Trần Lê Quốc Toàn: Nếu có huy chương sớm 9 năm trước, cuộc đời đã khác

HOÀI VIỆT |

Cựu lực sĩ Trần Lê Quốc Toàn không tham dự Olympic Tokyo 2020. Tuy nhiên, chàng trai người Đà Nẵng là câu chuyện đáng được nhắc đến cho tất cả vận động viên khi thành tích được trao lại nhờ hưởng lợi từ việc đối thủ dính chất cấm (doping). Trần Lê Quốc Toàn đã nhận Huy chương Đồng Olympic sau 9 năm, kể từ Olympic London (Anh) 2012 qua việc được đôn thứ hạng do người xếp trên bị tước thành tích do sử dụng chất cấm trong thể thao.

Tấm huy chương đến muộn

“Với tôi đây là một niềm hạnh phúc. Huy chương và đó là huy chương Olympic dù được trao muộn thì phần thưởng vẫn rất đáng giá rất cao quý. Cuối năm 2020 sau khi biết tin mình sẽ được đôn thành tích và nhận Huy chương Đồng từ kết quả năm 2012 do vận động viên đối thủ dính doping, quả thật lúc đó tôi không biết vui hay buồn. Vui vì đó là một sự may mắn và mình có thành tích. Nhưng, buồn một chút vì mình thấy đen đủi bởi nếu kết quả đó được ở chính thời điểm thi đấu Olympic năm 2012 tại Anh, mọi chuyện đã khác với bản thân tôi” - Trần Lê Quốc Toàn giãi bày khi được Ban tổ chức Cúp chiến thắng năm 2022 ghi nhận và tặng 25 triệu đồng dành cho cá nhân với kết quả huy chương Olympic tại ngày 22.9 vừa qua.

Ông Trần Đức Phấn - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao cho rằng, mọi kết quả đúng là sẽ khác nếu Trần Lê Quốc Toàn được biết sớm hơn thành tích của mình sẽ nhận khi đối thủ dính án doping. Xung quanh câu chuyện doping của thể thao vẫn có nhiều điều để người làm chuyên môn phải suy nghĩ.

Quốc Toàn đã hai lần dự Olympic vào năm 2012 tại London (Anh) và 2016 tại Rio de Janeiro (Brazil). Một thời gian dài đã vắng bóng trên truyền thông từ sau Olympic năm 2016, bỗng chốc, tuyển thủ người Đã Nẵng được mọi người quan tâm khi góp mặt tại Lễ xuất quân của đoàn thể thao Việt Nam dự Olympic Tokyo 2020 trong năm 2021 nhận huy chương tại Hà Nội. Tuy nhiên, khoảnh khắc đó sẽ chỉ là một thời điểm nhất định mang dấu kỷ niệm và sẽ sớm đi qua vì Quốc Toàn hiện tại đã ở tuổi 33, không còn là vận động viên trọng điểm, bước qua đỉnh cao phong độ và toàn tâm vào công tác huấn luyện vận động viên trẻ.

“Tôi đang vừa tập luyện thi đấu và tham gia huấn luyện cho đơn vị chủ quản Đà Nẵng. Công việc mới lúc này là hỗ trợ thêm các huấn luyện viên đào tạo vận động viên cử tạ tuyến trẻ. Đã có em ra thi đấu giải trẻ trong nước, tuy nhiên bản thân tôi mới tham gia công việc nên còn cần tích lũy nhiều. Vào thời gian có giải, tôi vẫn tập luyện, lên sàn tranh tài để kiếm thành tích cho địa phương cũng như có tiền giải thưởng cho cuộc sống. Đại hội Thể thao toàn quốc lần 9-2022, tôi còn thi đấu” - Trần Lê Quốc Toàn cho biết.

Cuộc đời đã khác, nếu...

Giai đoạn 2012, thể thao Việt Nam rất “khát” huy chương Olympic và Trần Lê Quốc Toàn được nhắm định chắc chắn phải giành được huy chương ở London (Anh). Nếu lực sĩ của Việt Nam đã được ghi nhận kết quả Huy chương Đồng Olympic sớm hơn 9 năm, rõ ràng cuộc đời chàng đô cử người Đà Nẵng phần nào thay đổi tươi sáng hơn - như chính sự giãi bày. Quốc Toàn tin rằng, những sự đầu tư chuyên môn và chế độ về công việc, thu nhập cho mình sẽ khác. Còn bây giờ, Trần Lê Quốc Toàn ngoài tập luyện, tham gia công tác trợ giáo huấn luyện, kiếm thêm thu nhập nuôi vợ con từ việc mở một phòng tập tạ tại Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).

8 tuổi, Trần Lê Quốc Toàn đã là một trong những lao động đi làm tại một xưởng khắc đá ở làng Non Nước (Đà Nẵng) kiếm tiền phụ thêm ba mẹ vì hoàn cảnh gia đình khó khăn. Nhắc về Quốc Toàn, bạn bè và huấn luyện viên tại Đà Nẵng đều nhận xét đó là chàng trai hiền lành, ít nói nhưng rất cần cù ở bất kể công việc nào. Toàn từng kể, ở giai đoạn làm việc tại xưởng đá, mức lương tháng chưa đến một triệu đồng nhưng đó là một khoản tự mình làm để đưa mẹ chạy chợ, thêm tiền chữa bệnh cho ba. Cơ duyên đến với cử tạ của Trần Lê Quốc Toàn rất tình cờ sau khi biết thông tin Trung tâm huấn luyện Thể dục Thể thao Đà Nẵng tuyển vận động năng khiếu đã xin ba mẹ đến thử sức và được nhận.

