Thể thao Việt Nam sau Olympic Tokyo cần thay đổi tư duy đầu tư

Đăng Huỳnh |

Đoàn thể thao Việt Nam đã không thể hoàn thành mục tiêu có huy chương ở Olympic Tokyo 2020. Một lần nữa, vấn đề đầu tư cho các môn thể thao trọng điểm lại được đặt ra cho những nhà quản lý.

Vai trò của ngân sách

Trong tổng số tiền Trung ương chi thường xuyên cho sự nghiệp của Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch, riêng lĩnh vực thể thao được chi tăng liên tiếp trong 3 năm từ 2019-2021 với các mức là 572 tỉ đồng, 780 tỉ đồng và 857 tỉ đồng.

Ngân sách chi thường xuyên cho hoạt động thể dục thể thao chủ yếu được chi vào các hạng mục tiền ăn và tiền công của vận động viên, huấn luyện viên; tiền thuê huấn luyện viên, chuyên gia nước ngoài; kinh phí tổ chức các giải đấu thể thao; tiền mua sắm trang thiết bị tập luyện và thi đấu; chi phí đi tập huấn nước ngoài cho các đội tuyển; tiền chi trả lương cho bộ máy ngành Thể thao… Dù nhu cầu là rất lớn nhưng nguồn kinh phí này đã đáp ứng cơ bản cho các hoạt động thể thao.

Trong đó, theo nghị định 152 của Chính phủ, huấn luyện viên trưởng các đội tuyển quốc gia nhận lương 505.000 đồng/người/ngày, huấn luyện viên là 375.000 đồng/người/ngày. Các vận động viên đội tuyển quốc gia nhận 270.000 đồng/người/ngày, còn đội tuyển trẻ quốc gia nhận 215.000 đồng/người/ngày. Theo thông tư 86 của Bộ Tài chính, từ 1.1.2021, tiền ăn của các vận động viên đội tuyển quốc gia và đội trẻ quốc gia được hưởng là 320.000 đồng/người/ngày. Đây là mức ăn đã được tăng lên so với trước đây. Các vận động viên được đầu tư trọng điểm sẽ có mức ăn cao hơn.

Đây được xem là sự quan tâm lớn của Nhà nước cho lĩnh vực thể thao. Và điều này đã góp phần vào những thành quả lớn trong 5 năm qua của ngành Thể thao. Chúng ta lần đầu tiên có Huy chương Vàng Olympic Tokyo 2016, đứng thứ 17 ASIAD 2018 và xếp thứ 2 SEA Games 2019. Đặc biệt, bóng đá nam đã có những bước tiến vượt trội khi luôn duy trì top 100 thế giới. U.23 Việt Nam giành Huy chương Bạc U.23 Châu Á 2018, hạng tư ASIAD 2018. Đội tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup 2018, vào tứ kết Asian Cup 2019 và mới nhất là lọt vào vòng loại thứ 3 World Cup 2022.

Cần kêu gọi các nguồn lực xã hội

Nhìn vào ngân sách nhà nước chi cho ngành Thể thao có tăng theo hằng năm, đó cũng là một tín hiệu tích cực. Nhưng để thể thao phát triển mạnh hơn nữa, cần để sự huy động các nguồn lực xã hội tham gia. Đơn cử như câu chuyện thu nhập của vận động viên, nếu trừ chi phí tiền ăn, mỗi vận động viên sẽ lĩnh khoảng 7 triệu đồng/tháng. Đây là con số khiêm tốn so với mặt bằng xã hội. Các vận động viên chỉ có thêm thu nhập khi có thành tích nhờ tiền thưởng huy chương theo quy định và những khoản thưởng “nóng” từ các nhà tài trợ. Nhưng để có thành tích mang tính bền vững, cần có những doanh nghiệp đầu tư từ đầu. Điều này phụ thuộc lớn vào các hoạt động của các liên đoàn thể thao, các bộ môn.

Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) là một trong những đơn vị huy động rất tốt các nguồn lực xã hội. Điều này đến từ việc bóng đá là môn nhận được nhiều sự quan tâm. Bên cạnh đó, những thành tích ở các năm gần đây cũng khiến cho VFF dễ dàng trong khâu tìm kiếm nguồn lực tài trợ. Thậm chí VFF còn huy động cả nguồn lực xã hội trả những mức lương khổng lồ cho huấn luyện viên Park Hang-seo và đội ngũ trợ lý người Hàn Quốc lên đến cả trăm nghìn USD/tháng. Với nhiều các liên đoàn và bộ môn khác, việc tìm kiếm nguồn lực tài trợ gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, việc kêu gọi các nguồn lực xã hội hoá đầu tư, phát triển thể thao cũng không phải vấn đề có thể triển khai dễ dàng. Đơn cử như nâng cấp sân vận động Mỹ Đình chuẩn bị cho SEA Games 31, chúng tôi có đặt vấn đề với ông Nguyễn Trọng Hổ - Giám đốc Khu LHTTQG Mỹ Đình về đề xuất nâng cấp sân Mỹ Đình từ 40.000 lên 60.000 chỗ ngồi. Tuy nhiên, vấn đề nâng cấp khán đài phụ thuộc nhiều vào kinh phí nâng cấp, sửa chữa. Việc huy động các nguồn lực xã hội hoá hoàn toàn có thể, tuy nhiên, sân Mỹ Đình là tài sản nhà nước quản lý, nên cần xin được chủ trương.

