Dệt may Việt Nam đối mặt với thách thức lớn

H.M |

Mặc dù ngành dệt may Việt Nam hiện vẫn duy trì mức tăng trưởng khá tại các thị trường lớn. Tuy nhiên, ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư kí Hiệp hội Dệt may Việt Nam - cho rằng, ngành dệt may đang phát triển mất cân đối và khâu yếu nhất là thượng nguồn (kéo sợi, dệt vải, nhuộm..). Trong khi đó, các FTAs phần lớn áp dụng quy tắc xuất xứ (CPTPP từ sợi, EVFTA từ vải…), mà dệt may Việt Nam nhập khẩu đến 80% nguyên phụ liệu.

Cạnh tranh ngày càng gay gắt

Tại Hội nghị trực tuyến về giải pháp tổng thể thúc đẩy xuất khẩu, ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư kí Hiệp hội Dệt may Việt Nam - cho biết “Các DN dệt may cũng gặp nhiều thuận lợi hơn một số năm gần đây. Đơn hàng xuất khẩu tương đối khả quan, nhiều doanh nghiệp đã ký đơn hàng đến hết Quý II và Quý III/2018”.

Cụ thể, dệt may của Việt Nam hiện vẫn duy trì mức tăng trưởng khá tại các thị trường lớn. Tại thị trường Hoa Kỳ, số liệu thực hiện 2 tháng 2018 tăng gần 15%, thị trường các nước trong khối CPTPP tăng 23%, EU tăng 13%, Hàn Quốc tăng 18%, Trung Quốc tăng 46%.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Hiệp hội dệt may VN cho rằng, các quý còn lại của năm 2018 và các năm tiếp theo, toàn ngành vẫn tiếp tục phải đối mặt với không ít khó khăn do nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng không tăng. Tổng cầu thế giới về dệt may chỉ tăng 1 - 2%, thậm chí là không thay đổi. Cạnh tranh gay gắt trên thị trường dệt may toàn cầu.

Kì vọng vào “cú hích” FTA

Hàng loạt FTAs mới được kí kết được kỳ vọng sẽ tạo cú hích để dệt may Việt Nam tăng trưởng nhanh trong thời gian tới. Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có tốc độ hội nhập nhanh nhất thế giới. Đặc biệt, trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay, Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ (BTA), gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), ký kết các Hiệp định thương mại với tư cách là thành viên ASEAN với Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc, New Zealand và Ấn Độ. Hiện Việt Nam đã kết thúc đàm phán và đang trong giai đoạn rà soát pháp lý Vietnam - EU (EVFTA 2015), đóng góp tích cực để CPTPP được ký kết vào ngày 8.3.2018.

“Mặc dù nhân công giá rẻ đã không còn đóng vai trò quyết định, song giá nhân công của Việt Nam vẫn tương đối thấp hơn so với nhiều nước như Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan… cũng là 1 lợi thế trong cạnh tranh,”- đại diện Hiệp hội cho biết.

Ông Trương Văn Cẩm cho biết “Đầu tư FDI đang làm thay đổi cơ cấu và diện mạo của ngành. Theo số liệu thống kê, đầu tư FDI vào ngành dệt may tính đến hết năm 2017 là 2091 dự án với tổng vốn đăng ký và tăng thêm là 15,89 tỉUSD. Có 52 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam, trong đó, một số quốc gia có số vốn đăng ký lớn như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông…”

Khó khăn khi bị áp dụng quy tắc xuất xứ

Theo ông Trương Văn Cẩm, khó khăn mà ngành dệt may Việt Nam hiện phải đối mặt là các FTAs phần lớn áp dụng quy tắc xuất xứ (CPTPP từ sợi, EVFTA từ vải…), trong khi dệt may Việt Nam nhập khẩu đến 80% nguyên phụ liệu.

Hiện ở một số nước tập trung hỗ trợ cho dệt may như Bangladesh (giảm thuế thu nhập DN từ 35% xuống còn 20%, thuế nhập khẩu sợi linen và spandex từ 10% xuống 5%, thuế nhập khẩu hóa chất, thuốc nhuộm từ 25% xuống 15%), Pakistan áp dụng cơ chế miến thuế cho nguyên liệu và năng lượng cho hàng dệt may XK, miến thuế NK thiết bị máy móc…), Ấn Độ (giảm thuế nhập khẩu cho một số loại xơ, sợi từ 5% xuống 2,5%...

Tại EU vẫn đang áp dụng mức thuế suất 0% cho hàng dệt may nhập từ các nước kém phát triển như Campuchia, Myanmar…, Mỹ áp dụng thuế suất ưu đãi 0% cho một số mặt hàng của Campuchia, trong khi dệt may Việt Nam vẫn phải chịu mức thuế bình quân 17,5% vào thị trường Mỹ, 9,6% vào thị trường EU.

Trước những khó khăn này, Phó Chủ tịch HH dệt may Việt Nam đề xuất “Nhà nước thống nhất quy hoạch và cấp phép các KCN dệt may lớn tại 3 miền Bắc, Trung, Nam, để kêu gọi và thu hút đầu tư vào lĩnh vực dệt, nhuộm, tránh chồng chéo, cạnh tranh tuyển lao động. Hỗ trợ đầu tư xử lý nước thải tại các KCN và không khuyến khích DN FDI đầu tư vào sợi, may”.

Thêm vào đó, theo lãnh đạo của HH dệt may, chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh, giảm thủ tục thuế, hải quan, kiểm tra chuyên ngành… phù hợp với thực tế, sức chịu đựng của DN, tạo điều kiện để DN nâng cao khả năng cạnh tranh. 

