Vận động viên thể thao Việt Nam nhận mức lương như thế nào?

MINH PHONG |

Ngoài bóng đá và một số trường hợp vận động viên đẳng cấp quốc tế có nguồn thu nhập ổn định (tiền thưởng sau thi đấu), nhìn chung, các vận động viên địa phương có thu nhập chỉ ở mức 7-8 triệu đồng/tháng.

Hôm 2.6, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng có báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội về một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Trong đó, vấn đề về chế độ chính sách đãi ngộ đối với vận động viên thể thao được đề cập.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, các chính sách được ban hành thời quan qua đã phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc huy động, tuyển chọn tài năng thể thao. Tuy nhiên, so với nhiều nước, các chính sách đãi ngộ còn hạn chế.

Theo đó, chế độ tiền lương đối với vận động viên các đội tuyển trẻ, đội tuyển quốc gia theo Nghị định số 152/2018/NĐ-CP còn thấp (vận động viên đội tuyển quốc gia được hưởng 270.000 đồng/người/ngày x 26 ngày công = 7.020.000 đồng/tháng).

Bộ trưởng đánh giá tiền lương đối với vận động viên thể thao thấp, dẫn tới khó khăn trong thực hiện chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài trong lĩnh vực thể thao. Đồng thời, chế độ dinh dưỡng với vận động viên thể thao còn thấp, khó đáp ứng đối với một số môn thể thao có cường độ tập luyện ở mức độ cao.

Ghi nhận thực tế, mức lương của các vận động viên thể thao tại địa phương và đội tuyển quốc gia không cao nếu xét trên phương diện đặc thù nghề nghiệp so với mặt bằng chung.

Trao đổi với Lao Động, một vận động viên - đơn vị chủ quản là một tỉnh phía Bắc cho biết: "Hiện tại, tôi đang nhận mức tiền lương là 7 triệu đồng/tháng (đã trừ tiền ăn và bảo hiểm). Trước đó, khi tập luyện ở đội tuyển quốc gia, mức lương tôi nhận được rơi vào khoảng 10 triệu đồng/tháng. Nhưng bây giờ, tôi không còn ở đội tuyển nữa thì chỉ còn tối đa 7 triệu đồng.

Đó là với một vận động viên chuyên nghiệp, còn vận động viên trẻ nhận mức lương thấp hơn rất nhiều, không đủ để trang trải cuộc sống".

Nữ vận động viên này cho hay: "Bản thân tôi cũng như nhiều đồng nghiệp không có thêm khoản thu nhập nào khác. Chưa kể, chúng tôi không có tiền thưởng từ cuối năm 2022 đến giờ. Thi đấu ở giải vô địch quốc gia hay Đại hội thể thao toàn quốc cũng chưa có tiền thưởng".

Tương tự như vậy, một vận động viên võ thuật khác chia sẻ: "Hằng tháng, chúng tôi nhận được trợ cấp từ đơn vị chủ quản khoảng 7 triệu/tháng. Các đồng đội của tôi cũng nhận mức lương giống như vậy.

Nếu trong thời gian tập trung đội tuyển quốc gia, tổng thu nhập của tôi có thể rơi vào khoảng gần 20 triệu đồng/tháng. Tôi nghĩ như thế là vừa đủ cho bản thân tôi".

Trừ một số trường hợp vận động viên ở đẳng cấp quốc tế luôn có nguồn thu nhập ổn định từ thưởng sau thi đấu, nhìn chung, các vận động viên ở các địa phương có thu nhập chỉ đủ trang trải cuộc sống.

Đa phần, lương của các vận động viên chỉ ở mức 7-8 triệu đồng/tháng. Một số vận động viên tâm sự, do thu nhập không cao nên phải làm thêm những nghề "tay trái" khác như tranh thủ bán hàng online, mở lớp dạy bên ngoài (chủ yếu các môn võ, thể dục) hoặc trợ giảng cho một số trung tâm thể thao vào cuối tuần.

Theo Nghị định 152/2018/NĐ-CP, lương trung bình của huấn luyện viên đội tuyển quốc gia vào khoảng 13,1 triệu đồng/người/tháng; huấn luyện viên đội trẻ quốc gia là 9,7 triệu đồng/người/tháng.

Vận động viên đội tuyển quốc gia nhận mức lương lương 270.000 đồng/người/ngày. Trừ đi những ngày nghỉ trong tháng, mức lương họ nhận được trung bình khoảng 7-8 triệu đồng/người/tháng.

