Bộ Công thương yêu cầu Central Group Việt Nam tuân thủ hợp đồng đã ký

Phong Nguyễn |

Trong chiều 4.7, Central Group Việt Nam đã có buổi gặp mặt các nhà cung cấp để giải thích những thắc mắc, băn khoăn của các nhà cung cấp về việc tạm dừng mua hàng của các doanh nghiệp cung ứng dệt may Việt Nam.

Trước đó, sáng cùng ngày (4.7), Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã có buổi làm việc với ông Philippe Broianigo - Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Central Group Việt Nam. Buổi làm việc có sự có mặt của Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Vương quốc Thái Lan tại Việt Nam - ngài Tanee Sangrat.

Thông tin về việc tạm thời ngừng mua hàng dệt may của các doanh nghiệp cung ứng Việt Nam, ông Philippe Broianigo - Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Central Group Việt Nam, cho biết: Tập đoàn Central Group đang có những chiến lược mới cho ngành hàng may mặc tại hệ thống phân phối tại Việt Nam và việc tạm dừng mua hàng nằm trong chiến lược đó. Việc tạm dừng mua hàng này sẽ diễn ra trong khoảng 15 ngày. Tập đoàn Central Group cũng đã gửi thư cho các nhà cung ứng đối tác giải thích rằng việc dừng mua hàng chỉ là tạm thời. Tất cả những đơn hàng đã ký trước đó vẫn tiếp tục được thực hiện.

Hiện nay Central Group đang nhập hàng của khoảng 4.000 nhà cung cấp Việt Nam cho hệ thống phân phối bán lẻ của Tập đoàn Central Group tại Việt Nam. Từ ngày 2.7, Central Group Việt Nam đã thông báo và đang tạm ngưng nhập khẩu hàng hóa của 200 nhà sản xuất ngành dệt may.

Ông Philippe Broianigo cho biết, Central Group Việt Nam đang xem xét lại hồ sơ năng lực của các DN và ngay trong ngày hôm nay (4.7), dự kiến sẽ mở lại đơn hàng cho 50 nhà cung ứng. Trong 2 tuần tới, Central Group Việt Nam dự định gặp các nhà cung cấp hàng đầu của ngành dệt Việt Nam để trao đổi kỹ về kế hoạch hợp tác giữa hai bên. Central Group cũng mong muốn tiếp tục nhập hàng với 100 nhà cung cấp của Việt Nam.

Cũng theo ông Philippe Broianigo, với 50 nhà cung cấp còn lại, Central Group sẽ ngồi lại, bàn bạc kỹ lưỡng, ghé thăm nhà máy để có những đánh giá kỹ hơn về năng lực, đồng thời yêu cầu họ thay đổi để đáp ứng những yêu cầu của Central Group Việt Nam trong tương lai. Với những nhà cung cấp này, có thể cần thời gian trên 2 tuần.

Giải thích về việc thông báo ngừng đơn hàng đột ngột, ông Philippe Broianigo cho biết: , 3 tháng trước, Central Group Việt Nam đã có buổi làm việc với các nhà cung cấp về việc cần cải thiện hơn về chất lượng mẫu mã sản phẩm nhưng việc tiếp thu chưa đáp ứng như kỳ vọng. Ngoài ra, việc thay đổi chiến lược với ngành hàng may mặc của Central Group Việt Nam cũng nhằm phục vụ tốt hơn thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu.

Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải đánh giá cao nỗ lực của Tập đoàn Central Group trong việc mong muốn tiếp tục duy trì, mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam, cũng như mong muốn đưa hàng Việt Nam xuất khẩu ra thế giới.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng nhấn mạnh rằng, việc Central Group tạm dừng mua hàng của các nhà cung cấp dệt may Việt Nam cần được giải quyết theo đúng những hợp đồng đã ký kết giữa hai bên, theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Tránh việc dừng mua hàng ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và gây thua lỗ cho các nhà cung ứng.

"Nếu hàng hóa của nhà cung ứng không đảm bảo chất lượng, Tập đoàn Central Group có quyền từ chối đơn hàng. Tuy nhiên, khi muốn có sự thay đổi về chiến lược kinh doanh, phải có sự thông báo với nhà cung cấp và có lộ trình nhất định để nhà cung cấp có thời gian thay đổi" - Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nêu ý kiến.