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam Quý I năm 2018 ước đạt 7,62 tỉ USD, tăng 13,35% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó xuất khẩu hàng may mặc đạt 5,98 tỉ USD, tăng 12,49%, xuất khẩu vải đạt 335 triệu USD, tăng 20,5%, xuất khẩu xơ sợi đạt 906 triệu USD, tăng 16,5%, xuất khẩu vải không dệt đạt 129 triệu USD, tăng 10,26%, xuất khẩu nguyên phụ liệu đạt 272 triệu USD tăng 16,68%.

Tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu dệt may ước đạt 4,6 tỉ USD, tăng 22,82%. Giá trị thặng dư thương mại đạt 3,87 tỉ USD, tăng 3,69%. Tỉ lệ giá trị tăng thêm đạt 50,8%.

H.M
TIN LIÊN QUAN

Xuất khẩu dệt may “lội ngược dòng”

hồng quân |

Năm 2017, ngành Dệt May Việt Nam gặp phải nhiều khó khăn, thách thức với áp lực của Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) bị dừng lại, cùng với tình hình xuất nhập khẩu dệt may có nhiều diễn biến không thuận. Song kết thúc năm 2017, ngành Dệt - May đã “lội ngược dòng” làm nên kỳ tích với kim ngạch xuất khẩu Dệt – May năm 2017 đạt cao nhất từ trước đến nay, góp phần tăng thu nhập, tạo cơ hội việc làm cho hàng triệu lao động.

4.0 có đe dọa việc làm của người lao động ngành dệt - may?

H.Q |

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hay còn gọi là cách mạng 4.0 tác động sâu sắc đến các ngành sản xuất chủ lực của VN theo hướng tự động hóa. Nhiều ngành có thế mạnh về nhân lực như dệt - may sẽ mất lợi thế về nhân công giá thấp và tay nghề cao.

Phải giải được bài toán việc làm

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Tháng 5.2017, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã đưa ra con số giật mình: 75% số lao động trong ngành điện tử, 86% trong ngành dệt may, da giày tại Việt Nam có nguy cơ thất nghiệp vì bị máy móc thay thế. Nói cách khác, phát triển kinh tế số, cách mạng 4.0 đã tạo ra thách thức không nhỏ đối với thị trường lao động. Hội thảo “Kinh tế số - thế giới không chờ chúng ta” diễn ra tại Hà Nội ngày hôm qua (23.10) phần nào đưa ra được lời giải cho vấn đề hóc búa trên.

Đề nghị kỷ luật nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Vương Trần |

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật ông Mai Tiến Dũng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Sớm nghiên cứu nguồn kinh phí hỗ trợ đoàn viên, người lao động mất việc làm

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ nêu yêu cầu này nhằm hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị mất việc làm, đặc biệt là người lao động có hoàn cảnh khó khăn để đảm bảo sớm ổn định cuộc sống, đón Tết đầm ấm.

Nam ca sĩ sưu tầm 120 lá cờ khi du lịch vòng quanh thế giới

Chí Long |

Nhân dịp đầu năm mới 2023, ca sĩ Đoan Trường chia sẻ về hành trình du lịch vòng quanh thế giới và sưu tầm 120 lá cờ từ các nước mà anh từng đi qua.

Tài chính thông minh: Kế hoạch chi tiêu để Tết không liêu xiêu

Nhóm PV |

Nếu thiếu kinh nghiệm, bạn rất dễ bội chi và cháy túi vì tiêu xài quá nhiều trong dịp Tết. Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) này, bà Nguyễn Thùy Chi - Chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ bật mí bí quyết để có thể cùng gia đình tiết kiệm mà vẫn đón Tết ấm áp và trọn vẹn.

Đường đi của thực phẩm đông lạnh bẩn: Cục Quản lý thị trường HN lên tiếng

NHÓM PV |

Liên quan đến loạt bài phản ánh “Đường đi của thực phẩm đông lạnh bẩn”, trao đổi với Lao Động, Cục phó Cục Quản lý thị trường Hà Nội - Trần Việt Hùng - thừa nhận: thực tế việc các đơn vị kinh doanh thực phẩm chỉ nhập một lượng nhỏ hàng hoá có hóa đơn, chứng từ rồi trà trộn thực phẩm bẩn sau đó bán ra thị trường là có tồn tại.

Xuất khẩu dệt may “lội ngược dòng”

hồng quân |

Năm 2017, ngành Dệt May Việt Nam gặp phải nhiều khó khăn, thách thức với áp lực của Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) bị dừng lại, cùng với tình hình xuất nhập khẩu dệt may có nhiều diễn biến không thuận. Song kết thúc năm 2017, ngành Dệt - May đã “lội ngược dòng” làm nên kỳ tích với kim ngạch xuất khẩu Dệt – May năm 2017 đạt cao nhất từ trước đến nay, góp phần tăng thu nhập, tạo cơ hội việc làm cho hàng triệu lao động.

4.0 có đe dọa việc làm của người lao động ngành dệt - may?

H.Q |

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hay còn gọi là cách mạng 4.0 tác động sâu sắc đến các ngành sản xuất chủ lực của VN theo hướng tự động hóa. Nhiều ngành có thế mạnh về nhân lực như dệt - may sẽ mất lợi thế về nhân công giá thấp và tay nghề cao.

Phải giải được bài toán việc làm

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Tháng 5.2017, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã đưa ra con số giật mình: 75% số lao động trong ngành điện tử, 86% trong ngành dệt may, da giày tại Việt Nam có nguy cơ thất nghiệp vì bị máy móc thay thế. Nói cách khác, phát triển kinh tế số, cách mạng 4.0 đã tạo ra thách thức không nhỏ đối với thị trường lao động. Hội thảo “Kinh tế số - thế giới không chờ chúng ta” diễn ra tại Hà Nội ngày hôm qua (23.10) phần nào đưa ra được lời giải cho vấn đề hóc búa trên.