Tuyển thủ Chương Thị Kiều: Đá bóng để thoát nghèo và ngẩng đầu cao

HOÀI THU |

Bóng đá nữ Việt Nam sản sinh ra nhiều tài năng từ thế hệ Lưu Ngọc Mai, Đoàn Thị Kim Chi, Kiều Chinh, đến Văn Thị Thanh, Nguyễn Thị Xuyến… và gần đây cũng có một Chương Thị Kiều khá đặc biệt, bởi con đường bóng đá cô gái Kiên Giang này đi, dừng lại và bước tiếp, đứng dậy để vượt qua tất cả…

Bước ngoặt tuổi 11

Làng bơi lội Việt Nam chút nữa đã có một kình ngư mang tên Chương Thị Kiều. Cô gái miền Tây lớn lên trên sông nước, kênh rạch ấy từng chinh chiến khắp các cuộc thi bơi lội ở tỉnh, ở huyện. Đối thủ duy nhất Kiều chịu thua là một cô bé được ăn tập trong môi trường chuyên nghiệp.

Bước ngoặt chỉ đến với Kiều khi thủ môn Kiều Chinh đang tập luyện ở đội TPHCM về nhà xin bố mẹ Kiều cho lên thành phố học đá bóng. Gia đình đồng ý, để “bớt một miệng ăn” và đi đá bóng cũng đồng nghĩa con gái út được ăn uống tốt hơn, được học văn hóa.

“Khi Kiều mới lên, lúc đó 11 tuổi, em nhỏ xíu thôi. Kiều cùng một cô bé nữa cùng quê đi lên xin vô tập bóng đá. Lúc lên, Kiều còn không biết viết chữ, không viết nổi tên mình. Bây giờ thì nguệch ngoạch được ít chữ rồi” - cô Oanh huấn luyện viên đã tuyển chọn Kiều vào, chia sẻ.

Ngày đầu bỡ ngỡ ấy, sau này đã sản sinh ra một trung vệ thép Chương Thị Kiều của bóng đá Việt Nam.

Kiều lao vào tập luyện như bạn bè đồng trang lứa và dần quen với môi trường mới, bạn bè mới. “Lúc mới lên em cũng bỡ ngỡ lắm nhưng hồi đó có bạn cùng quê, lại được ở cùng các chị, các chị vui lắm nên dần quên không nhớ nhà. Tập được hơn 1 năm thì bắt đầu biết đá bóng. Rồi cứ thế phát triển dần để được như ngày hôm nay” - Chương Thị Kiều chia sẻ.

Thành quả của cố bé 11 tuổi năm nào được ghi nhận, cô được gọi lên thi đấu cho U.19 Việt Nam lúc 14, 15 tuổi. Được tập luyện ở môi trường đội tuyển, cùng những người đàn chị, Kiều tiến bộ vượt bậc mà chính huấn luyện viên, người chị Đoàn Thị Kim Chi cũng bất ngờ: “Từ lúc lên tuyển là Kiều tiến bộ hẳn ra. Phải nói là tiến bộ vượt bậc luôn. Thi đấu chững chạc hơn, điềm tĩnh hơn”.

Ám ảnh tuổi 17

Sau khi được gọi lên thi đấu cho U.19 Việt Nam, Kiều được triệu tập lên đội tuyển quốc gia dưới thời huấn luyện viên Trần Văn Phát, khi mới 16 tuổi. Và từ đó, Kiều trở thành trung vệ không thể thay thế trong màu áo đỏ sao vàng. Mọi thứ như phủ màu hồng đối với cô gái người Kiên Giang…

Trong lúc chạy không biết mệt, tiến bộ vượt bậc nhất thì Chương Thị Kiều dính chấn thương đứt dây chằng chéo đầu gối trái. Ngày biết kết quả chấn thương, Kiều khóc rất nhiều và suy sụp: “Chương thì nghĩ cũng chỉ bình thường, đau thì có đau thật nhưng em chịu được. Tới hôm đi chụp chấn thương mà biết đứt dây chằng, em khóc nhiều lắm, khóc tưởng lụt bệnh viện luôn ấy”. Khi ấy, mọi thứ dường như sụp đổ trong mắt Kiều. Ở tuổi 17, cô đã phải đối đầu với một trong những chấn thương nghiêm trọng nhất. Nhưng không thể còn con đường khác để lựa chọn, cô gái sinh năm 1995 phải chờ đợi để phẫu thuật và chờ đợi để trở lại.

May mắn đến với Kiều khi cô được phẫu thuật nối dây chằng sớm hơn dự kiến và chỉ mất khoảng 6 tháng để trở lại thi đấu đỉnh cao. Nhưng rồi 8 năm sau, ám ảnh ấy lại không buông tha. Chương Thị Kiều đứt dây chằng chéo đầu gối trái lần thứ 2 trong sự nghiệp. Lần này thì đón nhận nó bình thản hơn, chậm dãi và lạc quan hơn, vì Kiều đã trưởng thành với tư cách một tuyển thủ nếm trải đủ vinh quang.

