Điện và xăng "dắt tay" tăng giá: Tránh việc "tát nước theo mưa"

Phạm Dung |

Các chuyên gia cho rằng, việc tăng giá điện là tất yếu trong xu thế hội nhập nhưng mức tăng cần phải có tính toán cụ thể để không ảnh hưởng đến an sinh xã hội cũng như các lĩnh vực khác.

Nỗi lo giá điện tăng

Theo thông tin từ Bộ Công thương, Bộ này đã lên phương án về tăng giá điện với mức tăng 8,36% so với giá điện bình quân hiện hành, từ 1.720,65 đồng lên 1.864,04 đồng một kWh (chưa gồm thuế VAT). Phương án tăng này dự kiến sẽ điều chỉnh ngay trong tháng 3.2019.

Trước thông tin giá điện có thể tăng, nhiều người dân bày tỏ sự lo lắng về việc các mặt hàng khác sẽ đồng loạt tăng giá theo. Đặc biệt trong bối cảnh, giá xăng cũng đang có xu thế tăng do giá xăng thế giới liên tục tăng qua các kỳ điều chỉnh.

Nhiều doanh nghiệp sản xuất cũng đang đối mặt với bài toán khó để cân bằng chi phí, đảm bảo sức cạnh tranh khi mà đầu vào là giá điện tăng.

Cũng theo tính toán của Bộ Công thương, việc tăng giá điện thêm 8,36% vào cuối tháng 3 sẽ làm tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 0,26 - 0,31%, làm giảm thu nhập bình quân đầu người (GDP) 0,22 - 0,25% và khiến chỉ số sản xuất (PPI) tăng 0,15-0,19%.

TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế cho rằng, điện và xăng là 2 yếu tố quan trọng của quyết định đến nhiều lĩnh vực của đời sống. Nên việc tăng giá 2 mặt hàng này, chắc chắn sẽ có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến nền kinh tế. Tác động như thế nào, tác động đến đâu thì chúng ta cần có tính toán cụ thể.

"Việc giá điện tăng 8,36% chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến 2 chỉ số là CPI và GDP, trong khi GDP giảm thì CPI sẽ tăng", TS Long phân tích.

Cần tính toán mức tăng phù hợp

Theo TS Long, việc tăng giá điện là xu thế tất yếu. Đáng lý, cuối năm 2018, chúng ta đã phải điều chỉnh giá điện. Tuy nhiên, việc này đã được hoãn lại để kiểm soát lạm phát. 

"Điện là mặt hàng quan trọng vì nó là đầu vào của nhiều ngành, nếu không đảm bảo bù đắp đủ chi phí và có mức lãi hợp lý để sản xuất thì không cung cấp đủ nguồn năng lượng. Điều này ảnh hưởng lớn đến các lĩnh vực khác", TS Long khẳng định tăng giá điện là xu thế tất yếu.

Tuy nhiên, ông Long cũng cho rằng, điện là lĩnh vực độc quyền. Nếu đã độc quyền thì Nhà nước kiểm soát, quản lý bằng cách định giá, có xem xét cụ thể, dựa trên chi phí hợp lý của giá điện. Việc tăng giá lên bao nhiêu thì các cơ quan chức năng phải tính toán thận trọng, để đảm bảo an sinh xã hội và tránh việc này ảnh hưởng đến những lĩnh vực khác.

Trước xu thế giá điện tăng tất yếu, ông Long cho rằng, nhà nước phải có những chính sách chống biện pháp "tát nước theo mưa", để nhận cơ hội này đồng loạt các mặt hàng khác tăng giá. Cơ quan quản lý nhà nước và ngành điện phải thông tin tuyên truyền tiết kiệm sử dụng điện.

Đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, việc giá điện tăng sẽ ảnh hưởng đến sản xuất và năng lực cạnh tranh, cho nên doanh nghiệp phải tổ chức năng lực quản trị tốt, tổ chức trang thiết bị hiện đại giảm bớt tiêu hao năng lượng, để giảm chi phí sản xuất.