Đoàn thể thao Việt Nam đã không thể hoàn thành mục tiêu có huy chương ở Olympic Tokyo 2020. Đây cũng là dịp để chúng ta nhìn nhận về vấn đề đầu tư cho thể thao thành tích cao ở các sân chơi châu lục và thế giới. Những bài toán hoạch định chiến lược lại được đặt ra cho những nhà quản lý. Ngoài ngân sách, ngành Thể thao cần huy động các nguồn lực xã hội hoá để đầu tư cho các môn thể thao trọng điểm. Bên cạnh đó là một kế hoạch rõ ràng trong định hướng, tránh những bài học đáng tiếc...

Đăng Huỳnh
TIN LIÊN QUAN

Vì sao thể thao Việt Nam không giành được huy chương Olympic Tokyo 2020?

PHẠM ĐÌNH |

Trưởng đoàn thể thao Việt Nam Trần Đức Phấn đã có những chia sẻ về thành tích của các vận động viên ở Olympic Tokyo 2020.

Quách Thị Lan nói gì khi vào bán kết 400m rào nữ Olympic Tokyo 2020?

PHẠM ĐÌNH |

Quách Thị Lan cho biết lọt vào bán kết Olympic Tokyo 2020 với 55 giây 71 nội dung 400m rào nữ là 1 trong 2 thành tích tốt nhất trong cuộc đời vận động viên của cô.

Nguyễn Huy Hoàng dừng bước ở vòng loại 1.500m tự do tại Olympic Tokyo 2020

MINH PHONG |

Thêm một lần nữa Nguyễn Huy Hoàng bị loại ở nội dung bơi 1.500m tự do tại Olympic Tokyo 2020 với thành tích 15 phút 0,24 giây.

6 đội tuyển của đoàn thể thao Việt Nam dự Olympic Tokyo về nước

PHẠM ĐÌNH |

6 đội tuyển của đoàn thể thao Việt Nam đã lên đường trở về nước, kết thúc hành trình thi đấu tại Olympic Tokyo 2020.

24 giờ nhớ đời của khách Tây đi xe giường nằm từ Việt Nam sang Lào

Thúy Ngọc |

Thay vì bay một tiếng từ Việt Nam sang Lào, Hannah đi xe giường nằm với hành trình kéo dài 24 tiếng. Dẫu có những thời điểm lo sợ thót tim, nhưng cô không hối hận với lựa chọn của mình.

Chủ tịch TPHCM báo cáo Thủ tướng về giải ngân thấp, xin hạ một bậc thi đua

MINH QUÂN |

Trước việc TPHCM giải ngân đầu tư công chỉ đạt 71,3% trong năm 2022, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và đề xuất hạ một bậc thi đua.

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu cán bộ không đi lễ hội trong giờ hành chính

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính; không sử dụng xe công đi lễ hội, trừ trường hợp thực thi nhiệm vụ.

3 lý do khiến VN-Index giảm sốc đầu tuần, nhóm bất động sản sàn la liệt

Đức Mạnh |

Nhóm bất động sản hôm nay diễn biến kém khả quan, kéo VN-Index lùi sâu dưới tham chiếu. Toàn thị trường ghi nhận số mã giảm gấp hơn 3 lần số mã tăng, 75 cổ phiếu bám sàn.

Vì sao thể thao Việt Nam không giành được huy chương Olympic Tokyo 2020?

PHẠM ĐÌNH |

Trưởng đoàn thể thao Việt Nam Trần Đức Phấn đã có những chia sẻ về thành tích của các vận động viên ở Olympic Tokyo 2020.

Quách Thị Lan nói gì khi vào bán kết 400m rào nữ Olympic Tokyo 2020?

PHẠM ĐÌNH |

Quách Thị Lan cho biết lọt vào bán kết Olympic Tokyo 2020 với 55 giây 71 nội dung 400m rào nữ là 1 trong 2 thành tích tốt nhất trong cuộc đời vận động viên của cô.

Nguyễn Huy Hoàng dừng bước ở vòng loại 1.500m tự do tại Olympic Tokyo 2020

MINH PHONG |

Thêm một lần nữa Nguyễn Huy Hoàng bị loại ở nội dung bơi 1.500m tự do tại Olympic Tokyo 2020 với thành tích 15 phút 0,24 giây.

6 đội tuyển của đoàn thể thao Việt Nam dự Olympic Tokyo về nước

PHẠM ĐÌNH |

6 đội tuyển của đoàn thể thao Việt Nam đã lên đường trở về nước, kết thúc hành trình thi đấu tại Olympic Tokyo 2020.