Phong Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Central Việt Nam khẳng định không bỏ rơi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam

L.V |

Trước phản ứng của các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp sản phẩm may mặc cho hệ thống siêu thị Big C Việt Nam, Central khẳng định: Tiếp tục đồng hành cùng các nhà sản xuất.

Big C ngừng nhập sản phẩm dệt may Việt Nam, các nhà cung cấp "choáng váng"

Huân Cao |

Chiều 3.7, nhiều doanh nghiệp cung cấp sản phẩm dệt may cho Big C Việt Nam trong nhiều năm qua, đã kéo đến văn phòng  Big C  tại  quận Phú Nhuận, TPHCM để hỏi cho rõ về việc chuỗi siêu thị này ngừng nhập hàng của nhiều doanh nghiệp Việt.

DN dệt may, da giày cạnh tranh lao động gay gắt

LÊ TUYẾT |

Năm 2019, sự cạnh tranh lao động giữa các doanh nghiệp (DN) cũng diễn ra quyết liệt hơn, đòi hỏi DN phải tăng các chương trình phúc lợi thu hút lao động hoặc thay đổi công nghệ để thích ứng.

Những góc quán cafe ngắm pháo hoa lý tưởng ở TPHCM

Quỳnh Nga |

Đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, TPHCM dự kiến bắn pháo hoa ở 6 điểm. Đừng bỏ qua những địa điểm ngắm pháo hoa ở TPHCM cực “chill” dưới đây.

Bộ Tài chính nói gì về gói lãi suất 2% chậm giải ngân

Trà My |

Việc giải ngân gói 40.000 tỉ đồng hỗ trợ lãi suất 2% đến nay kết quả chưa được như kì vọng. Bộ Tài chính nói gì về đề xuất điều chuyển nguồn gói vay hỗ trợ lãi suất này sang chương trình cho vay giải ngân qua Ngân hàng Chính sách xã hội?

Giờ thứ 9: Giả điên - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Dường như mối tình đầu luôn là mối tình đẹp nhất, để lại nhiều dư vị ngọt ngào nhất của tuổi trẻ. Nhưng mối tình đầu cũng luôn buồn nhất và nhiều chia ly nhất. Chắc hẳn, đó sẽ là mối tình không bao giờ quên được vì nó chính là những rung động đầu tiên đối với mỗi người. Và sẽ chẳng có ai tin rằng, có những người chia tay mối tình đầu sau vài chục năm xa cách, lại có thể quay trở về chung sống với nhau thật hạnh phúc.

Tài chính thông minh: Đầu tư gì với 30 triệu đồng tiết kiệm mỗi tháng?

Nhóm PV |

Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) lần này, Ths Ngô Thành Huấn - Giám đốc Khối tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ giải đáp thắc mắc của độc giả về câu hỏi tiết kiệm từ 10 - 30 triệu đồng/tháng thì nên đầu tư vào đâu.

Tân huấn luyện viên tuyển Việt Nam và sứ mệnh kế thừa di sản của ông Park

AN NGUYÊN |

Sau khi chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo, VFF sẽ tiến hành công bố tân thuyền trưởng cho đội tuyển Việt Nam. Áp lực và sứ mệnh đặt lên vai người kế nhiệm ông Park rất lớn, vừa đảm bảo duy trì thành công, vừa hướng đến một hoài bão lớn đó là giấc mơ World Cup.

Central Việt Nam khẳng định không bỏ rơi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam

L.V |

Trước phản ứng của các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp sản phẩm may mặc cho hệ thống siêu thị Big C Việt Nam, Central khẳng định: Tiếp tục đồng hành cùng các nhà sản xuất.

Big C ngừng nhập sản phẩm dệt may Việt Nam, các nhà cung cấp "choáng váng"

Huân Cao |

Chiều 3.7, nhiều doanh nghiệp cung cấp sản phẩm dệt may cho Big C Việt Nam trong nhiều năm qua, đã kéo đến văn phòng  Big C  tại  quận Phú Nhuận, TPHCM để hỏi cho rõ về việc chuỗi siêu thị này ngừng nhập hàng của nhiều doanh nghiệp Việt.

DN dệt may, da giày cạnh tranh lao động gay gắt

LÊ TUYẾT |

Năm 2019, sự cạnh tranh lao động giữa các doanh nghiệp (DN) cũng diễn ra quyết liệt hơn, đòi hỏi DN phải tăng các chương trình phúc lợi thu hút lao động hoặc thay đổi công nghệ để thích ứng.