THỦ TƯỚNG BỔ SUNG TÔM NƯỚC LỢ, CÀPHÊ VÀ SÂM NGỌC LINH VÀO DANH MỤC SẢN PHẨM QUỐC GIA:

Cơ hội mang về ngoại tệ mạnh

PHONG NGUYỄN (thực hiện) |

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt bổ sung Danh mục sản phẩm quốc gia bắt đầu thực hiện từ năm 2017 thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020. Theo đó, tôm nước lợ (gồm tôm sú, tôm thẻ chân trắng); càphê Việt Nam chất lượng cao; sâm Việt Nam là các sản phẩm được bổ sung vào danh mục sản phẩm quốc gia. Trao đổi với PV Báo Lao Động – ông Nguyễn Quốc Toản (ảnh)– Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT), nhấn mạnh về lợi thế của tôm nước lợ và càphê:

Năm 2016, sản lượng tôm nước lợ cả nước ước đạt 609.300 tấn (tăng 3,3%), trong đó sản lượng tôm sú ước đạt 251,7 nghìn tấn (tăng 1%), tôm thẻ chân trắng có nhiều tín hiệu tích cực từ thị trường nên diện tích nuôi cả nước tăng cao đạt 102,3 nghìn ha (tăng 16,3%), sản lượng tôm thẻ chân trắng ước đạt 357,6 nghìn tấn (tăng 5%).

Đối với sản phẩm càphê, năm 2016 xuất khẩu càphê đạt 1,78 triệu tấn với kim ngạch 3,34 tỉ USD, tăng 32,8% về lượng và 24,9% về trị giá so với năm 2015. Xuất khẩu càphê sang hầu hết các thị trường trong năm 2016 đều có mức tăng trưởng cao so với năm 2015.

Ông Nguyễn Quốc Toản - Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (ảnh nhỏ). Ảnh: KH.V

 

Thưa ông, có ý kiến cho rằng, càphê đang là cây công nghiệp thế mạnh của ngành nông nghiệp, nhưng hiện nay cây già cỗi, sản lượng thấp đang chiếm tỉ lệ khá lớn. Khi càphê được bổ sung vào sản phẩm quốc gia, ngành nông nghiệp sẽ tập trung đầu tư tái cơ cấu, phát triển cây càphê như thế nào để nâng cao giá trị, vì hiện nay, sản lượng càphê được xuất khẩu nhiều nhưng giá trị thấp, chưa tương xứng.

- Trong thời gian qua, Bộ NNPTNT đã chỉ đạo các vùng chuyên canh càphê lớn của Việt Nam thực hiện thâm canh vườn cây hiện có và tái canh diện tích càphê già cỗi. Năm 2016 đạt 79 ngàn ha diện tích tái canh và ghép cải tạo (đạt tỉ lệ khoảng 66% so với mục tiêu tái canh 120 ngàn ha vào năm 2020). Đã ban hành quy trình tái canh càphê; phổ biến áp dụng các quy trình sản xuất tốt có xác nhận. Diện tích càphê tái canh 3 năm cho thu bói đạt 2-2,5 tấn càphê nhân/ha, cao hơn năng suất đại trà. Hiện có khoảng 40% sản lượng càphê có xác nhận, giá trị cao. Trong thời gian tới Bộ NNPTNT sẽ định hướng là ổn định khoảng 600 ngàn ha càphê trên toàn quốc, phấn đấu đưa năng suất trung bình lên 2,7 - 3,0 tấn. Đến năm 2020 tái canh càphê đạt 120 nghìn ha.

Để càphê có thể trở thành sản phẩm quốc gia theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, về chế biến, bảo quản và tiêu thụ càphê: Nâng cao chất lượng, giảm tổn thất, giảm chi phí sản xuất càphê nguyên liệu; nâng cao chất lượng càphê nhân; nâng cao tỉ lệ càphê chế biến sâu, chú trọng đến chất lượng, an toàn thực phẩm và đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm; hỗ trợ phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm càphê chế biến sâu. Về cơ chế, chính sách: Các địa phương tăng cường tháo gỡ khó khăn để người dân tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi cho tái canh và ghép cải tạo trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên; tiếp tục triển khai một số chính sách đã ban hành; khuyến khích thành lập Quỹ xúc tiến thương mại, Quỹ bảo hiểm ngành hàng để khắc phục rủi ro trong sản xuất kinh doanh.

Về khoa học công nghệ: Tiếp tục đầu tư chọn tạo giống càphê tốt thích ứng biến đổi khí hậu; chuẩn bị tốt nguồn giống càphê đảm bảo chất lượng cho tái canh càphê; hoàn thiện quy trình thâm canh, tái canh càphê phù hợp với từng điều kiện cụ thể; nghiên cứu các giải pháp đẩy mạnh cơ giới hóa các khâu chăm sóc và thu hái càphê; công nghệ và thiết kế, chế tạo các dây chuyền thiết bị chế biến càphê nhân phục vụ xuất khẩu; nghiên cứu phát triển thị trường tiêu thụ càphê trong nước, dự báo thị trường ngoài nước…

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, con tôm sẽ là sản phẩm vật nuôi tiền tỉ đóng góp vào tăng trưởng GDP của ngành nông nghiệp. Thực tế ngành chăn nuôi thủy sản của nước ta được quan tâm, đầu tư nhưng tính ổn định còn thấp do dịch bệnh, cách nuôi thả còn nhiều vấn đề cần phải xem xét lại. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào? Cần phải có những giải pháp căn cơ nào để ngành nuôi tôm phát triển, thưa ông?

