Từ nghi vấn có vận động viên dương tính với doping: Không để mất niềm tin

Hoài Việt |

Sự vụ nghi vấn có vận động viên của thể thao Việt Nam dương tính với chất cấm (doping) khi thi đấu tại SEA Games 31 được xã hội và người hâm mộ thể thao trong nước quan tâm. Đặc biệt, trước nhiều luồng dư luận cho rằng ở nghi vấn trong những tuyển thủ ấy có vận động viên đội tuyển điền kinh đã giành huy chương tại SEA Games 31 làm nhiều người không khỏi bất ngờ.

Vai trò của nhà quản lý rất quan trọng

Nghi vấn vào lúc này hướng nhiều nhất về đội tuyển điền kinh từng thi đấu SEA Games 31 và dư luận đang kháo nhau ở việc sự thật có cả vận động viên nam và vận động viên nữ cho mẫu thử được kiểm tra dương tính doping là đúng hay sai (?).

Tổng cục Thể dục Thể thao chưa đưa bất cứ thông tin thông báo chính thức liên quan tới kết quả kiểm tra doping tại SEA Games 31 vào lúc này. Trong khi đó, Tiểu ban Y tế và Kiểm tra doping của SEA Games 31 cũng được xác định không phải bộ phận được phép phát ngôn nên không ai có bất cứ thông tin nào trước truyền thông. Đại diện ngành thể thao chỉ xác nhận, hiện các kết quả sẽ chờ thông báo chính thức gửi về từ tổ chức phòng chống doping quốc tế - WADA thì mới có thông tin cụ thể.

Ông Nguyễn Hồng Minh - Nguyên Vụ trưởng Vụ thể thao thành tích cao (Tổng cục Thể dục Thể thao) từng bày tỏ: “Về nguyên tắc, WADA là cơ quan hoạt động độc lập và các kết quả không bị ảnh hưởng và chi phối bởi tổ chức nào. Khi có kết quả gửi về các quốc gia thì đại diện quản lý sẽ nắm được thông tin cụ thể. Chúng ta đã có Thông tư về xử lý các vi phạm với doping và việc xử lý như thế nào sẽ được xem xét rất kỹ lưỡng từ Hội đồng đánh giá mức độ vi phạm sẽ làm việc...”.

Vào tháng 11.2003, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục - Thể thao Nguyễn Danh Thái đã thay mặt Chính phủ Việt Nam ký kết Công ước Copenhagen, tuyên bố Việt Nam gia nhập tổ chức phòng chống doping quốc tế - WADA; đồng thời cam kết phối hợp toàn diện với WADA trong việc phát triển thể thao không doping.

Tháng 9.2009, Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã ký Công ước UNESCO,  trong đó khẳng định Việt Nam cam kết thực hiện các chương trình giáo dục của UNESCO về phòng ngừa doping trong các hoạt động văn hoá - thể thao.

Tháng 8.2011, Ủy ban Olmpic Việt Nam và WADA đã ký cam kết về tuân thủ bộ Luật phòng, chống doping thế giới và các tiêu chuẩn kỹ thuật (2009) và chúng ta cũng tham gia ký kết Quy định phòng chống doping trong thể thao nói chung cũng như xây dựng quy định phòng chống doping cho nước mình nói riêng dựa trên khung quy định chung do WADA phát động. Nghĩa là, thể thao Việt Nam tham gia đầy đủ các chương trình đối với việc phòng chống doping.

Thực tế, chúng ta luôn thực hiện công tác lấy mẫu kiểm tra doping với một số thành viên trước khi thi đấu các giải cấp Đại hội như SEA Games, ASIAD hay Olympic. Đó là quy định bắt buộc. Tuy nhiên, với thi đấu các giải thể thao trong nước, việc kiểm tra doping là hạn chế (nếu không muốn nói rất hãn hữu).

Tháng 3.2021, Tổng cục Thể dục Thể thao còn ra văn bản số 382 rất cụ thể thông báo sẽ thực hiện việc lấy mẫu kiểm tra doping đối với vận động viên của các giải thi đấu vô địch quốc gia trong năm. Mặc dù thế, công tác lấy mẫu kiểm tra là thấp. Với Đại hội thể thao toàn quốc các kỳ gần nhất, số mẫu kiểm tra doping dường như cũng không vượt quá con số 30 thế nên công cuộc nói không với chất cấm vẫn hoàn toàn từ sự giáo dục vào tư thưởng và hệ ý thức của các cấp quản lý đến từng ban huấn luyện và từ đó đến với các vận động viên.

Chờ bao lâu mới công bố?

Nghi vấn vẫn đang chỉ là nghi vấn. Con số thực tế về bao nhiêu vận động viên dính doping và trong các môn, nội dung nào vẫn phải theo quy định là có thông báo từ WADA mới công bố. Với riêng điền kinh, chúng ta từng hai lần được hưởng lợi do đối thủ bị phát hiện dính doping, sau đó nhận lại Huy chương Vàng.

Tại ASIAD 18-2018 diễn ra ở Indonesia, Quách Thị Lan chỉ về thứ nhì tại chung kết cự ly 400m rào nữ và nhận Huy chương Bạc. Nhà vô địch khi đó là là Kemi Adekoya (Bahrain). Tuy vậy, sau một năm khi giải đấu đã kết thúc, Cơ quan Liêm chính điền kinh (AIU) đã thông báo mẫu thử của Kemi Adekoya dương tính doping nên bị tước thành tích và Quách Thị Lan được đôn vị trí lên hạng nhất nhận Huy chương Vàng. Mặc dù vậy, đến bây giờ (sau gần ba năm), Quách Thị Lan chưa được trao Huy chương Vàng và mới chỉ nhận thông tin mình là nhà vô địch ASIAD 18-2018.

