Cân đối thuế tiêu thụ đặc biệt để kìm giá xăng dầu

Cao Nguyên |

Giá xăng đã tăng lên mức cao nhất 8 năm, nguy cơ tác động tiêu cực đến nền kinh tế, mặc dù kỳ mới nhất đã có điều chỉnh nhưng chỉ “nhỏ giọt”. Theo các chuyên gia, hiện nay một lít xăng đang “gánh” quá nhiều loại thuế phí. Chính vì vậy, để kìm giá xăng, cần bỏ Thuế Tiêu thụ đặc biệt và giảm Thuế Bảo vệ môi trường hoặc ngược lại.

Giảm 2.000 đồng thuế môi trường đã đủ?

Theo dự kiến, hôm nay 23.3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn. Nếu đề xuất của Bộ Tài chính được thông qua, thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn sẽ giảm 50-70% tùy sản phẩm, áp dụng từ ngày 1.4 đến 31.12.2022.

Cụ thể, thuế bảo vệ môi trường với xăng giảm 2.000 đồng/lít; dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn giảm 1.000 đồng/lít; mỡ nhờn giảm 1.000 đồng/kg; dầu hỏa giảm 700 đồng/lít.

Hôm (21.3), giá xăng lần đầu tiên giảm sau 6 lần tăng liên tiếp kể từ đầu năm 2022. Sau điều chỉnh, giá xăng E5 RON 92 là 28.330 đồng/lít (giảm 650 đồng); RON 95 là 29.190 đồng/lít (giảm 630 đồng). Nếu được giảm thuế bảo vệ môi trường, giá xăng E5 RON 92 còn 26.330 đồng/lít; RON 95 là 27.190 đồng/lít. Tuy nhiên, đà giảm giá xăng dầu có vẻ chỉ là tạm thời, nhiều ý kiến ví von tăng “tăng phi mã, giảm nhỏ giọt”.

Trao đổi với PV Lao Động, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh - Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính cho rằng, bên cạnh việc giảm thuế bảo vệ môi trường, Bộ Tài chính nên cân nhắc xem xét giảm thêm thuế nhập khẩu hoặc tạm miễn thuế tiêu thụ đặc biệt đến 31.12.2022.

Theo ông Thịnh, việc giảm, miễn các loại thuế tính trên tỉ lệ % giá thành sẽ bảo đảm tính linh hoạt và khả năng tác động tới các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế hơn so với mức giảm cố định Bộ Tài chính đang đề xuất. Hơn nữa, nếu nguồn thu từ các loại thuế, phí cố định trên giá xăng dầu bị giảm do các chính sách điều tiết mới, thì sẽ được cân đối một phần bởi nguồn thu từ dầu thô xuất khẩu.

“Việt Nam vừa nhập khẩu xăng dầu nhưng lại là nước xuất khẩu dầu thô nên khá trung lập về nguồn thu. Thực tế, nguồn thu từ dầu thô từ đầu năm cho đến nay tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ (do giá xuất khẩu dầu thô tăng)”, ông Thịnh nói.

Trong khi đó, PGS-TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho biết, trong bối cảnh phải đầu tư phát triển, chi tiêu cho an sinh xã hội, quốc phòng an ninh…, Bộ Tài chính chịu áp lực rất lớn về cân đối ngân sách. Ngân sách mà thu không đủ bù chi, phải đi vay sẽ để lại gánh nặng lớn cho thế hệ sau. Song, cũng cần phải có một cái nhìn thật khách quan sao cho hài hòa được lợi ích giữa nhà nước - người dân - doanh nghiệp.

Xăng dầu là một mặt hàng vô cùng thiết yếu và là chi phí đầu vào của mọi ngành kinh tế đến quốc phòng an ninh, đời sống xã hội… Giá tăng cao gây ra lạm phát và tạo cú sốc lớn cho cả nền kinh tế. Với doanh nghiệp, chi phí nhiên liệu tăng làm giá thành tăng theo, hàng hóa đắt đỏ hơn. Và cuối cùng mọi áp lực sẽ đổ dồn lên người dân - những người tiêu dùng cuối cùng.

