Từ chuyện CLB Than Quảng Ninh bị nợ tiền:

Quả bóng trách nhiệm và tính cấp thiết của Hiệp hội cầu thủ Việt Nam

HOÀI MINH |

Sự vụ các cầu thủ Than Quảng Ninh bị nợ lương suốt 8 tháng chỉ là “giọt nước tràn ly”, chỉ ra nhiều mặt hạn chế trong bảo vệ quyền lợi cầu thủ và nhắc lại tính cấp thiết của việc thành lập Hiệp hội cầu thủ chuyên nghiệp Việt Nam.

1. Trận đấu giữa Hà Nội và Than Quảng Ninh trong khuôn khổ vòng 9 LS V.League 2021 suýt chút nữa không thể diễn ra, khi hầu hết các trụ cột của đội bóng đất Mỏ đòi dừng thi đấu ngay lập tức, không di chuyển lên Hà Nội và thậm chí muốn kết thúc hợp đồng sau giai đoạn 1.

Đó là động thái quyết liệt, sau khi nhiều cầu thủ đã chịu cảnh “ăn bám gia đình” suốt 8 tháng gần nhất. Chờ đợi và vẫn ra sân đá hết mình, đó là điều duy nhất để các cầu thủ Than Quảng Ninh có thể làm trước khi đăng tâm thư “đòi nợ” lên Facebook hôm 9.4. Hành động ấy lần đầu tiên diễn ra trong lịch sử bóng đá Việt Nam. Đâu đó, có một sự chuyên nghiệp vỏ bọc để che giấu đi những cái thiếu chuyên nghiệp khác. Chuyên nghiệp là nằm ở cầu thủ, còn thiếu chuyên nghiệp là ở các cơ quan chức năng.

Trước động thái cứng rắn của đại bộ phận cầu thủ Quảng Ninh và cả sức ép truyền thông, VPF - đơn vị tổ chức các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam đã gửi văn bản yêu cầu câu lạc bộ Than Quảng Ninh giải trình vụ việc. Với tư cách là tổ chức cao nhất điều hành cả nền bóng đá, VFF cũng có thẩm quyền xử lý vụ việc, có thể phạt nặng câu lạc bộ Than Quảng Ninh, miễn sao không đi ngược lại với điều lệ FIFA ban hành. Thế nhưng đổi lại là sự im lặng.

Câu chuyện đội bóng nợ lương cầu thủ, nhân viên... ở V.League không mới. Thậm chí, từng có nhiều cuộc đình công, hay chuyện các cầu thủ kéo nhau đi “đòi nợ” lãnh đạo câu lạc bộ. Thế nhưng kéo dài đến 8 tháng còn tiền thưởng, lót tay đến 2 năm như ở Than Quảng Ninh thì chưa từng có. Bằng một cách nào đó, đội bóng đất Mỏ vẫn vượt qua vòng thẩm định của VFF, VPF để khẳng định đủ điều kiện tài chính trong cuộc chơi bóng đá chuyên nghiệp 2021, dù còn “đống nợ” từ tận năm 2019.

Vấn đề chi trả lương thưởng vốn là chuyện riêng của câu lạc bộ. Nhưng khi biến cố của Than Quảng Ninh đe dọa tới tính toàn vẹn của V.League 2021, thậm chí dẫn tới nhiều hệ lụy lâu dài. Đó đã không còn là câu chuyện của riêng ai, mà đặt ra câu hỏi về tính chặt chẽ của quy trình vận hành giải đấu.

2. Thực tế đặt ra, các cầu thủ Việt Nam thực sự cần một tổ chức đứng ra bảo vệ quyền lợi cho họ, đặt những lợi ích cơ bản của cầu thủ làm tôn chỉ hoạt động. Ở Châu Âu, người ta thấy Hiệp hội cầu thủ Anh (PFA) đang làm rất tốt nhiệm vụ này, bất chấp những xung đột quyền lợi và thái độ “khó chịu” từ những câu lạc bộ, thậm chí cả Liên đoàn bóng đá cùng bộ phận Chính phủ Anh.

