online ngày Tết tiềm ẩn nhiều rủi ro

Ngọc Chi - Đức Trung |

Cận Tết, việc mua sắm thực phẩm online tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Để có một cái Tết trọn vẹn và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, hãy là người tiêu dùng thông minh.

So sánh đội hình tuyển Việt Nam vs Thái Lan chung kết AFF Cup 2022

Bảo Bình - Dương Anh |

So sánh đội hình tuyển Việt Nam vs Thái Lan AFF Cup 2022. Với lợi thế sân nhà, có 44,51% lượt bình chọn trên sofascore tin rằng Thái Lan giành chiến thắng, 28,38% dự đoán kết quả hoà và 27,11% nhận định đoàn quân của HLV Park Hang-seo sẽ nâng cao chức vô địch.

"Ma trận" hàng giả, hàng nhái dịp cuối năm: Làm thế nào để xử lý?

ANH TUẤN |

Nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng lộng hành vào dịp cuối năm không chỉ gây bức xúc cho người tiêu dùng, còn làm “đau đầu” các doanh nghiệp chân chính. Chính vì vậy, các chuyên gia nhận định, cơ quan quản lý nhà nước cần có giải pháp quyết liệt và đồng bộ trong cuộc chiến chống hàng giả, hàng kém chất lượng.

Ngăn chặn nạn hàng giả trên không gian mạng

Cường Ngô |

Với sự tiện lợi và nhanh chóng cho nên hình thức kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử, đặc biệt là hình thức livestream (phát trực tiếp) trên mạng xã hội đã trở thành một kênh kinh doanh được nhiều người tiêu dùng lựa chọn khi mua sắm, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp như hiện nay. Song hình thức kinh doanh này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ… gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

Năm 2020, lực lượng QLTT xử lý hơn 66 nghìn vụ vi phạm hàng giả, hàng nhái

Cường Ngô |

Tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021 của lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) chiều 21.1, ông Trần Hữu Linh – Tổng cục trưởng cho biết, năm 2020, QLTT đã triệt phá nhiều vụ việc vi phạm nổi cộm, nhưng vẫn chưa triệt để, vì vậy cần sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng khác.