Giảm thuế nhập khẩu thịt gà, thịt lợn từ Mỹ: Ai được lợi?

linh anh |

Bộ Tài chính vừa có văn bản xin ý kiến các Bộ, ngành về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi. Theo đó, những mặt hàng như gà, táo nho sẽ được giảm thuế nhập khẩu. Trong khi đó, dù Chính phủ đã “bật đèn xanh” về việc nhập khẩu thịt lợn nhưng Bộ Tài chính cho rằng vấn đề này cần cân nhắc.

Thịt gà được “mở cửa” - người tiêu dùng được lợi

Về lý do đề ghị giảm thuế nhập khẩu thịt gà, Bộ Tài chính thông tin: Tại công văn ngày 8.11.2019, ĐSQ Mỹ kiến nghị giảm từ 20% xuống 14,5% trong năm 2020 và 0% vào năm 2028.

Qua số liệu thống kê so với năm 2018, lượng nhập khẩu thịt gà tăng trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2019 nhưng đã giảm dần từ tháng 6 đến nay và theo đánh giá của Bộ NNPTNT thì việc tăng lượng nhập khẩu xuất phát chủ yếu từ nguyên nhân dịch tả lợn nên người dân chuyển sang tiêu dùng thịt gà.

Trong các nhóm hàng nông nghiệp, nhóm mặt hàng thịt gà là nhóm Việt Nam thực hiện bảo hộ cao, trong các Hiệp định thuế quan hoặc trong quá trình đàm phán, nhóm hàng này luôn trong nhóm nhạy cảm cao, không cam kết cắt giảm hoặc nếu buộc phải cắt giảm sẽ vào giai đoạn cuối cùng khi thực hiện cam kết. Do vậy, các Biểu thuế hiện hành cũng cơ bản giữ mức trần cam kết khi chưa đến thời gian cắt giảm cuối cùng do thịt gà là nhóm hàng thực phẩm thiết yếu, kể cả theo thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam, đồng thời là mặt hàng của người nông dân, các gia đình, hộ dân đều có thể tăng gia sản xuất tại nhà nên qua đó đã góp phần giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Với mức thuế nhập khẩu 20% như hiện nay, giá gà nhập khẩu vẫn thấp hơn so với giá thành người dân sản xuất.

Căn cứ thông tin phân tích nêu trên, Bộ Tài chính dự kiến giảm mức thuế nhập khẩu các mặt hàng thịt gà đã chặt mảnh và phụ phẩm sau giết mổ, đông lạnh thuộc phân nhóm 2207.14 từ 20% xuống 18% (Mỹ đề nghị 14,5%). Mức thuế suất 18% tương ứng với mức cắt giảm năm thứ 1 trong Hiệp định CPTPP.

Đánh giá tác động của phương án, Bộ Tài chính cho biết, người tiêu dùng được hưởng lợi từ việc giảm thuế do giá sản phẩm giảm. Trong trường hợp giảm thuế từ 20% xuống 18%, lấy theo kim ngạch nhập khẩu (KNNK) chịu thuế MFN năm 2018 thì dự kiến sẽ giảm thu khoảng 3 triệu USD, tương đương 69 tỉ đồng/năm. Bên cạnh đó với việc giảm thuế MFN thì không chỉ Mỹ được hưởng mà thị trường Braxin, Ba Lan cũng được hưởng ưu đãi theo và qua đó thì cũng có thể dẫn đến sự gia tăng của hàng nhập khẩu không chỉ từ Mỹ, Braxin, Ba Lan mà còn có các thị trường khác chưa xuất khẩu vào Việt Nam.

Theo Bộ Công Thương, hiện nay Việt Nam nhập khẩu thịt gà các loại từ Hoa Kỳ, bình quân chiếm 61,8% tổng lượng nhập khẩu; tiếp theo là Brazil chiếm 13,1% và Hàn Quốc chiếm 12,3%. Thịt gà nhập khẩu tập trung vào hai loại là thịt gà đông lạnh nguyên con và thịt gà đông lạnh đã chặt (mã số HS 020712 và mã số HS 020714), chiếm 98% tổng kim ngạch nhập khẩu thịt gà; trong đó, đùi gà chiếm tỉ trọng nhập khẩu lớn nhất (71,5%); tiếp theo là chân gà (8,7%), gà nguyên con (8,2%), cánh gà (5,8%), các bộ phận khác (5,8%).

Tuy nhiên, việc giảm thuế nhập khẩu thịt gà có thể ảnh hưởng tới những người chăn nuôi. Theo đánh giá của Bộ Công Thương việc nhập khẩu thịt gà tăng mạnh trong năm 2019 có thể tác động đến ngành chăn nuôi trong nước. Cụ thể là giá gà trong nước cũng giảm theo, đặc biệt là khu vực Đông Nam Bộ. Tuy nhiên Bộ này cũng đánh giá, đó không phải là nguyên nhân chính mà là khi dịch tả lợn Châu Phi lan rộng, nhiều hộ chăn nuôi lợn ở khu vực Đông Nam Bộ dự báo người tiêu dùng sẽ không ăn thịt lợn, vì vậy đã chuyển sang chăn nuôi gà công nghiệp ồ ạt, làm tăng đàn tự phát, thiếu kiểm soát.

Chỉ giảm nhẹ với thịt lợn

Cùng với thịt gà, Uỷ ban Nông nghiệp Hoa Kỳ đề nghị giảm thịt lợn tươi hoặc ướp lạnh trừ loại thịt cả con và nửa con, trừ thịt mông đùi, thịt vai và các mảnh của chúng từ 25% xuống 18,9% năm 2020 và 0% trong năm 2027.

