Cần Thơ: Trái cây rớt giá tận đáy, cả nông dân, thương lái cùng kêu khó

HỒ THẢO |

Thời gian gần đây, nông dân trồng mít Thái, ổi lê ở Cần Thơ liên tục than thở bị thương lái ép giá đến tận đáy, tiền bán được không đủ chi phí phân thuốc, thậm chí không đủ tiền mua vật tư bao trái.

Tiền bán không đủ mua túi bao trái

Ông Đặng Thanh Ba - nông dân trồng mít Thái ở huyện Thới Lai (TP.Cần Thơ) - cho biết, cả xóm ông đang đứng ngồi không yên vì thương lái. Theo ông Ba, thay vì trước đây thương lái phân loại trái đạt 9kg trở lên tính loại 1; kế đến là loại 2, loại 3 rồi mít chợ để áp dụng giá thu mua từ cao đến thấp. Nhưng mới đây, thương lái vừa đến vườn nhà ông thu mua đồng giá 3.000 đồng/kg. Mặc dù, theo tìm hiểu của ông Ba, giá thương lái bán lại cho vựa đến 8.000 đồng/kg. Lý do thương lái đưa ra là do trái xấu, dội chợ, vựa không ăn, xuất khẩu không được...

“Phân thuốc, xăng dầu tăng giá đã đành, giờ thêm phần thương lái cò kè ép giá. Người nông dân chỉ còn mấy đồng bạc cắc” - ông Ba than thở.

 
 
Giá mít Thái thương lái thu mua tại vườn Cần Thơ chỉ còn 3.000 đồng/kg.

Không chỉ mít Thái mà nông dân trồng ổi cũng đang gặp khó khăn tương tự. Ông Trần Văn Độ (huyện Phong Điền) cho biết: Thương lái đến tận vườn ông thu mua ổi lê với giá 1.000 đồng/kg. Trong khi, giá vựa mua vào 4.000 đồng/kg.

Ông Độ cho hay, so với mọi năm, giá ổi thời điểm hiện tại thương lái thu mua không bằng một nửa năm ngoái. Trong khi phân, thuốc, xăng bơm tưới nước cho vườn... thứ nào cũng tăng, chưa kể chi phí thuê nhân công.

 
Ổi lê nhà ông Độ thu hoạch với giá chỉ còn 1.000 đồng/kg.

“Giá bán ba cọc, ba đồng như này, tiền mua túi bao trái còn không đủ, nói chi đến việc có lời lãi. Biết giá chênh lệch lớn, xót của, nông dân chúng tôi tự thu hoạch mang ra tận vựa để bán nhưng họ không mua. Hoặc mua với giá còn rẻ hơn bán cho lái, với lý do vựa chỉ mua số lượng lớn” - ông Độ nói.

Thương lái, chủ vựa cũng kêu khó

Bà Nguyễn Thị Sương - thương lái chuyên thu gom mít Thái, xoài Đài Loan, ổi… tại các nhà vườn Cần Thơ - thừa nhận có sự chênh lệch lớn giữa giá thu mua tại vựa so với giá thương lái thu mua của nông dân tại vườn.

"Thời điểm hiện tại, trái cây thu hoạch ồ ạt, sản lượng cung vượt cầu. Nguy cơ rớt giá tính theo ngày. Nếu thu mua bằng giá thị trường rất dễ xảy ra thua lỗ. Mình phải trừ một khoản chi phí vận chuyển. Đối với vườn xa, giá càng rẻ. Chưa kể giờ xăng dầu tăng giá, càng đội chi phí, nên thương lái cũng phải liệu cơm gắp mắm” - bà Sương phân trần.

Xác nhận việc có nhiều hộ dân xót của, thu hoạch mang đến tận vựa để bán, nhưng vựa không thu mua, chị Trần Ngọc Yến - chủ vựa trái cây tại Cần Thơ - lý giải: "Thứ nhất, thương lái là người thu gom số lượng lớn đáp ứng nguồn hàng cho vựa. Nếu vựa tự mua trực tiếp số lượng nhỏ lẻ, dễ đứt gãy nguồn hàng. Thứ hai, chất lượng trái đối với cây trồng lâu năm giảm, phải qua khâu phân loại từ thương lái để đỡ mất thời gian cho vựa lớn”.

Nông dân phải tự cứu mình

Ông Nguyễn Út Em - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phong Điền, TP.Cần Thơ - cho biết, chuyện thương lái ép giá nông dân là vấn đề khó có thể tránh khỏi. Ông Em cho rằng, nguyên nhân dẫn đến việc này một phần là do giá nhiên liệu tăng. Bên cạnh đó, thương lái cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu một số loại trái cây đang rất bất ổn, nên họ phải tính toán giá thu mua để tránh thua lỗ.

Tuy nhiên, ông Em lý do sâu xa hơn là nhà vườn canh tác theo hướng đại trà ồ ạt một loại cây, dẫn đến giá trị nông sản xuống thấp.

Chính lúc này, bà con nên nhận ra không thể tiếp tục canh tác chạy theo thị trường. Trước đây, ngành nông nghiệp cũng đã khuyến khích bà con phải liên kết sản xuất. Nông sản khi sản xuất nên đăng ký theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP để khi xuất đi các nước theo một chuẩn đầu ra chung, nâng cao chất lượng nông sản địa phương" - ông Em nêu giải pháp.