- Đúng như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, con tôm sẽ là sản phẩm nuôi có giá trị tiền tỉ, góp phần vào tăng trưởng GDP của ngành nông nghiệp. Để đạt được điều này, Bộ NNPTNT đang quyết liệt chỉ đạo các địa phương nhất là các vùng nuôi tôm nước lợ. Các địa phương nghiên cứu, xây dựng kế hoạch phát triển nuôi tôm với cơ cấu tôm sú - tôm thẻ hợp lý. Phát huy lợi thế nuôi tôm sú tại các vùng sinh thái đặc trưng. Tiếp tục phát triển nuôi tập trung tôm thẻ chân trắng, nhất là các vùng nuôi thâm canh ở ĐBSCL. Về phương thức nuôi tôm nước lợ công nghiệp, rà soát quy hoạch các vùng nuôi tôm công nghiệp, vùng sản xuất giống tập trung, xây dựng Bạc Liêu thành trung tâm công nghiệp tôm công nghệ cao của cả nước, tăng năng suất nuôi tôm công nghiệp; nghiên cứu phát triển công nghệ mới, tiên tiến, phù hợp với từng vùng sinh thái; sản xuất đủ tôm giống sạch bệnh, tăng trưởng nhanh…

Về phương thức nuôi tôm sinh thái, quảng canh, quy hoạch vùng nuôi tôm sinh thái/quảng canh vùng ĐBSCL, xây dựng Cà Mau trở thành trung tâm nuôi tôm sú sinh thái; tổng kết các mô hình nuôi thành công và nhân rộng; nghiên cứu chọn tạo, gia hóa và sản xuất đủ tôm sú giống kháng bệnh, tăng trưởng nhanh; đẩy mạnh tổ chức sản xuất theo hướng liên kết; xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý sản phẩm tôm quảng canh, sinh thái…

- Xin cảm ơn ông!

 

PHONG NGUYỄN (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Đã đến lúc tìm giải pháp huy động vàng, ngoại tệ nhàn rỗi trong dân

L.Hương |

Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành nghiên cứu, có giải pháp phù hợp huy động nguồn vốn vàng, ngoại tệ nhàn rỗi trong dân để phục vụ đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội; xem xét, đề xuất chính sách tín dụng hỗ trợ tiêu dùng, nhà ở, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 7.2017.

Tài chính thông minh: Đầu tư gì với 30 triệu đồng tiết kiệm mỗi tháng?

Nhóm PV |

Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) lần này, Ths Ngô Thành Huấn - Giám đốc Khối tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ giải đáp thắc mắc của độc giả về câu hỏi tiết kiệm từ 10 - 30 triệu đồng/tháng thì nên đầu tư vào đâu.

Người trẻ mang mùa xuân đến với người vô gia cư

THUỲ DƯƠNG - THIỆN NHÂN |

Đêm muộn cuối năm, trong cái lạnh tê tái của mùa đông khi đa số mọi người đang trở về quê ăn tết, sum vầy với gia đình thì các đoàn thiện nguyện cũng bắt đầu hành trình mang tết đến cho những cụ ông cụ bà vô gia cư.

Thủ tướng phê chuẩn kết quả miễn nhiệm 3 Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ đã phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai nhiệm kỳ 2021 – 2026 đối với các ông: Hồ Phước Thành; Đỗ Tiến Đông; KPă Thuyên.

Chuyển hồ sơ sai phạm ở dự án của Mường Thanh Hà Nam cho Bộ Công an xử lý

Quang Việt |

Thanh tra Chính phủ chuyển Bộ Công an xem xét và xử lý dự án tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại Mường Thanh tại tỉnh Hà Nam do phát hiện có nhiều sai phạm liên quan chỉ định đầu tư, cho thuê đất, chuyển nhượng căn hộ...

Những công trình làm mới bộ mặt thành phố Hồ Chí Minh

Phương Ngân |

Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, các công trình trọng điểm của TPHCM đã và đang dần về đích, tạo nên diện mạo mới khang trang cho bộ mặt đô thị của thành phố, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Hà Nội chiều 28 Tết: Giao thông ùn ứ, cửa ngõ tắc nghẽn

Nhóm PV |

Chiều 28 Tết, trên các tuyến phố ở Hà Nội, lượng người đổ ra đường khá đông đã tạo áp lực lên hệ thống giao thông của thành phố. Nhiều tuyến đường xảy ra tình trạng ùn tắc liên tục dù chưa đến khung giờ cao điểm.

Du khách hào hứng khám phá quy trình làm hồng treo gió Đà Lạt

Hữu Long |

Để cho ra những trái hồng treo gió thơm ngon, chủ vườn ở Đà Lạt phải tuyển chọn nguyên liệu kỹ càng. Những trái hồng khi được trao đến du khách không chỉ đại diện cho tinh hoa đất trời mà còn thể hiện tấm lòng hiếu khách của người Đà Lạt.

Đã đến lúc tìm giải pháp huy động vàng, ngoại tệ nhàn rỗi trong dân

L.Hương |

Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành nghiên cứu, có giải pháp phù hợp huy động nguồn vốn vàng, ngoại tệ nhàn rỗi trong dân để phục vụ đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội; xem xét, đề xuất chính sách tín dụng hỗ trợ tiêu dùng, nhà ở, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 7.2017.