Tại SEA Games năm 2013 ở Myamnar, nữ tuyển thủ nội dung đi bộ 20km nữ Nguyễn Thị Thanh Phúc đã về hạng nhì và giành Huy chương Bạc khi thi đấu trong khi người vô địch là vận động viên chủ nhà Saw Mar Lar Nwe. Mặc dù vậy, sau gần một năm rưỡi, kết quả mẫu thử kiểm tra doping của Saw Mar Lar Nwe mới chính thức công bố dương tính và bị tước thành tích. Đến khi Thanh Phúc dự SEA Games năm 2015 tại Singapore, cô mới được trao lại Huy chương Vàng. Hai năm để biết được thông báo chính thức kết quả kiểm tra doping và nhận lại thành tích là quãng thời gian không ngắn.

Với các tuyển thủ đang trong nghi vấn có mẫu thử A dương tính doping tại SEA Games 31, khi thông báo chưa đưa ra thì kể như họ vẫn... an toàn. Nhưng chắc chắn một điều, các thông tin sơ bộ cá nhân nào ở trong nghi vấn đều được Ủy ban Olympic các quốc gia nắm được (kể cả với Việt Nam trong trường hợp tại SEA Games 31) nên nhà quản lý sẽ có phương án làm việc cụ thể nhất trước khi công bố rộng rãi trước dư luận.

Đội điền kinh Việt Nam tập huấn tại Thái Lan đã trở về nước ngày 15.9. Thành phần đội tập huấn gồm các tuyển thủ Nguyễn Thị Hằng, Hoàng Thị Ngọc, Nguyễn Thị Ngọc, Khuất Phương Anh, Quách Thị Lan, Nguyễn Thị Huyền, Quách Công Lịch, Lương Văn Thao, Lê Ngọc Phúc, Phan Khắc Hoàng, Trần Nhật Hoàng, Phan Thanh Bình, Nguyễn Hoài Văn, Lương Minh Sang, Nguyễn Văn Châu, Phạm Quỳnh Giang, Phạm Thị Diễm, Bùi Thị Ngân, Nguyễn Thị Hương và Trần Thị Duyên.

Trong số này, một số gương mặt từng dự SEA Games 31 và có Huy chương Vàng như Hoàng Thị Ngọc, Khuất Phương Anh, Quách Thị Lan, Nguyễn Hoài Văn, Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Thị Hằng.

Hoài Việt
TIN LIÊN QUAN

Cựu VĐV Hoàng Anh Tuấn: "Vận động viên Việt Nam chủ quan nên dính doping"

Thanh Vũ |

Là người từng bị cấm thi đấu vì liên quan đến doping, cựu vận động viên Hoàng Anh Tuấn cho rằng, các vận động viên cần cẩn thận và không được chủ quan để tránh những tình huống đáng tiếc.

Sự việc doping ở SEA Games 31: Làm rõ trách nhiệm các cá nhân liên quan

Hoài Việt |

Trước khi thông tin cá nhân nào có mẫu thử dương tính với chất cấm (doping) tại SEA Games 31 chính thức được công bố, vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý là làm rõ trách nhiệm với những cá nhân có liên quan.

Hệ lụy nào nếu có vận động viên dính doping?

Hoài Việt |

Thông tin đang được quan tâm là có hay không vận động viên thể thao Việt Nam tại SEA Games 31 có mẫu thử dương tính với chất cấm (doping). Và với những tuyển thủ vi phạm điều này, họ phải đánh đổi nhiều thứ không chỉ là án phạt cấm thi đấu mà còn cả sự ảnh hưởng tâm lý suốt sự nghiệp.

Thể thao Việt Nam và doping: Không để “chết vì thiếu hiểu biết”

TAM NGUYÊN |

Phần nhiều những vụ doping của các vận động viên Việt Nam được lý giải là “thiếu hiểu biết”.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cựu VĐV Hoàng Anh Tuấn: "Vận động viên Việt Nam chủ quan nên dính doping"

Thanh Vũ |

Là người từng bị cấm thi đấu vì liên quan đến doping, cựu vận động viên Hoàng Anh Tuấn cho rằng, các vận động viên cần cẩn thận và không được chủ quan để tránh những tình huống đáng tiếc.

Sự việc doping ở SEA Games 31: Làm rõ trách nhiệm các cá nhân liên quan

Hoài Việt |

Trước khi thông tin cá nhân nào có mẫu thử dương tính với chất cấm (doping) tại SEA Games 31 chính thức được công bố, vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý là làm rõ trách nhiệm với những cá nhân có liên quan.

Hệ lụy nào nếu có vận động viên dính doping?

Hoài Việt |

Thông tin đang được quan tâm là có hay không vận động viên thể thao Việt Nam tại SEA Games 31 có mẫu thử dương tính với chất cấm (doping). Và với những tuyển thủ vi phạm điều này, họ phải đánh đổi nhiều thứ không chỉ là án phạt cấm thi đấu mà còn cả sự ảnh hưởng tâm lý suốt sự nghiệp.

Thể thao Việt Nam và doping: Không để “chết vì thiếu hiểu biết”

TAM NGUYÊN |

Phần nhiều những vụ doping của các vận động viên Việt Nam được lý giải là “thiếu hiểu biết”.