Ông Cao Văn Chóng - Tổng giám đốc VPF nhiệm kỳ 2015-2017:

VPF không có mâu thuẫn, mất đoàn kết

Đăng Huỳnh |

Ông Cao Văn Chóng - Tổng giám đốc Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) nhiệm kỳ 2015-2017 đã chính thức chia tay VPF để trở lại Becamex sau quãng thời gian 2 năm biệt phái. Trao đổi với Lao Động, ông Chóng đã có những chia sẻ thẳng thắn về công việc sau quãng thời gian gắn bó với tổ chức này. 

Kết thúc thời gian biệt phái 2 năm trong vai trò Tổng giám đốc VPF, ông được các lãnh đạo và các thành viên HĐQT đánh giá rất cao. Vậy tự bản thân mình ông tự đánh giá thế nào quãng thời gian nhận nhiệm vụ ở VPF?

Tôi bắt đầu gắn bó với bóng đá từ năm 2004, mười mấy năm qua tôi trải qua nhiều vai trò, từ một trưởng phòng đến PTGĐ rồi TGĐ của một CLB, gần đây nhất là TGĐ công ty VPF. Tôi cho rằng như thế là quá may mắn đối với bản thân mình, vì ở lĩnh vực bóng đá không phải ai cũng có được những trải nghiệm phong phú như thế. Trong đó, thời gian hơn 2 năm làm việc tại VPF là một trải nghiệm vô cùng đặc biệt đối với tôi, quan điểm của tôi là dù làm việc ở bất cứ vai trò, vị trí nào đều phải nỗ lực hết sức mình, đặc biệt là phải làm việc với cái tâm trong sáng nhất. Đó có thể là một trong những điểm mà các anh lãnh đạo đã tin tưởng, giao cho tôi điều hành VPF trong thời gian qua. Riêng về việc đánh giá thế nào về quãng thời gian làm nhiệm vụ tại VPF, xin phép để những người xung quanh tôi đánh giá, anh Nguyễn Đức Kiên từng có một phát biểu rất hay: “bóng đá là sân khấu 4 mặt”, do đó, VPF đã làm được những gì và chưa làm được những gì, những ai quan tâm đến bóng đá nước nhà sẽ không khó nhận ra.

Sau khi kết thúc nhiệm kỳ II của VPF, đã có thông tin nội bộ về tài chính được cung cấp cho báo chí dẫn đến những lùm xùm không đáng có. Đây có phải là hệ quả đến từ việc mất đoàn kết, mâu thuẫn cá nhân ở bộ máy lãnh đạo mới và cũ của VPF?

Tiêu chí hoạt động của VPF là công khai minh bạch, hàng năm các số liệu tài chính đều được gửi đầy đủ cho cổ đông để báo cáo. Tuy nhiên, thông tin lọt ra báo chí lại theo chiều hướng khác, gây bất lợi ảnh hưởng đến uy tín của VPF nên anh Võ Quốc Thắng có lên tiếng để giải thích rõ hơn, việc này vừa để rộng đường dư luận vừa để bảo vệ uy tín cho chính VPF. Mọi hoạt động của VPF đều theo định hướng của cổ đông, đặc biệt các số liệu tài chính đều được kiểm toán độc lập và được thông qua tại đại hội cổ đông. Do đó, hoàn toàn không có việc mất đoàn kết hay mâu thuẫn gì cả.

Sau thời gian làm việc ở VPF, ông đánh giá thế nào về cách vận hành của công ty? Có ý kiến cho rằng nó đã không còn được vận hành như tôn chỉ, mục đích ban đầu, thậm chí đang có dấu hiệu bị "VFF hoá". Ông nghĩ sao về điều này?