Có một ví dụ nói lên quyền hạn và trách nhiệm của PFA, cũng là một tiền lệ đối chiếu để Than Quảng Ninh nhìn vào. Hồi đầu tháng 4.2020, khi dịch COVID-19 làm chao đảo xứ sương mù, các câu lạc bộ trong hoàn cảnh khó khăn ép buộc các cầu thủ phải giảm lương. PFA vào cuộc và là bên đầu tiên dám nói “không” khi nhận thấy các câu lạc bộ còn đủ sức chi trả cho toàn bộ nhân viên và cầu thủ. Theo PFA, các đội bóng Premier League khi đó đã lợi dụng gói trợ cấp của Chính phủ và dùng giới cầu thủ như “bia đỡ đạn”.

Đến khi các câu lạc bộ đưa ra đề nghị thành lập quỹ 125 triệu bảng giúp các hạng đấu thấp và quyên góp 20 triệu bảng cho NHS (Dịch vụ y tế Quốc gia), họ lại càng nhận được ủng hộ từ Bộ Y tế cùng các cơ quan ban ngành Anh. Song, điều đó cũng không khiến PFA chùn bước, bởi tổ chức này nhanh chóng nhận ra, những gì cho đi chưa chắc nhiều hơn giới chủ nhận lại.

“Mồi lửa” bùng lên khi tiền vệ Kevin De Bruyne của Manchester City, đội trưởng của Watford - Troy Deeney và đội trưởng đội West Ham - Mark Noble dẫn đầu một nhóm cầu thủ từ chối việc giảm 30% tiền lương. PFA đứng phía sau và chuẩn bị đủ các số liệu để chứng minh, giảm lương đồng nghĩa với chính phủ hao hụt tiền thuế và điều này vô hình chung làm các tổ chức như NHS mất đi một nguồn tiền.

3. Một lát cắt nhỏ để thấy PFA “cứng” và cần thiết đến thế nào. Giữa giai đoạn dịch khó khăn, chính tổ chức này là “tấm khiên” bảo vệ quyền lợi cho cầu thủ về mọi mặt, thậm chí không ngại đương đầu sức ép với các Bộ ban ngành Chính phủ. Vấn đề về cách làm, Hiệp hội cầu thủ Anh không chống đối nhưng họ có quyền phản biện và đưa ra bằng chứng để tìm hướng đi tốt nhất cho các bên.

Chuyện Than Quảng Ninh chỉ là sự vụ tràn ly, nói lên tính cấp thiết của Hiệp hội cầu thủ chuyên nghiệp Việt Nam. Đây là tổ chức độc lập để bảo vệ cầu thủ, không vướng vào những mối quan hệ trách nhiệm với câu lạc bộ, VPF hay VFF.

Ví như trường hợp 2 cầu thủ Nguyễn Ngọc Điểu và Nguyễn Đức Linh bị đội Cần Thơ thanh lý hợp đồng sai quy định (năm 2015). VFF đã vào cuộc và buộc đội bóng Tây Đô phải đền bù tiền cho hai cầu thủ này. Nhưng đến án phạt có phần vô lý của chính VFF dành cho 2 cầu thủ Huỳnh Quang Thanh và Nguyễn Minh Nhựt đội Long An, do sự cố trên sân Thống Nhất ở vòng 6 V.League 2017. Không ai có đứng lên giúp các cầu thủ kháng án cấm thi đấu 2 năm.

Ở vụ việc của Than Quảng Ninh, thông tin nợ lương đã có từ trước khi mùa giải khởi tranh nhưng VPF và VFF đã lựa chọn “làm ngơ” hoặc không thật quyết liệt. Điều này một phần cũng bởi bộ mặt chung của bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam. Phần thiệt cuối cùng rơi về phía cầu thủ.