Mới đây, tại Hội nghị lấy ý kiến góp ý thành lập Trung tâm liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đặt tại Cần Thơ, ông Nguyễn Nguyên Phương - Phó Giám đốc Sở Công Thương TPHCM - nêu ý kiến: “Vấn đề nông sản ở các tỉnh ĐBSCL đang gặp phải là chất lượng chỉ ở mức trung bình, sản xuất ồ ạt, chưa có chỗ đứng tại thị trường quốc tế. Nguồn cung tại chỗ nhỏ lẻ dễ đứt gãy, phải thông qua đầu mối...

Theo ông Phương, cần phải thay đổi mô hình sản xuất theo chuẩn chất lượng chung. Thành lập trung tâm điều phối sản xuất vùng và địa phương, hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông để giảm chi phí logistics... Ông Phương cho rằng, khi Trung tâm liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng tại Cần Thơ hoàn thành sẽ góp phần giải quyết được vấn đề giá trị nông sản.

HỒ THẢO
TIN LIÊN QUAN

Đề nghị làm rõ vai trò trung tâm nông sản vùng tại Cần Thơ so với các tỉnh

HỒ THẢO |

Cần Thơ - Ngày 19.5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng UBND TP Cần Thơ tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý của các địa phương ĐBSCL về Đề án thành lập Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL tại TP Cần Thơ.

Hiệp hội hợp tác kinh tế Hàn Quốc- Châu Á làm việc tại Cần Thơ

HỒ THẢO |

Ngày 16.5, lãnh đạo TP. Cần Thơ đã có buổi làm việc với Hiệp hội hợp tác kinh tế Hàn Quốc - Châu Á (KOAECA), bàn về tiềm năng hợp tác một số lĩnh vực nông nghiệp, logistics và du lịch.

Thu hoạch sầu riêng, nông dân Cần Thơ rạng rỡ vì được giá cao

PHONG LINH |

Vào mùa thu hoạch sầu riêng, nhiều nông dân rạng rỡ vì được giá tốt, thương lái cũng bị chủ hàng hối thúc vì nhu cầu của khách hàng tăng cao.

Ủng hộ đưa lịch sử là môn thi bắt buộc tốt nghiệp THPT năm 2025

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sau thông tin môn lịch sử dự kiến là môn thi bắt buộc tốt nghiệp THPT năm 2025, nhiều học sinh, phụ huynh và giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ở Hà Tĩnh đã bày tỏ ủng hộ và sẵn sàng tâm thế nếu điều này được thực hiện.

Sạt lở nghiêm trọng gây nguy cơ vỡ đê biển Đông, Bạc Liêu khẩn cấp ứng phó

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu- Tuyến đê biển Đông đoạn giáp ranh giữa 2 tỉnh Bạc Liêu - Sóc Trăng thuộc xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu xảy ra sạt lở nghiêm trọng. Đoạn sạt lở kéo dài hơn 30m, ăn sâu vào chân đê, gây ra nguy cơ vỡ đê bất cứ lúc nào.

Muôn kiểu tranh chấp chung cư: Khi khu đô thị đáng sống không còn đáng sống

Khương Duy |

Thời gian qua, việc tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư chung cư ngày càng tăng. Không chỉ ở các thành phố lớn như: Hà Nội, TPHCM, tình trạng này còn xảy ra ở nhiều địa phương. Tranh chấp kéo dài không tìm được lời giải khiến việc ở chung cư trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người.

Huấn luyện viên Troussier ra mắt vào ngày 27.2

AN NGUYÊN |

Lễ ra mắt tân huấn luyện viên trưởng đội tuyển quốc gia và U23 Việt Nam - ông  Philippe Troussier sẽ diễn ra vào ngày 27.2 tới đây.

Bóng đá nam SEA Games 32: Cơ hội và thách thức cho U22 Việt Nam

AN NGUYÊN |

Quy định không sử dụng cầu thủ quá tuổi ở môn bóng đá nam tại SEA Games 32 vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho U22 Việt Nam.

Đề nghị làm rõ vai trò trung tâm nông sản vùng tại Cần Thơ so với các tỉnh

HỒ THẢO |

Cần Thơ - Ngày 19.5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng UBND TP Cần Thơ tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý của các địa phương ĐBSCL về Đề án thành lập Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL tại TP Cần Thơ.

Hiệp hội hợp tác kinh tế Hàn Quốc- Châu Á làm việc tại Cần Thơ

HỒ THẢO |

Ngày 16.5, lãnh đạo TP. Cần Thơ đã có buổi làm việc với Hiệp hội hợp tác kinh tế Hàn Quốc - Châu Á (KOAECA), bàn về tiềm năng hợp tác một số lĩnh vực nông nghiệp, logistics và du lịch.

Thu hoạch sầu riêng, nông dân Cần Thơ rạng rỡ vì được giá cao

PHONG LINH |

Vào mùa thu hoạch sầu riêng, nhiều nông dân rạng rỡ vì được giá tốt, thương lái cũng bị chủ hàng hối thúc vì nhu cầu của khách hàng tăng cao.