Việc ra đời của VPF là tất yếu khách quan, không thể khác được. Chúng tôi nghiên cứu rất nhiều mô hình từ châu Á sang châu Âu đều như thế cả. Và chúng ta cũng đừng nặng nề giữa VPF và VFF vì suy cho cùng, chính VFF mới là đơn vị quản lý toàn diện về các hoạt động của bóng đá, còn VPF là đơn vị quản lý điều hành các giải đấu theo sự ủy nhiệm của VFF. Những ai làm tốt nên tạo điều kiện và ủng hộ họ làm, đừng quá khắt khe là họ xuất phát từ VFF hay từ nơi đâu.

Trong nhiệm kỳ 2 năm của mình ở VPF, trong công việc có bao giờ ông gặp mâu thuẫn với đồng nghiệp, cấp dưới? Có người nói nội bộ VPF cũng có chuyện "phe cánh", việc này thực hư ra sao?

Xã hội luôn luôn có các vấn đề của xã hội và bóng đá cũng như thế, luôn luôn có vấn đề của nó. Tuy nhiên, trong hơn 2 năm tôi điều hành VPF và thậm chí luôn cả thời gian trước đó, tôi khẳng định VPF là một tập thể đoàn kết, có chuyên môn và có đạo đức nghề nghiệp. Việc phải căng sức ra điều hành 3 giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia với khối lượng công việc phải nói là rất khổng lồ, nhưng chúng tôi chỉ có vỏn vẹn 24 con người, trong đó có 3 lái xe và 1 nhân viên tạp vụ. Nếu VPF có chuyện phe cánh, mất đoàn kết thì liệu chúng tôi có thể điều hành các giải đấu ngày càng chuyên nghiệp hơn chỉ với từng ấy con người như thời gian qua được hay không?

Có bao giờ ông cảm thấy cô đơn khi làm việc ở VPF. Cô đơn ở đây có thể hiểu là phải ra mặt giải quyết mọi ca khó, 1 mình chịu áp lực từ trên đến dưới, bị gán trách nhiệm trong nhiều sự vụ ở V.League (đơn cử như vụ “cái loa” của Hội CĐV Than Quảng Ninh) ?

Là người có vai trò cao nhất ở cấp điều hành, đương nhiên tôi phải là người chịu trách nhiệm cao nhất đối với mọi hoạt động của VPF. Như đã trả lời câu hỏi trước, tôi may mắn được làm việc cùng một tập thể đoàn kết, có đạo đức nghề nghiệp cao. Tuy nhiên, đối với các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia, có những vấn đề thuộc phạm vi giải quyết của VPF, có những vấn đề thuộc phạm vi giải quyết của VFF và có những vấn đề thuộc phạm vi giải quyết của các CLB. Để vận hành tốt, phải có sự phối hợp thật khoa học giữa các bên liên quan, trong đó VPF là đầu mối. Ở một số ít tình huống, chúng tôi có độ vênh nhất định về các nhận định của mình, việc đó tôi khẳng định là có nhưng sự phối hợp giữa chúng tôi vẫn tốt, không cô đơn như 1 số người đã nghĩ.

Bây giờ, điều ông trăn trở, dự định dang dở nhất khi rút lui khỏi VPF là gì?

Trước tiên là làm sao nâng cao uy tín giải đấu, 2 vấn đề mấu chốt được HĐQT khóa cũ gửi đến BCH VFF là vấn đề đào tạo phát triển trọng tài kế cận và hoạt động của ban kỷ luật. Có thể chuyên môn giải đấu chưa đạt như kỳ vọng nhưng 2 vấn đề này dứt khoát phải cải thiện, vì nó liên quan đến niềm tin. Khi người hâm mộ và thậm chí là các CLB mất niềm tin thì uy tín của giải đấu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng, lúc đó mọi hô hào kêu gọi khán giả đến sân đều trở nên vô nghĩa.

