Sự minh bạch, quá khứ và hiện tại

Lê Vinh |

Cứ như thể một cơn đau mãn tính, thể thao Việt Nam chào năm mới 2024 với câu chuyện mà không biết đã là lần thứ bao nhiêu, lời cảnh tỉnh được đưa ra.

Nửa cuối năm ngoái, thể thao Việt Nam xôn xao vụ việc xảy ra ở đội bóng bàn trẻ quốc gia, nơi các vận động viên bị cắt xén tiền ăn. Sự việc được giải quyết và dần không còn được nhắc đến nữa. Nhưng cuối cùng, ngay đầu năm 2024, vấn đề được khơi lại như một sự gạch nối với sự vụ tiếp theo của nền thể thao nước nhà - lần này là ở đội Thể dục dụng cụ.

Vận động viên lần lượt tung ra thông tin, bằng chứng về chuyện phải chia tiền thưởng cho huấn luyện viên, vì việc làm tắc trách của những người huấn luyện trong một lần vận động viên xin nghỉ phép mà khi trở về lại dính vào rắc rối.

Vận động viên quyết định giải nghệ, huấn luyện viên bị xử lý bước đầu vì tính chất của câu chuyện, cơ quan quản lý ngành thể thao cũng đã vào cuộc, với thông tin gửi đi cho báo chí, truyền thông. Dẫu vậy, liệu có ai cảm thấy thực sự nhẹ lòng với những thông tin được phát đi?

Có thể hiểu rằng, cơ quan quản lý ngành hướng đến việc giải thích câu chuyện “hậu quả” - là việc vận động viên không được triệu tập lên đội tuyển quốc gia, là “đúng thủ tục” của các bộ phận liên quan, nhưng rõ ràng, mọi người muốn biết vì sao câu chuyện xảy ra trong nhiều năm mà đến bây giờ mới bung bét ra như vậy?

Luôn có sự khác biệt giữa hiện tại và quá khứ trong những vấn đề như vậy. Các vận động viên của đội Thể dục dụng cụ hiện tại thì khẳng định: “Không có huấn luyện viên nào thu tiền vận động viên từ trước đến nay”, nhưng ngoài Như Phương - người tiết lộ vấn đề, còn một số cựu tuyển thủ của đội tuyển quốc gia lại nói rằng “có”.

Theo một cách hiểu, đó là chuyện “luật bất thành văn” và cũng có thể hướng đến việc “cắt phế”, thu quỹ để phục vụ cho những hoạt động khác (vì lợi ích của chính vận động viên) nhưng yếu tố “không minh bạch” tạo nên sự bức xúc. Mà khi bức xúc nín nhịn trong thời gian dài, việc có bị bung ra vào lúc nào đó là hoàn toàn dễ hiểu.

Hãy nhớ rằng, chuyện chưa dừng lại ở việc “cắt phế tiền thưởng”, bởi những thông tin tiếp theo (khai khống để nhận thêm tiền chế độ) cần được xác minh, kiểm chứng. Vậy nên, khi không có sự minh bạch và trong sáng trong tư tưởng, mọi điều tốt đẹp của hiện tại dễ lại trở thành điều ngược lại khi hiện tại đã là quá khứ.

Lê Vinh
TIN LIÊN QUAN

Cơ sở để thể thao Việt Nam giành 15 suất dự Olympic 2024

HOÀI VIỆT |

Thể thao Việt Nam vẫn đang nỗ lực giành từ 12 đến 15 suất chính thức dự Olympic Paris (Pháp) 2024.

Thể thao Việt Nam xác định nhiệm vụ trọng tâm năm 2024

HOÀI VIỆT |

Chuyên gia thể thao Nguyễn Hồng Minh (nguyên Vụ trưởng Vụ thể thao thành tích cao 1 - Tổng cục Thể dục Thể thao), nêu quan điểm rằng, thể thao thành tích cao là hoạt động cần một quá trình thời gian, có sự tích lũy chứ không phải nhất thời. Do đó, thể thao Việt Nam cần phải bắt tay vào công tác chuyên môn năm 2024 ngay từ lúc này.

Thể thao Việt Nam được hỗ trợ di chuyển trong 4 năm tới

AN NGUYÊN |

Đoàn thể thao Việt Nam, các đội tuyển quốc gia sẽ được hỗ trợ đưa đón, di chuyển khi tham dự các sự kiện thể thao, Đại hội quốc tế cũng như các đợt tập huấn nước ngoài giai đoạn 2024-2028.