Nhà nước đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng vì cho rằng đây là mặt hàng còn phụ thuộc vào nhập khẩu, cần phải tiết kiệm.

Ngoài ra, xăng cũng gây ô nhiễm nên phải đánh thêm thuế bảo vệ môi trường. Việc đánh thuế như vậy, nhìn từ góc độ người tiêu dùng cũng rất dễ để họ phản ứng. Bởi thực tế, xăng đã chịu thuế bảo vệ môi trường rồi giờ lại còn gánh thêm cả thuế “đặc biệt” nữa thì có phải là “thuế chồng thuế” không?

Kiến nghị bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt

Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) nói rằng, xét cho cùng, bất cứ chính sách thuế nào cũng phải nuôi dưỡng nguồn thu, khoan sức dân thì mới có thể bền vững. Khi giá dầu phi mã, đại dịch hoành hành, nền kinh tế suy thoái, doanh nghiệp phá sản, đời sống người dân khó khăn… mà chúng ta vẫn muốn tăng thu, vượt dự toán cao hoặc điều tiết thuế nặng sẽ khiến đối tượng thu bị kiệt quệ.

“Nên chăng cũng cần phải nghiên cứu nghiêm túc việc bỏ hoặc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng. Bởi bất cứ một đợt tăng giá xăng phi mã nào cũng sẽ để lại cú sốc khủng khiếp với nền kinh tế. Hệ lụy đó và bối cảnh bất ổn hiện nay buộc chúng ta phải có ứng xử rất ‘đặc biệt’ trong điều tiết chính sách thuế”, ông Long kiến nghị.

Cùng quan điểm, chuyên gia về thuế, TS Nguyễn Ngọc Tú - Giảng viên trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ thông tin, trước đây khi chưa có thuế bảo vệ môi trường thì nên đánh thuế tiêu thụ đặc biệt. Về nguyên tắc thuế tiêu thụ đặc biệt là những mặt hàng xa xỉ, hạn chế tiêu dùng. Tuy nhiên, bây giờ Luật đã có Thuế bảo vệ môi trường trong khi đó xăng, dầu chịu quá nhiều loại thuế, phí, không những thế mà thuế còn đánh trên thuế.

Ông Tú đưa ra ví dụ và phân tích rằng, nếu 1 lít xăng nhập về 10 nghìn đồng/lít. Trước tiên thuế nhập khẩu 10% trên 10 nghìn đồng và tổng là 11.000 đồng/lít. Sau đó thuế tiêu thụ đặc biệt lại đánh tiếp trên mặt hàng đã có thuế nhập khẩu. Tiếp tục thuế giá trị gia tăng (VAT) lại tiếp tục đánh trên tổng số hai loại thuế và tổng số tiền nhập khẩu xăng. Như vậy là thuế chồng trên thuế, quá bất cập.

Vị chuyên gia này nói thêm, sắc thuế nào cũng có mục tiêu và chức năng riêng của nó. Trong đó, thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm điều chỉnh thái độ tiêu dùng, tức đánh vào hàng tiêu dùng (hoặc dịch vụ) hoặc nguyên liệu chủ yếu trực tiếp sản xuất ra những mặt hàng không được khuyến khích tiêu dùng. Xăng dầu chưa bao giờ thuộc đối tượng này, bởi nó là nhiên liệu và năng lượng đầu vào thiết yếu của nền kinh tế. Không có nó, các hoạt động công nghiệp và giao thông vận tải không vận hành được.

Theo ông Tú, hiện nay khi kinh tế đang còn gặp nhiều khó khăn, Chính phủ và Quốc hội đang tìm mọi cách để giảm các chi phí.