Tiếp theo là phải nâng cao chất lượng chuyên môn ở giải HNQG, hiện nay phải nói là giải HNQG của chúng ta có chất lượng đang ở mức dưới trung bình. Từ mùa giải 2018, chúng tôi tiến hành truyền hình trực tiếp 100% các trận ở giải HNQG, việc này một phần là để quảng bá nhưng xa hơn, chúng tôi muốn chất lượng giải đấu này phải cải thiện. Các CLB HNQG phải đầu tư hơn, thi đấu có trách nhiệm hơn và trọng tài cũng sẽ công tâm hơn, vì nếu không mọi thứ sẽ phơi bày trước người hâm mộ cả nước.

Vấn đề quan trọng nữa là bản quyền truyền hình, vừa qua chúng tôi đã làm được việc cơ bản bước đầu là tất cả các trận V.League đều được truyền hình trực tiếp trên 1 format. Đây là tiền đề để chúng ta có thể đi đến bước xa hơn là bán bản quyền truyền hình ra quốc tế, kế hoạch của tôi trước đây là khoảng 2019 giải V.League sẽ phát ở ít nhất 2-3 quốc gia khu vực Đông Nam Á. VPF đã làm việc với 1 vài đối tác và lộ trình về chất lượng hình ảnh mà chúng tôi đang xây dựng đang đi theo hướng đó.

Tôi hy vọng và tin tưởng rằng với ban lãnh đạo mới năng động, nhiệt huyết, các anh sẽ làm tốt hơn chúng tôi, tiếp tục thực hiện những kế hoạch mà chúng tôi còn dang dở. Nhân đây tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các đối tác của VPF, rất mong quý vị tiếp tục hợp tác, hỗ trợ VPF trong chặng đường phía trước, góp phần chung tay xây dựng BĐVN ngày càng phát triển.

Đăng Huỳnh
TIN LIÊN QUAN

Ông Cao Văn Chóng: “Từ ngày mai, tôi sẽ không làm việc ở VPF nữa”

ĐĂNG HUỲNH (THỰC HIỆN) |

TGĐ Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) Cao Văn Chóng nhiệm kỳ 2015-2017 đã chính thức xác nhận thông tin chia tay sau buổi làm việc với lãnh đạo mới của VPF sáng 18.12.

Ông Trần Anh Tú được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc VPF

HOÀI ĐAN |

Tại cuộc họp phiên thứ 2 của HĐQT Công ty VPF khóa III đã thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó 100% thành viên HĐQT nhất trí bổ nhiệm Chủ tịch Trần Anh Tú làm Tổng Giám đốc Cty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF) nhiệm kỳ 2017-2020.

Từ ông bầu futsal đến Chủ tịch VPF

Hoài Đan |

Ông Trần Anh Tú chấp nhận ngồi vào chiếc ghế Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần BĐCN Việt Nam (VPF), đồng nghĩa với việc ông bầu futsal này đã chính thức dấn thân vào con đường làm bóng đá chuyên nghiệp một cách trực tiếp.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Ông Cao Văn Chóng: “Từ ngày mai, tôi sẽ không làm việc ở VPF nữa”

ĐĂNG HUỲNH (THỰC HIỆN) |

TGĐ Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) Cao Văn Chóng nhiệm kỳ 2015-2017 đã chính thức xác nhận thông tin chia tay sau buổi làm việc với lãnh đạo mới của VPF sáng 18.12.

Ông Trần Anh Tú được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc VPF

HOÀI ĐAN |

Tại cuộc họp phiên thứ 2 của HĐQT Công ty VPF khóa III đã thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó 100% thành viên HĐQT nhất trí bổ nhiệm Chủ tịch Trần Anh Tú làm Tổng Giám đốc Cty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF) nhiệm kỳ 2017-2020.

Từ ông bầu futsal đến Chủ tịch VPF

Hoài Đan |

Ông Trần Anh Tú chấp nhận ngồi vào chiếc ghế Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần BĐCN Việt Nam (VPF), đồng nghĩa với việc ông bầu futsal này đã chính thức dấn thân vào con đường làm bóng đá chuyên nghiệp một cách trực tiếp.