U23 Việt Nam, bản quyền ASIAD và nghịch lý của nền bóng đá

HOÀI ĐAN |

Bóng đá Việt Nam luôn mơ vươn tầm châu lục và đến sân chơi World Cup, nhưng có một nghịch lý đang diễn ra: Người dân không thể theo dõi một trận đấu truyền hình trực tiếp của U23 Việt Nam tại ASIAD 18 qua ti vi.

Đứng trước truyền thông Việt Nam trên đất Indonesia trong chiến dịch săn huy chương tại ASIAD 18 cùng U23 Việt Nam, HLV Park Hang-seo đã nói rằng: “Chúng tôi thi đấu không chỉ cho những khán giả có mặt ở Indonesia, những người hâm mộ bóng đá mà còn cho người dân Việt Nam ở quê nhà. Đó là cách chúng tôi đáp lại tình cảm của họ”. 

Thực tế, sau giải U23 Châu Á 2018, U23 Việt Nam đã tạo ra một hiệu ứng lớn và nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân Việt Nam. Trong số đó, có người hâm mộ bóng đá, những người vì niềm tự hào dân tộc, nhưng cũng có người chỉ đơn giản là vui theo đám đông. Thế nhưng, tất cả cùng có chung sự hâm mộ nhất định dành cho HLV Park Hang-seo và các học trò.

Để theo dõi các trận đấu bán kết và chung kết của U23 Việt Nam tại Thường Châu, nhiều trường cho học sinh, sinh viên nghỉ học, nhiều doanh nghiệp cho công nhân viên nghỉ làm để xem bóng đá. Đấy chính là hiệu ứng mà U23 Việt Nam tạo ra cho toàn xã hội. 

Cũng bởi thế mà sứ mệnh của U23 Việt Nam được gắn với trách nhiệm lớn lao là "niềm tự hào dân tộc". Thế nhưng, tại ASIAD 18, hình ảnh những cầu thủ Việt Nam thi đấu vì nhiệm vụ cao cả ấy đã không thể đến với người dân một cách trọn vẹn, bởi một nghịch lý: Việt Nam không có bản quyền truyền hình ASIAD 18. 

Bóng đá Việt Nam vẫn luôn giương cao khẩu hiệu cố gắng vươn tầm châu lục và mơ đến World Cup. Thậm chí, sau khi một trung tâm bóng đá khánh thành trụ sở mới, còn đặt cả mốc đưa bóng đá Việt Nam dự World Cup vào năm 2030. Không bàn tới tính khả thi của những mục tiêu trên, thế nhưng hiện tại, nhu cầu tối thiểu nhất của người dân được xem một trận đấu của U23 Việt Nam tại ASIAD đã không được đáp ứng.   

Còn nhớ trong một cuộc trả lời phỏng vấn trước truyền thông, khi HLV Park Hang-seo được hỏi: “Bao giờ bóng đá Việt Nam sẽ được dự World Cup?”, ông đã lập tức đặt vấn đề ngược lại là: Liệu tất cả người dân và cả nền bóng đá Việt Nam đã sẵn sàng cho việc tham dự World Cup?  Câu trả lời là chưa.

Câu chuyện bản quyền ASIAD 18 là một minh chứng cụ thể cho điều đó. Người dân mong muốn xem các trận đấu trực tiếp của U23 Việt Nam qua TV, nhưng không phải ai cũng sẵn sàng trả tiền xem truyền hình. Còn với các nhà đài, họ mong muốn có bản quyền truyền hình nhưng không chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho việc nắm bắt sự thay đổi thời giá của bản quyền truyền hình. 

Và có một điều chắc chắn, họ chưa bao giờ nghĩ đến việc sẽ mua bản quyền truyền hình bằng cách nào nếu Việt Nam tham dự World Cup 2030. Giống như việc, chẳng ai tin U23 Việt Nam có thể giành ngôi á quân U23 Châu Á. Và kể cả đó là sự thật thì dường như cả nền bóng đá và những dịch vụ đi theo (truyền hình) không chịu nhúc nhích.

HOÀI ĐAN
TIN LIÊN QUAN

Từ vụ không có bản quyền ASIAD 18: Tập thói quen trả tiền xem truyền hình

ĐĂNG HUỲNH |

Các đài không có được bản quyền ASIAD 18, và khán giả Việt đành xem “lậu” U.23 Việt Nam đá tại ASIAD 18. Phải nói thẳng, đây là thói quen xấu, chỉ là giải pháp tình thế và chuyện xem “lậu” không thể khuyến khích vì đây là một hành vi vi phạm bản quyền tràn lan, mất kiểm soát dẫn đến nhiều hệ lụy...

75 quốc gia và vùng lãnh thổ có bản quyền ASIAD 18, riêng Việt Nam thì không

HOÀI ĐAN |

Trong khi 75 quốc gia và vùng lãnh thổ có bản quyền ASIAD 18 thì Việt Nam nằm trong số ít quốc gia Châu Á không có. 

Việt Nam không có bản quyền ASIAD, có thể “nhịn” cả AFF Cup và Asian Cup

HOÀI ĐAN |

Việc các đài truyền hình không thể sở hữu bản quyền ASIAD 18 đã khiến nhiều người dân hết cửa xem U23 Việt Nam thi đấu qua tivi. Và sắp tới, khả năng họ sẽ phải "nhịn" cả AFF Cup 2018 và Asian Cup 2019.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Từ vụ không có bản quyền ASIAD 18: Tập thói quen trả tiền xem truyền hình

ĐĂNG HUỲNH |

Các đài không có được bản quyền ASIAD 18, và khán giả Việt đành xem “lậu” U.23 Việt Nam đá tại ASIAD 18. Phải nói thẳng, đây là thói quen xấu, chỉ là giải pháp tình thế và chuyện xem “lậu” không thể khuyến khích vì đây là một hành vi vi phạm bản quyền tràn lan, mất kiểm soát dẫn đến nhiều hệ lụy...

75 quốc gia và vùng lãnh thổ có bản quyền ASIAD 18, riêng Việt Nam thì không

HOÀI ĐAN |

Trong khi 75 quốc gia và vùng lãnh thổ có bản quyền ASIAD 18 thì Việt Nam nằm trong số ít quốc gia Châu Á không có. 

Việt Nam không có bản quyền ASIAD, có thể “nhịn” cả AFF Cup và Asian Cup

HOÀI ĐAN |

Việc các đài truyền hình không thể sở hữu bản quyền ASIAD 18 đã khiến nhiều người dân hết cửa xem U23 Việt Nam thi đấu qua tivi. Và sắp tới, khả năng họ sẽ phải "nhịn" cả AFF Cup 2018 và Asian Cup 2019.