Thể thao Việt Nam phấn đấu giành thêm 10-12 suất dự Olympic 2024

AN NGUYÊN |

Ngoài bắn súng, xe đạp và bơi đã có 3 suất chính thức dự Olympic Paris 2024, thể thao Việt Nam phấn đấu giành thêm 10-12 suất ở một số môn như cầu lông, bắn cung, taekwondo, boxing...

Thể thao Việt Nam cần cải thiện công tác đào tạo vận động viên từ cấp địa phương

AN NGUYÊN |

Thể thao Việt Nam muốn hướng đến thành tích cao tại ASIAD, Olympic, trước hết cần tập trung chấn chỉnh công tác đào tạo từ địa phương, ngành đến đội tuyển quốc gia, đặc biệt là quy trình tuyển chọn đào tạo mang tính hệ thống, bố trí điểm tập huấn, tập luyện...

Thể thao Việt Nam cần 6.000 tỉ đồng để nâng cao thành tích ở ASIAD, Olympic

AN NGUYÊN |

Nguồn kinh phí để thể thao Việt Nam phát triển trong giai đoạn 2024-2030 là khoảng 6.000 tỉ đồng, nhằm cải thiện công tác huấn luyện, chuyên môn của vận động viên, nâng cao thành tích tại ASIAD và Olympic.

Thể thao Việt Nam đã có bao nhiêu suất dự Olympic Paris 2024?

AN NGUYÊN |

Tính đến thời điểm hiện tại, thể thao Việt Nam mới chỉ có 3 suất dự Olympic Paris 2024, thấp hơn so với Thái Lan, Singapore hay Malaysia.

Bảo hiểm Agribank báo lãi lớn, 78% tổng tài sản gửi ngân hàng

Minh Ánh - Quang Dân |

Trong năm 2023, lợi nhuận của Bảo hiểm Agribank chủ yếu đến từ hoạt động đầu tư, chứ không tới từ hiệu quả kinh doanh bảo hiểm gốc.

Cơ sở để thể thao Việt Nam giành 15 suất dự Olympic 2024

HOÀI VIỆT |

Thể thao Việt Nam vẫn đang nỗ lực giành từ 12 đến 15 suất chính thức dự Olympic Paris (Pháp) 2024.

Thể thao Việt Nam xác định nhiệm vụ trọng tâm năm 2024

HOÀI VIỆT |

Chuyên gia thể thao Nguyễn Hồng Minh (nguyên Vụ trưởng Vụ thể thao thành tích cao 1 - Tổng cục Thể dục Thể thao), nêu quan điểm rằng, thể thao thành tích cao là hoạt động cần một quá trình thời gian, có sự tích lũy chứ không phải nhất thời. Do đó, thể thao Việt Nam cần phải bắt tay vào công tác chuyên môn năm 2024 ngay từ lúc này.

Thể thao Việt Nam được hỗ trợ di chuyển trong 4 năm tới

AN NGUYÊN |

Đoàn thể thao Việt Nam, các đội tuyển quốc gia sẽ được hỗ trợ đưa đón, di chuyển khi tham dự các sự kiện thể thao, Đại hội quốc tế cũng như các đợt tập huấn nước ngoài giai đoạn 2024-2028.

Thể thao Việt Nam phấn đấu giành thêm 10-12 suất dự Olympic 2024

AN NGUYÊN |

Ngoài bắn súng, xe đạp và bơi đã có 3 suất chính thức dự Olympic Paris 2024, thể thao Việt Nam phấn đấu giành thêm 10-12 suất ở một số môn như cầu lông, bắn cung, taekwondo, boxing...

Thể thao Việt Nam cần cải thiện công tác đào tạo vận động viên từ cấp địa phương

AN NGUYÊN |

Thể thao Việt Nam muốn hướng đến thành tích cao tại ASIAD, Olympic, trước hết cần tập trung chấn chỉnh công tác đào tạo từ địa phương, ngành đến đội tuyển quốc gia, đặc biệt là quy trình tuyển chọn đào tạo mang tính hệ thống, bố trí điểm tập huấn, tập luyện...

Thể thao Việt Nam cần 6.000 tỉ đồng để nâng cao thành tích ở ASIAD, Olympic

AN NGUYÊN |

Nguồn kinh phí để thể thao Việt Nam phát triển trong giai đoạn 2024-2030 là khoảng 6.000 tỉ đồng, nhằm cải thiện công tác huấn luyện, chuyên môn của vận động viên, nâng cao thành tích tại ASIAD và Olympic.

Thể thao Việt Nam đã có bao nhiêu suất dự Olympic Paris 2024?

AN NGUYÊN |

Tính đến thời điểm hiện tại, thể thao Việt Nam mới chỉ có 3 suất dự Olympic Paris 2024, thấp hơn so với Thái Lan, Singapore hay Malaysia.