Hà Nội lên kế hoạch đảm bảo hàng hóa phục vụ Tết Nhâm Dần 2022

Hạ Nguyên |

Hà Nội - Theo Sở Công thương, ước tính tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết Nhâm Dần 2022 trên địa bàn thành phố đạt khoảng 39.000 tỉ đồng, tương đương với kế hoạch phục vụ Tết năm 2021.

Sở Công thương Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về phục vụ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 trên địa bàn TP. Mục đích của Kế hoạch nhằm bảo đảm sản xuất, lưu thông, cân đối cung cầu, bình ổn thị trường mặt hàng thiết yếu gắn với việc bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 phục vụ nhân dân trong dịp Tết Nhâm Dần 2022. Theo dự báo của Sở Công Thương, tổng giá trị hàng Tết sẽ đáp ứng đủ nhu cầu của khoảng 10,33 triệu người hiện đang sinh sống, làm việc, học tập tại Hà Nội.

Trên cơ sở đó, TP Hà Nội xác định nhóm hàng cần đảm bảo cung cầu trong dịp Tết gắn với công tác phòng, chống dịch gồm: Mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như: gạo, thịt bò, thịt lợn, thịt gà, thủy hải sản, trứng gà, vịt, thực phẩm chế biến, rau củ, trái cây tươi; các mặt hàng có nhu cầu cao trong dịp Tết gồm: nông lâm sản khô (măng, miến, mộc nhĩ…), bánh mứt kẹo, rượu bia, nước giải khát, hoa tươi, cây cảnh, xăng dầu, may mặc, điện máy... Mặt hàng phục vụ công tác phòng, chống dịch: khẩu trang kháng khuẩn, nước rửa tay sát khuẩn.

Theo Kế hoạch của Sở Công thương, hiện, kênh bán hàng truyền thống trên địa bàn Thủ đô gồm: 28 hệ thống trung tâm thương mại; 123 hệ thống siêu thị; 449 chợ; 1.800 cửa hàng tiện lợi; hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa trên địa bàn các quận, huyện, thị xã, thị trấn; 141 chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản an toàn, có thể kết nối với 1.130 đầu mối, chuỗi, cơ sở cung ứng nông, lâm, thủy sản của 45 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Các kênh bán hàng đa phương tiện: Bán hàng qua website, hotline, App… với khoảng 35 doanh nghiệp và 565 địa điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu bán hàng theo hình thức trực tuyến.

Trong trường hợp cần thiết khi xảy ra dịch bệnh trên địa bàn, có thể sử dụng: 2.500 địa điểm tại các quận, huyện sẵn sàng bố trí làm kho và điểm bán hàng lưu động; các điểm trung chuyển hàng hóa đã dự kiến; chuyển các địa điểm bán các mặt hàng không thiết yếu (siêu thị, cửa hàng, nhà hàng) sang bán hàng hóa thiết yếu…

Nhận định diễn biến dịch COVID-19 trên địa bàn còn phức tạp, trong dịp Tết 2022, hoạt động mua sắm hàng hoá tại các điểm kinh doanh sẽ thu hút đông người dân mua sắm, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch, Sở Công Thương yêu cầu bên cạnh bảo đảm nguồn cung các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân dịp Tết, cần chuẩn bị phương án bảo đảm hàng hóa sẵn sàng ứng phó với dịch COVID-19 trên địa bàn theo các cấp độ diễn biến của dịch.

Sở Công Thương Hà Nội sẽ chủ động hướng dẫn các doanh nghiệp vừa bảo đảm phân phối hàng hóa, vừa bảo đảm phòng chống dịch bệnh, phối hợp với Sở NN&PTNT, các tỉnh, thành phố nắm nguồn cung đối với các mặt hàng thiết yếu và tổ chức các hoạt động kết nối sẵn sàng khai thác hàng hóa đưa về Hà Nội đáp ứng đầy đủ nhu cầu nhân dân dịp Tết; hỗ trợ Sở Công Thương các tỉnh, Thành phố triển khai bán hàng tại các điểm cố định của thành phố và các tuần hàng trên địa bàn.

Để bảo đảm công tác phòng chống dịch, Sở Công Thương Hà Nội đề nghị các doanh nghiệp phân phối, bán lẻ bố trí thêm lực lượng nhân viên phục vụ, mở thêm quầy thanh toán, mở rộng các hình thức thanh toán trực tuyến (QR code, thẻ thanh toán, ví điện tử…), bố trí nhân viên phân luồng khách đến mua hàng, thanh toán để phục vụ nhân dân nhanh chóng, đồng thời hạn chế lây nhiễm dịch tại điểm bán.

Hạ Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Kết nối cung - cầu, đưa nông sản chất lượng cao đến người dân thủ đô

Vũ Long |

Diễn đàn kết nối cung - cầu về hàng hóa, nông sản giữa thủ đô và các tỉnh trong cả nước nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Tháo các "nút thắt" để kim ngạch xuất khẩu viên nén gỗ bật tăng

Vũ Long |

Mỗi năm, Việt Nam xuất khẩu trên dưới 3 triệu tấn viên nén với kim ngạch xuất khẩu đạt 350 triệu USD. Dư địa xuất khẩu mặt hàng này rất tiềm năng.

Đứt gãy chuỗi cung ứng: Doanh nghiệp cần nhà nước hỗ trợ đường dài

Thế Lâm |

TPHCM - Dịch bệnh tác động trực tiếp, nhưng hệ lụy là chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Trong giai đoạn phục hồi kinh tế tại TPHCM nói riêng và cả nước nói chung, chuỗi cung ứng đứt gãy chính là vấn đề lớn nhất.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Kết nối cung - cầu, đưa nông sản chất lượng cao đến người dân thủ đô

Vũ Long |

Diễn đàn kết nối cung - cầu về hàng hóa, nông sản giữa thủ đô và các tỉnh trong cả nước nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Tháo các "nút thắt" để kim ngạch xuất khẩu viên nén gỗ bật tăng

Vũ Long |

Mỗi năm, Việt Nam xuất khẩu trên dưới 3 triệu tấn viên nén với kim ngạch xuất khẩu đạt 350 triệu USD. Dư địa xuất khẩu mặt hàng này rất tiềm năng.

Đứt gãy chuỗi cung ứng: Doanh nghiệp cần nhà nước hỗ trợ đường dài

Thế Lâm |

TPHCM - Dịch bệnh tác động trực tiếp, nhưng hệ lụy là chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Trong giai đoạn phục hồi kinh tế tại TPHCM nói riêng và cả nước nói chung, chuỗi cung ứng đứt gãy chính là vấn đề lớn nhất.