Thời gian đầu, mọi thứ không dễ dàng. Nhà cách xa nơi tập luyện, hằng ngày Quốc Toàn dậy sớm từ bốn giờ sáng đạp xe đến nơi tập rồi kết thúc ngày lại đạp xe về. Lúc có thời gian rỗi, Quốc Toàn vẫn kiếm việc làm thêm kiếm tiền gửi mẹ chi phí cuộc sống. Bước ngoặt sự nghiệp của Trần Lê Quốc Toàn là thành tích giành Huy chương Vàng giải vô địch trẻ quốc gia trên sàn đấu ở Hải Dương năm 2005, từ đó đô cử này được nhà quản lý cử tạ địa phương quan tâm hơn.

Cứ thế, sự trưởng thành của Quốc Toàn được ghi nhận qua thành tích trong nước, giải Châu Á và SEA Games rồi vượt lên là niềm hy vọng số một cho thể thao Việt Nam tại hạng 56kg ở Olympic năm 2012. Sau kỳ Olympic tại Anh, trước sự cạnh tranh quyết liệt từ Thạch Kim Tuấn trong cùng hạng đấu, Quốc Toàn vẫn bền bỉ duy trì thành tích rồi giành vé chính thức dự Olympic năm 2016 và xếp hạng tư chung cuộc, còn Kim Tuấn rơi tạ không có kết quả.

Một chuyên gia cử tạ từng phân tích, Trần Lê Quốc Toàn không phải người vượt trội về hình thể cũng như cấu trúc xương thiên bẩm dành cho người thi đấu cử tạ, nhưng lực sĩ này bù lại bằng ý chí và sự cần cù để tạo thành công...

Trần Lê Quốc Toàn chia sẻ: “Doping là điều không ai muốn xảy ra tại bất kỳ giải đấu nào và tôi cũng mong tất cả vận động viên của thể thao Việt Nam không ai bị dương tính doping và ảnh hưởng tới chuyên môn của họ”.

HOÀI VIỆT
TIN LIÊN QUAN

Sự vụ các vận động viên nghi vấn dính doping: Tránh nhiễu thông tin!

HOÀI VIỆT |

Lãnh đạo ngành thể thao khẳng định chỉ công bố thông tin về các trường hợp đang nằm trong nghi vấn có mẫu thử dương tính với chất cấm (doping) nếu có văn bản chính thức từ tổ chức phòng chống doping quốc tế - WADA. Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra là ngành thể thao sẽ xử lý ra sao với các trường hợp nghi vấn khi họ vẫn đủ điều kiện dự Đại hội thể thao toàn quốc 2022.

Góc nhìn thể thao 80: Doping và ý thức vận động viên, huấn luyện viên

Nhóm PV |

Sự vụ các trường hợp nghi vấn dương tính với chất cấm (doping) của thể thao Việt Nam tại SEA Games 31 đang chờ thông tin xác đáng nhất của cấp quản lý ngành thể thao. Thực tế, trả lời cho câu hỏi “làm thế nào để không xảy ra doping?” là bài toán nan giải. Giáo dục ý thức cho các vận động viên luôn là gốc của vấn đề... Góc nhìn thể thao có cuộc trò chuyện với Tiến sĩ Dương Đức Thuỷ - nguyên Trưởng bộ môn điền kinh (Vụ thể thao thành tích cao I, Tổng cục TDTT).

Tổng cục TDTT: Chưa có thông báo của WADA về VĐV SEA Games 31 dính doping

AN NGUYÊN |

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao Trần Đức Phấn cho biết, đến thời điểm hiện tại chưa nhận được thông báo chính thức nào từ Cơ quan phòng chống doping thế giới (WADA) liên quan đến sự việc một số vận động viên VIệt Nam nghi dính chất cấm (doping) tại SEA Games 31.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

Sự vụ các vận động viên nghi vấn dính doping: Tránh nhiễu thông tin!

HOÀI VIỆT |

Lãnh đạo ngành thể thao khẳng định chỉ công bố thông tin về các trường hợp đang nằm trong nghi vấn có mẫu thử dương tính với chất cấm (doping) nếu có văn bản chính thức từ tổ chức phòng chống doping quốc tế - WADA. Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra là ngành thể thao sẽ xử lý ra sao với các trường hợp nghi vấn khi họ vẫn đủ điều kiện dự Đại hội thể thao toàn quốc 2022.

Góc nhìn thể thao 80: Doping và ý thức vận động viên, huấn luyện viên

Nhóm PV |

Sự vụ các trường hợp nghi vấn dương tính với chất cấm (doping) của thể thao Việt Nam tại SEA Games 31 đang chờ thông tin xác đáng nhất của cấp quản lý ngành thể thao. Thực tế, trả lời cho câu hỏi “làm thế nào để không xảy ra doping?” là bài toán nan giải. Giáo dục ý thức cho các vận động viên luôn là gốc của vấn đề... Góc nhìn thể thao có cuộc trò chuyện với Tiến sĩ Dương Đức Thuỷ - nguyên Trưởng bộ môn điền kinh (Vụ thể thao thành tích cao I, Tổng cục TDTT).

Tổng cục TDTT: Chưa có thông báo của WADA về VĐV SEA Games 31 dính doping

AN NGUYÊN |

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao Trần Đức Phấn cho biết, đến thời điểm hiện tại chưa nhận được thông báo chính thức nào từ Cơ quan phòng chống doping thế giới (WADA) liên quan đến sự việc một số vận động viên VIệt Nam nghi dính chất cấm (doping) tại SEA Games 31.