Về tiền ăn, theo thông tư 86 của Bộ Tài chính, vận động viên đội tuyển quốc gia được hưởng chế độ tiền ăn 320.000 đồng/người/ngày; vận động viên đội tuyển tỉnh được hưởng chế độ 240.000 đồng/người/ngày; vận động viên đội trẻ tỉnh, thành hưởng chế độ 200.000 đồng/người/ngày.

Trong khi đó, các vận động viên được thuộc các đội tuyển quốc gia dự SEA Games, ASIAD, Olympic được hưởng chế độ tiền ăn 480.000 đồng/người/ngày, trong thời gian không quá 90 ngày; vận động viên có khả năng giành huy chương vàng ASIAD, Olympic trẻ, đạt chuẩn tham dự Olympic sẽ được hưởng chế độ 640.000 đồng/người/ngày.

MINH PHONG
TIN LIÊN QUAN

Vận động viên bóng chuyền quốc tế nhận mức lương thế nào?

MINH PHONG |

Các vận động viên bóng chuyền chuyên nghiệp quốc tế sẽ nhận lương phụ thuộc vào giải đấu, kinh nghiệm, trình độ kĩ năng, vị trí…

Nghiên cứu chính sách về tiền lương, nhà ở cho vận động viên sau giải nghệ

Nhóm PV |

Ngày 5.6, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã đăng đàn trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội. Vấn đề chính sách hỗ trợ cho vận động viên (VĐV) được nhiều đại biểu quan tâm chất vấn và đã được Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đưa ra phương án để giải quyết.

Vận động viên bóng chuyền nữ nào có mức lương tốt nhất hiện tại?

MINH PHONG |

Tính đến thời điểm hiện tại, Trần Thị Thanh Thúy là vận động viên bóng chuyền nữ Việt Nam ra nước ngoài thi đấu và nhận mức lương tốt nhất.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Lý do dự án đường ven sông 3.960 tỉ đồng ở Đồng Nai phải thi công "da beo"

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Dự án xây dựng đường ven sông Cái là dự án trọng điểm của tỉnh Đồng Nai có tổng mức đầu tư 3.960 tỉ đồng được kỳ vọng sẽ tạo thêm trục giao thông mới ở khu vực trung tâm TP Biên Hòa và cải tạo cảnh quan đô thị ven sông. Tuy nhiên, đến nay dự án đang gặp nhiều vướng mắc đặc biệt là về mặt bằng để thi công ưu tiên 5 cây cầu mới trong dự án.

Dự án cầu Thủ Thiêm 4 hơn 6.000 tỉ đồng sắp xây trên sông Sài Gòn có gì?

Phương Anh |

Dự án cầu Thủ Thiêm 4 qua sông Sài Gòn, nối quận 7 và TP Thủ Đức (TP.HCM) được đề xuất đầu tư theo phương thức PPP với tổng mức đầu tư dự kiến trên 6.000 tỉ đồng.

Làm rõ thông tin "các trường học tại huyện Thạch Hà phải nộp nhiều khoản tiền bất thường"

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - UBND huyện Thạch Hà vừa chỉ đạo thành lập Tổ kiểm tra, xác minh thông tin “các trường học ở Thạch Hà chuyển nộp các khoản tiền bất thường”.

Ông Thích Minh Tuệ nhận thẻ căn cước công dân tại Gia Lai

THANH TUẤN |

Ngày 10.6, ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) đã đến cơ quan Công an tỉnh Gia Lai để nhận căn cước công dân.

Vận động viên bóng chuyền quốc tế nhận mức lương thế nào?

MINH PHONG |

Các vận động viên bóng chuyền chuyên nghiệp quốc tế sẽ nhận lương phụ thuộc vào giải đấu, kinh nghiệm, trình độ kĩ năng, vị trí…

Nghiên cứu chính sách về tiền lương, nhà ở cho vận động viên sau giải nghệ

Nhóm PV |

Ngày 5.6, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã đăng đàn trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội. Vấn đề chính sách hỗ trợ cho vận động viên (VĐV) được nhiều đại biểu quan tâm chất vấn và đã được Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đưa ra phương án để giải quyết.

Vận động viên bóng chuyền nữ nào có mức lương tốt nhất hiện tại?

MINH PHONG |

Tính đến thời điểm hiện tại, Trần Thị Thanh Thúy là vận động viên bóng chuyền nữ Việt Nam ra nước ngoài thi đấu và nhận mức lương tốt nhất.