Về việc này, Bộ Tài chính đánh giá, theo số liệu thống kê của Hội chăn nuôi Việt Nam giai đoạn 2016-2019, Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về sản lượng thịt lợn và thứ 7 toàn cầu về số lợn giết mổ. Hiện nay trên cả nước vẫn còn 85% đàn lợn, lượng đàn lợn tiêu hủy chiếm khoảng 15%. Trường hợp thiếu thịt lợn, Việt Nam sẽ mở rộng quy mô tái đàn và bù đắp bằng gia tăng sản lượng bò, dê, gà. Việc tăng nhập khẩu thịt lợn, trong trung và dài hạn là chưa thể đoán định, nhưng trong ngắn hạn, chăn nuôi trong nước vẫn đáp ứng được. Hơn nữa, người tiêu dùng Việt Nam chưa quen với thịt lợn nhập khẩu, vẫn sử dụng thịt lợn sản xuất trong nước là chính.

Ngoài ra, từ tháng 6 đến nay, giá thịt lợn tăng trở lại do lượng lợn thịt trong dân không còn nhiều do ảnh hưởng của bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Mặt khác, các đầu mối đẩy mạnh thu mua xuất lợn sống sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch (Trung quốc dừng nhập khẩu thịt lợn của Mỹ và có xu hướng chuyển qua nhập từ các nước khác trong đó có Việt Nam). Dự báo, giá thịt lợn thời gian tới sẽ tăng do nguồn thịt lợn sẽ thiếu hụt trong năm nay, đặc biệt dịp cuối năm. Việc thiếu hụt không chỉ xảy ra ở thị trường nội địa mà còn ở nhiều nước khác.

Từ các phân tích trên, trước mắt để đáp ứng đề nghị của phía Mỹ, Bộ Tài chính dự kiến điều chỉnh giảm thuế suất mặt hàng thịt lợn tươi hoặc ướp lạnh trừ loại thịt cả con và nửa con, trừ thịt mông đùi, thịt vai và các mảnh của chúng từ 25% xuống 22%.

Việc chỉ đồng ý giảm thuế xuống 22% (thay vì 18,9% như phía Mỹ đề xuất) được cho là vừa đảm bảo chăn nuôi trong nước tránh xảy ra một cuộc nhập khẩu thịt ồ ạt nhất là dịp cuối năm nhưng cũng vừa đủ để các doanh nghiệp mạnh dạn nhập khẩu thịt để bù đắp phần thiếu hụt nguồn cung cho thị trường trong nước phục vụ nhu cầu tiêu dùng, bình ổn thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.

Tại buổi làm việc giữa Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hồi tháng 11 vừa qua , 2 Bộ đã thống nhất sơ bộ số liệu cân đối cung cầu mặt hàng thịt lợn các tháng cuối năm 2019 và Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 như sau: Dự báo nguồn cung thịt lợn các tháng cuối năm thiếu khoảng 200 nghìn tấn (tương đương mỗi tháng sẽ thiếu 70 nghìn tấn thịt hơi (tính cho 3 tháng gần Tết là tháng 11, 12, và tháng 1).

linh anh
TIN LIÊN QUAN

Khống chế dịch tả lợn Châu Phi, tái đàn an toàn để tăng nguồn cung thịt lợn

L.V |

Để tăng thêm nguồn cung thịt lợn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến khích các địa phương tái đàn an toàn, không để dịch tả lợn Châu Phi tái nhiễm.

TPHCM: Không thiếu thịt lợn dịp Tết dù nguồn hàng khan hiếm

MINH QUÂN |

Trong bối cảnh giá lợn hơi đang tăng cao, nguồn lợn tại các trang trại cũng khan hiếm nhưng TP.Hồ Chí Minh sẽ không thiếu thịt lợn dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

Nếu lập đỉnh 200.000-250.000đ/kg, Tết này người nghèo khó được ăn thịt lợn

L.V |

Tết Nguyên đán đang đến gần, bất chấp nỗ lực của các cơ quan chức năng động viên các doanh nghiệp giữ mức giá ổn định, giá thịt lợn (thực phẩm chiếm đến 70% cơ cấu bữa ăn của người Việt Nam) đang rục rịch vào đợt tăng giá mới.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Khống chế dịch tả lợn Châu Phi, tái đàn an toàn để tăng nguồn cung thịt lợn

L.V |

Để tăng thêm nguồn cung thịt lợn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến khích các địa phương tái đàn an toàn, không để dịch tả lợn Châu Phi tái nhiễm.

TPHCM: Không thiếu thịt lợn dịp Tết dù nguồn hàng khan hiếm

MINH QUÂN |

Trong bối cảnh giá lợn hơi đang tăng cao, nguồn lợn tại các trang trại cũng khan hiếm nhưng TP.Hồ Chí Minh sẽ không thiếu thịt lợn dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

Nếu lập đỉnh 200.000-250.000đ/kg, Tết này người nghèo khó được ăn thịt lợn

L.V |

Tết Nguyên đán đang đến gần, bất chấp nỗ lực của các cơ quan chức năng động viên các doanh nghiệp giữ mức giá ổn định, giá thịt lợn (thực phẩm chiếm đến 70% cơ cấu bữa ăn của người Việt Nam) đang rục rịch vào đợt tăng giá mới.