“Có hai cách là điều hành bỏ hết phí bảo vệ môi trường. Hoặc nếu giảm 50% thì bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt. Về lâu dài phải xem xét lại thuế đối với xăng dầu. Nếu có thuế bảo vệ môi trường rồi thì không nên có thuế tiêu thụ đặc biệt nữa”, ông Tú kiến nghị.

Cao Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Giá xăng giảm 600 đồng/lít: Tại sao khi tăng thì sốc, khi giảm thì nhỏ giọt

Anh Tuấn |

Việc giá xăng chỉ giảm khoảng hơn 600 đồng mỗi lít tuỳ loại, nhiều người thắc mắc tại sao giá xăng giảm ở mức "khiêm tốn", chứ không "sốc" như lúc tăng, trong khi người dân rất kỳ vọng giá xăng sẽ giảm nhiều hơn, để phần nào giảm áp lực chi tiêu hằng ngày.

Giá xăng giảm nhỏ giọt và chuyện cây xăng thành điểm "check in"

Anh Đào |

Sau khi xăng dầu “giảm kỷ lục 6.300 đồng/…10 lít” (như kiểu dân tình nói mỉa), cây xăng vẫn là điểm check in đắt đỏ và xa xỉ bậc nhất. Hôm qua, một cô dâu còn được tặng hẳn 10 lít xăng trong ngày cưới!

Kinh tế 24h: Giá xăng quay đầu giảm; Đã đến lúc mua gom vàng?

Khương Duy |

Giá xăng dầu giảm sau 7 lần tăng liên tiếp; Giá lợn hơi được điều chỉnh giảm tại một số tỉnh; Đã đến lúc xuống tiền mua gom vàng... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Voucher khuyến mãi mua xe máy điện VinFast “nóng” cùng giá xăng

Phương Linh |

Chỉ vài ngày sau khi giá xăng trên thị trường chạm mốc gần 30.000 đồng/lít, những voucher được tặng cho cư dân Vinhomes trị giá 10 triệu đồng dùng để thanh toán khi mua xe máy điện VinFast bỗng trở thành của hiếm và được nhiều người săn lùng.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Giá xăng giảm 600 đồng/lít: Tại sao khi tăng thì sốc, khi giảm thì nhỏ giọt

Anh Tuấn |

Việc giá xăng chỉ giảm khoảng hơn 600 đồng mỗi lít tuỳ loại, nhiều người thắc mắc tại sao giá xăng giảm ở mức "khiêm tốn", chứ không "sốc" như lúc tăng, trong khi người dân rất kỳ vọng giá xăng sẽ giảm nhiều hơn, để phần nào giảm áp lực chi tiêu hằng ngày.

Giá xăng giảm nhỏ giọt và chuyện cây xăng thành điểm "check in"

Anh Đào |

Sau khi xăng dầu “giảm kỷ lục 6.300 đồng/…10 lít” (như kiểu dân tình nói mỉa), cây xăng vẫn là điểm check in đắt đỏ và xa xỉ bậc nhất. Hôm qua, một cô dâu còn được tặng hẳn 10 lít xăng trong ngày cưới!

Kinh tế 24h: Giá xăng quay đầu giảm; Đã đến lúc mua gom vàng?

Khương Duy |

Giá xăng dầu giảm sau 7 lần tăng liên tiếp; Giá lợn hơi được điều chỉnh giảm tại một số tỉnh; Đã đến lúc xuống tiền mua gom vàng... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Voucher khuyến mãi mua xe máy điện VinFast “nóng” cùng giá xăng

Phương Linh |

Chỉ vài ngày sau khi giá xăng trên thị trường chạm mốc gần 30.000 đồng/lít, những voucher được tặng cho cư dân Vinhomes trị giá 10 triệu đồng dùng để thanh toán khi mua xe máy điện VinFast bỗng trở thành của hiếm và được nhiều người săn lùng.