Hiệp hội cầu thủ chuyên nghiệp Việt Nam với tính chất độc lập có thể giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, đó là viễn cảnh xa vời nếu mong muốn được như PFA của Anh. Nên nhớ, PFA được xem là một phần không thể thiếu, có mặt trong mọi cuộc họp và quyết định lớn của nền bóng đá xứ sương mù. Họ là thành viên quan trọng trong các cuộc bỏ phiếu.

Còn ở Việt Nam, việc thành lập Hiệp hội vẫn chỉ dừng ở bước hồ sơ mà cựu danh thủ Vũ Mạnh Hải từng nhắc với Lao Động. Và chính ông Hải cũng không thể theo đuổi ước mơ ấy khi ròng rã từ năm 2009 đến 2013-2014 không nhận được sự đồng ý.

HOÀI MINH
TIN LIÊN QUAN

Khi cầu thủ Than Quảng Ninh đã hết động lực chơi bóng

PHẠM ĐÌNH |

Trong trận đấu các cầu thủ hết động lực thi đấu, việc Than Quảng Ninh sớm nhận các trận thua dễ trước Hà Nội là điều dễ hiểu.

CLB Than Quảng Ninh “kêu cứu” và “bóng đá bao cấp” ở V.League

Đăng Huỳnh |

CLB Than Quảng Ninh đứng trước nguy cơ dừng hoạt động nếu không được hỗ trợ ngân sách từ địa phương. Đây là thực trạng chung của nhiều đội bóng ở V.League.

Chủ tịch CLB Than Quảng Ninh cân nhắc việc rút lui nếu không được hỗ trợ

ĐĂNG HUỲNH |

Chủ tịch Than Quảng Ninh, ông Phạm Thanh Hùng cân nhắc rút lui nếu đội bóng không có sự hỗ trợ của tỉnh.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Tiểu thương chợ hoa lớn nhất Hà Nội than ế ẩm ngày giáp Tết

MINH HÀ - DƯƠNG ANH |

Theo các tiểu thương bán hoa tại chợ Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội), năm nay giá hoa vẫn giữ mức ổn định, tăng cao nhất vào các ngày 29 và 30 Tết. Tuy nhiên, hàng hóa vẫn còn tiêu thụ chậm, chỉ bằng 50% so với mọi năm.

Những bản hợp đồng bom tấn tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Trước thềm mùa giải mới V.League 2023, các câu lạc bộ như Công an Hà Nội, Nam Định hay Thanh Hoá hoạt động rất tích cực trên thị trường chuyển nhượng với những bản hợp đồng "bom tấn" chất lượng.

Chứng khoán: Tiếp tục tăng lên ngưỡng kháng cự 1.100 điểm

Gia Miêu |

Việc thị trường vượt vùng tích lũy có thể là tín hiệu kỹ thuật khiến dòng tiền quay lại thị trường chứng khoán.

Thủ tướng Đức nêu điểm mạnh của tân Bộ trưởng Quốc phòng

Ngọc Vân |

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết kinh nghiệm dày dặn và “trái tim nhân hậu” của tân Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius khiến ông trở thành người phù hợp cho vai trò này.

Khi cầu thủ Than Quảng Ninh đã hết động lực chơi bóng

PHẠM ĐÌNH |

Trong trận đấu các cầu thủ hết động lực thi đấu, việc Than Quảng Ninh sớm nhận các trận thua dễ trước Hà Nội là điều dễ hiểu.

CLB Than Quảng Ninh “kêu cứu” và “bóng đá bao cấp” ở V.League

Đăng Huỳnh |

CLB Than Quảng Ninh đứng trước nguy cơ dừng hoạt động nếu không được hỗ trợ ngân sách từ địa phương. Đây là thực trạng chung của nhiều đội bóng ở V.League.

Chủ tịch CLB Than Quảng Ninh cân nhắc việc rút lui nếu không được hỗ trợ

ĐĂNG HUỲNH |

Chủ tịch Than Quảng Ninh, ông Phạm Thanh Hùng cân nhắc rút lui nếu đội bóng không có sự hỗ trợ của tỉnh.