Phạm Dung
TIN LIÊN QUAN

"Truy tìm" nguyên nhân giá điện dự kiến tăng 8,36% trong tháng này?

Thùy Dung |

Sau khi tính toán các yếu tố đầu vào sản xuất điện, cũng như những ảnh hưởng có thể xảy ra của việc tăng giá điện, con số tăng giá đã được quyết định là 8,36%.

Giá điện dự kiến tăng 8,36%: Điện bán lẻ được tính như thế nào?

Phạm Dung |

Giá bán lẻ điện cụ thể cho từng lĩnh vực sẽ được tính theo quyết định 28/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện.

Người dân phản ánh tiền điện tăng bất thường sau tết, EVN nói gì?

Jun Phạm |

EVN cho biết giá điện tăng bất thường trong tháng tết là do ngày ghi số điện trùng với kỳ nghỉ lễ, EVN đã công khai, minh bạch lịch trước đó cho người dân biết.

Cô giáo gặp tai nạn vì đâm vào chó thả rông: Chuyển hồ sơ công an điều tra

Trọng Lộc |

Phú Thọ - Cơ quan CSĐT, Công an huyện Đoan Hùng đã tiếp nhận hồ sơ để điều tra vụ chó thả rông khiến một cô giáo gặp tai nạn, chấn thương sọ não.

Chánh Thanh tra Lâm Đồng bị bắt tạm giam vì đại dự án 25.000 tỉ đồng

Hữu Long |

Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng bị bắt vì liên quan đến đại dự án 25.000 tỉ đồng của Công ty Sài Gòn Đại Ninh tại huyện Đức Trọng. Đây là dự án từng bị Thanh tra Chính phủ tuýt còi vì các sai phạm trong thủ tục đầu tư, thậm chí còn để mất 257ha đất rừng…

Thu hồi đất, bồi thường... được đặc biệt quan tâm góp ý cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Cát Tường - Thái Mạnh |

Sau hơn 2 tháng lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), các vấn đề được đặc biệt quan tâm, nhận được nhiều ý kiến góp ý gồm có việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;...

Ám ảnh cảnh hút chích, kim tiêm trong nhà vệ sinh công cộng

HỮU CHÁNH - KHÁNH AN |

Hà Nội - “Ám ảnh tới già” là cảm nhận của nhiều người dân sau khi trải nghiệm nhà vệ sinh công cộng tại bến xe, công viên bởi kim tiêm, rác thải. Còn nhân viên dọn dẹp vệ sinh tại đây cũng cảm thấy "ớn" mỗi khi phải chạm mặt với những đối tượng nghiện hút chích.

Sau Nghị Quyết 30: Cần Thơ vẫn sốt ruột chờ cấp trên phê duyệt

Phong Linh |

Sau khi Nghị quyết 30 của Chính phủ về việc đảm bảo thuốc, trang thiết bị y tế được ban hành, tình trạng thiếu thuốc tại TP Cần Thơ đã phần nào được tháo gỡ. Song, vật tư, hóa chất vẫn "dậm chân tại chỗ" do chờ đợi cấp trên phê duyệt. Mặt khác, Sở Y tế cũng băn khoăn Luật đấu thầu vẫn còn vướng mắc.

"Truy tìm" nguyên nhân giá điện dự kiến tăng 8,36% trong tháng này?

Thùy Dung |

Sau khi tính toán các yếu tố đầu vào sản xuất điện, cũng như những ảnh hưởng có thể xảy ra của việc tăng giá điện, con số tăng giá đã được quyết định là 8,36%.

Giá điện dự kiến tăng 8,36%: Điện bán lẻ được tính như thế nào?

Phạm Dung |

Giá bán lẻ điện cụ thể cho từng lĩnh vực sẽ được tính theo quyết định 28/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện.

Người dân phản ánh tiền điện tăng bất thường sau tết, EVN nói gì?

Jun Phạm |

EVN cho biết giá điện tăng bất thường trong tháng tết là do ngày ghi số điện trùng với kỳ nghỉ lễ, EVN đã công khai, minh bạch lịch trước đó cho người dân biết.