Cô gái người Kiên Giang sẽ lại vượt qua nó như đã làm 8 năm về trước giống như các đồng đội vẫn trêu đùa cô: “Chị mổ xong mà chạy được 8 năm luôn, lần này mổ xong chắc chạy được gấp đôi trước nữa”.

Tài năng đặc biệt và sự bình thản của một bản lĩnh

Nhìn lại hành trình mà Chương Thị Kiều đã trải qua, không ít người sẽ phải giật mình. Kiều đá chính ở U.19 từ năm 15 tuổi, Đội tuyển quốc gia nữ Việt Nam khi mới chỉ 17 tuổi. Từ năm 2012 tới năm 2019, bóng đá nữ được dẫn dắt bởi 3 huấn luyện viên Trần Văn Phát, Takashi, Mai Đức Chung và Kiều vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu ở vị trí trung vệ.

Lối chơi điểm tĩnh, đọc tình huống và chơi bóng bổng tốt giúp cô gái sinh năm 1995 chiếm được cảm tình của bất kỳ huấn luyện viên nào. Chính huấn luyện viên Mai Đức Chung cũng luôn dành những lời khen ngợi đối với cô: “Kiều là một cầu thủ giỏi. Khả năng chơi bóng rất toàn diện và ưu điểm là rất điềm tĩnh, xử lý tình huống tốt. Đặc biệt những pha phát động tấn công từ dưới lên không phải cầu thủ nào cũng làm được. Khi đội đi tập huấn ở Nhật, ở Hàn nhiều đội bóng muốn ngỏ ý mời Kiều sang thi đấu cho họ”.

Tài năng của Kiều được huấn luyện viên Đoàn Thị Kim Chi so sánh với cựu cầu thủ nữ Đào Thị Miện: “Phải nói rằng Kiều là một cầu thủ đặc biệt. Để mà so sánh với Kiều trong quá khứ thì tôi thấy khá tương đồng với chị Miện”.

Việc không có Chương Thị Kiều trong đội hình mang đến nhiều khó khăn cho huấn luyện Mai Đức Chung và Tuyển nữ Việt Nam. Tuy nhiên, bóng đá Việt Nam cần những cầu thủ như Chương Thị Kiều cho các mục tiêu trong tương lai. Điều cần thiết lúc này là nhìn về phía trước, giống như cách “bông hồng thép” này đối mặt với chấn thương vậy, bình thản và luôn ngẩng cao đầu.

HOÀI THU
TIN LIÊN QUAN

Huấn luyện viên Park Hang-seo và tấm chân tình với bóng đá nữ Việt Nam

HOÀI ĐAN |

Huấn luyện viên Park Hang-seo là người dành nhiều tình cảm với bóng đá nữ Việt Nam.

Sydney thay thế Vũ Hán tổ chức vòng loại Olympic bóng đá nữ 2020

HOÀI ĐAN |

Vũ Hán (Trung Quốc) đã mất quyền đăng cai vòng loại Olympic bóng đá nữ 2020 bởi dịch bệnh viêm phổi cấp do virus Corona gây ra.

Đại sứ các nước G4 chúc Tết Canh Tý cùng đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam

Thanh Hà |

Đại sứ Na Uy, Canada, New Zealand và Thụy Sĩ đã cùng đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam, huấn luyện viên Mai Đức Chung gửi lời chúc mừng năm mới nhân dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020.

Lùm xùm chia tiền thưởng bóng đá nữ để lại hệ luỵ gì?

HOÀI ĐAN |

Những lùm xùm xung quanh chuyện chia tiền thưởng của đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam có khiến các doanh nghiệp lăn tăn trong việc tài trợ, tặng thưởng ở các giải đấu sau?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Huấn luyện viên Park Hang-seo và tấm chân tình với bóng đá nữ Việt Nam

HOÀI ĐAN |

Huấn luyện viên Park Hang-seo là người dành nhiều tình cảm với bóng đá nữ Việt Nam.

Sydney thay thế Vũ Hán tổ chức vòng loại Olympic bóng đá nữ 2020

HOÀI ĐAN |

Vũ Hán (Trung Quốc) đã mất quyền đăng cai vòng loại Olympic bóng đá nữ 2020 bởi dịch bệnh viêm phổi cấp do virus Corona gây ra.

Đại sứ các nước G4 chúc Tết Canh Tý cùng đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam

Thanh Hà |

Đại sứ Na Uy, Canada, New Zealand và Thụy Sĩ đã cùng đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam, huấn luyện viên Mai Đức Chung gửi lời chúc mừng năm mới nhân dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020.

Lùm xùm chia tiền thưởng bóng đá nữ để lại hệ luỵ gì?

HOÀI ĐAN |

Những lùm xùm xung quanh chuyện chia tiền thưởng của đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam có khiến các doanh nghiệp lăn tăn trong việc tài trợ, tặng thưởng ở các giải đấu sau?